1. Trang chủ /
  2. Pháp luật - Bạn đọc /
  3. Vụ bé trai 3 tuổi nghi bị ép hút ma túy: Hành vi vô nhân tính, vi phạm pháp luật

Vụ bé trai 3 tuổi nghi bị ép hút ma túy: Hành vi vô nhân tính, vi phạm pháp luật

thứ ba, 28/3/2023 10:21 GMT+07
Theo luật sư Lê Đức Thọ, những người gây ra hành vi trên có thể dối diện với khung hình phạt lên đến 20 năm tù theo quy định tại điều 257 Bộ Luật hình sự.
Vụ việc cháu bé 3 tuổi bị ép hút ma túy gây phẫn nộ cộng đồng mạng trong nhiều ngày nay.

Mới đây, nhiều diễn đàn mạng xã hội đang lan truyền 4 đoạn clip ngắn ghi lại cảnh một người đàn ông lớn tiếng mắng chửi, hành hạ một bé trai hơn 3 tuổi. Trong 1 clip khác, hình ảnh bé trai bị ép hút ma túy đá, bên cạnh có một người đàn ông châm lửa khiến cho cộng đồng mạng hết sức phẫn nộ.

vu be trai 3 tuoi nghi bi ep hut ma tuy hanh vi vo nhan tinh vi pham phap luat hinh 1
Vụ việc cháu bé 3 tuổi bị ép hút ma túy gây phẫn nộ cộng đồng mạng trong nhiều ngày nay.

Ngày 26/3/2023, Công an huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh đã phối hợp với các đơn vị liên quan và xác định địa điểm, bắt được hai người liên quan trong vụ việc bé trai bị bạo hành, nghi bị ép sử dụng ma túy.

Hai người này là Lê Văn Bậm (44 tuổi) và Nguyễn Thảo Nguyên (23 tuổi, trú quận Tân Bình). Công an bắt giữ hai người để làm rõ về hành vi bạo hành, cho bé trai 3 tuổi là con ruột của Nguyên sử dụng ma túy.

Có hành vi bị nghiêm cấm tuyệt đối

Trước vụ việc trên, luật sư Dương Lê Ước An, Chủ tịch Công ty Luật hợp danh Đại An Phát (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) đau xót chia sẻ: “Một cháu bé trai mới chỉ có hơn một tuổi cởi trần, mặc bỉm và bị một người đàn ông có những lời lẽ văng tục, ép buộc, đe dọa cháu bé phải sử dụng nghi là chất cấm, và đau lòng hơn nữa người ngồi cạnh bên quay lại clip đó lại là mẹ ruột của cháu bé…”.

vu be trai 3 tuoi nghi bi ep hut ma tuy hanh vi vo nhan tinh vi pham phap luat hinh 2
Luật sư Dương Lê Ước An, Chủ tịch Công ty Luật hợp danh Đại An Phát (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội).

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Dương Lê Ước An cho biết: “Theo quy định của hiến pháp thì trẻ em sinh ra được nhà nước, xã hội quan tâm, bảo vệ, chăm sóc và nghiêm cấm những hành vi sử dụng, ép buộc gây ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cháu bé. Đồng thời theo quy định của Luật Bảo vệ trẻ em năm 2016 cũng như Luật Phòng chống bạo lực gia đình, với hành vi nêu trên là nghiêm cấm tuyệt đối”.

“Với mức độ và hành vi nêu trên, tùy theo tính chất mức độ mà cơ quan chức năng xem xét để xử lý, nếu nhẹ thì xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định NĐ-CP 130/2021, mức xử phạt từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng. Còn nặng thì cơ quan điều tra sẽ xem xét tính chất cấu thành tội danh theo quy định tại điều 140 Bộ luật hình sự, đó là tội hành hạ người khác”, luật sư An cho biết.

“Như vậy, cháu bé ở trong trường hợp này mới chỉ có hơn 1 tuổi, là người lệ thuộc, không có đầy đủ năng lực, hành vi để phản kháng hay nhận biết được những việc đó là trái pháp luật, vì vậy có thể cơ quan chức năng xem xét đối với hành vi này, xử lý theo điều 140 Bộ luật hình sự”, luật sư An nói.

Bên cạnh đó, luật sư Dương Lê Ước An cũng bày tỏ rất mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc để bảo vệ về sức khỏe, tính mạng của cháu bé.

Lên án hành vi vô nhân tính

Cùng chung quan điểm với luật sư Dương Lê Ước An, luật sư Lê Đức Thọ - Điều hành công ty Luật HHD (Đoàn Luật sư Hà Nội) bức xúc cho biết: “Đây là những hành vi vô nhân tính, không thể chấp nhận được, tôi tin pháp luật sẽ trừng trị nghiêm khắc những kẻ gây ra hành vi này”.

vu be trai 3 tuoi nghi bi ep hut ma tuy hanh vi vo nhan tinh vi pham phap luat hinh 3
Luật sư Lê Đức Thọ - Điều hành công ty Luật HHD (Đoàn Luật sư Hà Nội).

Ở góc độ pháp lý, luật sư Thọ cho biết những người gây ra hành vi trên có thể dối diện với khung hình phạt lên đến 20 năm tù theo quy định tại điều 257 Bộ Luật hình sự, trong đó, Bộ Luật đã quy định cụ thể: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 đến 20 năm: a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người; b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên; c) Đối với người dưới 13 tuổi.”.