Theo PGS.TS Trương Thị Hồng Hà, trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc thi hành Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và các chủ trương của Đảng về tăng cường kiểm soát quyền lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển; góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) hành chính (HC), bảo vệ quyền của người KNTC, bảo vệ uy tín của cơ quan giải quyết KNTC trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Tuy nhiên, việc giải quyết KNTCHC vẫn chưa cao, thậm chí không có hiệu quả, việc giải quyết KNTC gây bất bình trong dư luận, tạo xung đột xã hội một cách không cần thiết, làm mất uy tín của cơ quan Nhà nước, đi ngược lại với chủ trương, đường lối bảo đảm, bảo vệ quyền KNTCHC của Đảng và Nhà nước. Lý do nằm trong chính nội tại, bản chất của việc giải quyết KNTCHC là không giải quyết được mâu thuẫn giữa thực hiện quyền lực Nhà nước và việc khắc phục nguy cơ lộng quyền, lạm quyền của chính cơ quan thực hiện quyền lực Nhà nước trong giải quyết KNTCHC.
Hiện tượng phổ biến đáng lên án trong việc giải quyết KNTCHC hiện nay là lạm dụng quyền lực từ phía người có thẩm quyền hoặc cơ quan có hình thức thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định của pháp luật hoặc vượt quá thẩm quyền cho phép. Bên cạnh đó, thái độ thờ ơ, sách nhiễu, hách dịch, coi thường người KNTC… trong quá trình thực thi chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của người giải quyết, KN đi ngược với tinh thần phục vụ nhân dân gây bất bình và làm tình trạng KNTC kéo dài.
Thực tiễn kiểm soát quyền lực trong giải quyết KNTCHC hiệu quả chưa cao. Kiểm soát quyền lực trong giải quyết KNTCHC từ phía Quốc hội, HĐND còn mang tính hình thức; kiểm soát quyền lực từ phía cơ quan tư pháp đối cơ quan hành pháp, cơ quan hành chính về giải quyết KNTCHC chưa hiệu quả; kiểm soát trong nội bộ cơ quan có thẩm quyền giải quyết KNTCHC từ Trung ương xuống địa phương chưa được tăng cường.
Vai trò giám sát của nhân dân, của xã hội đối với hoạt động giải quyết KNTCHC chưa được phát huy; sự vào cuộc của các cơ quan báo chí phát hiện hành vi lạm quyền, lộng quyền trong giải quyết KNTCHC chưa rõ nét; đặc biệt là giám sát, kiểm tra của Đảng đối với hoạt động giải quyết KNTCHC chưa thực sự rõ nét… dẫn đến thực trạng phổ biến là quyền lực Nhà nước bị hoặc có nguy cơ bị một số chủ thể có thẩm quyền giải quyết KNTCHC thâu tóm, lạm dụng, quyền của người KNTCHC không được bảo đảm, thậm chí bị xâm hại, gây mất uy tín của Nhà nước, của cơ quan có thẩm quyền giải quyết KNTCHC.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: TH
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về kiểm soát quyền lực trong giải quyết KNTCHC, đề tài đề xuất giải pháp đột phá nhằm tăng cường kiểm soát quyền lực trong giải quyết KNTCHC ở Việt Nam hiện nay.
Đề tài đề xuất đổi mới, thống nhất mô hình tổ chức và hoạt động tiếp công dân tại các cơ quan hành chính các cấp; đổi mới cơ chế giải quyết KNTCHC, trước hết là đổi mới quy trình, cách thức giải quyết, bỏ qua khâu giải quyết lần đầu của người có quyết định hành chính, hành vi hành chính. Nếu công dân không nhất trí với quyết định hành chính, hành vi hành chính, cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành đó xâm hại trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ thì có thể KN lên thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện tại tòa án.
Cần có quy trình giải quyết giản đơn/rút gọn, cần phân loại các KNTC đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính ở từng cấp khác nhau để xác định thời hạn thụ lý và cách thức giải quyết cho phù hợp. Đối với cấp xã, quy trình giải quyết KNTCHC cần được rút gọn, thời gian giải quyết cũng cần điều chỉnh ngắn hơn so với cấp huyện, cấp tỉnh.
Quy trình giải quyết KNTC cần đảm bảo sự thông suốt giữa công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư với thụ lý, thẩm tra, xác minh kết nội dung KNTC và thực hiện quyết định giải quyết KN, kết luận nội dung TC. Không tổ chức giải quyết KNTC ở cấp xã; các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của chủ tịch UBND cấp xã do chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.
Xây dựng mô hình cơ quan giải quyết KNTC chuyên trách bằng 2 phương án: Phương án 1, cơ quan giải quyết KNTC (có thể gọi là ban giải quyết KNTCHC) trực thuộc Chính phủ ở cấp Trung ương (cơ quan ngang bộ); ở cấp bộ, ngành trực thuộc bộ, ngành (cơ quan ngang cục); ở cấp tỉnh trực thuộc UBND cấp tỉnh (cơ quan ngang sở), cấp huyện trực thuộc huyện (cơ quan tương đương phòng). Phương án 2, cơ quan giải quyết KNTC trực thuộc Thanh tra Chính phủ ở cấp Trung ương (tương đương tổng cục); ở cấp tỉnh, cấp huyện trực thuộc theo ngành dọc và trực thuộc Thanh tra Chính phủ (tương đương cục và chi cục), và trực thuộc ngang UBND cấp huyện, cấp tỉnh.
Ban hành quy định của Đảng về quy định kiểm soát quyền lực trong giải quyết KNTCHC; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm kiểm soát hiệu quả và thời gian giải quyết KNTCHC.
Tại hội nghị, hội đồng đánh giá, đề tài đã làm rõ sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý cơ bản về kiểm soát quyền lực trong giải quyết KNTCHC. Đặc biệt, đã phân tích, lập luận và đưa ra khái niệm, đặc điểm, vai trò của kiểm soát quyền lực trong giải quyết KNTCHC. Từ đó, đề tài phân tích khái niệm kiểm soát quyền lực, nhận diện các hành vi tha hoá quyền lực như lộng quyền, lạm quyền, tuỳ tiện, vi phạm pháp luật để từ đó xác định mô hình lý luận về kiểm soát quyền lực trong giải quyết KNTCHC. Các yếu tố ảnh hưởng cũng được đề tài phân tích rõ và cụ thể.
Đề tài đã đánh giá thực trạng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực trạng kiểm soát quyền lực trong giải quyết KNTCHC ở Việt Nam trong thời gian qua. Đề tài đã chỉ ra được những ưu điểm, kết quả đạt được, đồng thời đánh giá những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế.
Đặc biệt, đề tài đã đưa ra 4 quan điểm và 5 nhóm giải pháp nhằm bảo đảm kiểm soát quyền lực trong giải quyết KNTCHC và đề xuất một số giải pháp kiểm soát quyền lực trong giải quyết KNTCHC.
Hội đồng yêu cầu chủ nhiệm đề tài cần chỉnh sửa báo cáo tổng thuật, đảm bảo kết cấu thống nhất; chỉnh sửa một số nhận định cho phù hợp với thực tiễn .
Với những kết quả trên, đề tài được hội đồng thông qua để tiến hành nghiệm thu chính thức.
(CLO) Nhà báo Hồ Quang Lợi "là một nhà bình luận xuất sắc và nhạy bén trước thời sự cuộc sống. Có thể coi anh là một nhà văn có tài, bởi những bài báo của anh không chỉ mang tính tân văn mà còn mang tính thẩm mỹ. Nhiều bài báo của Hồ Quang Lợi không chỉ giàu thông tin, nhận định, ý tưởng, mà còn là những bài văn đầy mỹ cảm" - Cố GS.Anh hùng lao động Vũ Khiêu.
Nếu bạn theo dõi cuộc trò chuyện dưới đây, năng lượng đam mê SỐNG ở một con người sôi nổi có lẽ sẽ chạm tới bạn!
(PLM) - Một người đàn ông trong tình trạng "ngáo đá" đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Bình Dương bắt giữ sau khi cầm dao rựa điên cuồng "múa" trên đường, khiến người đi đường hoảng sợ.
(PLM) - Từ ngày 24/4 đến 1/5, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 50 năm Ngày Giải phóng Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025); hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2025), kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955 – 7/5/2025), đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã tới thăm, động viên quân và dân trên quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1/20.
(PLM) - Với những người trẻ tuổi, việc tham quan, tìm hiểu về các di tích lịch sử không chỉ là một hoạt động du lịch đơn thuần, mà đây còn là một cuộc hành trình tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước.
(PLM) - Vào những ngày này, cả nước rợp cờ hoa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng thời khắc lịch sử ngày 30-4-1975 vẫn như vừa mới hôm qua trong ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam. Những tháng năm hào hùng ấy không chỉ được ghi dấu bằng những trang sử chói lọi, mà còn khắc sâu trong trái tim của những người từng trải qua, từng chứng kiến những khoảnh khắc vỡ òa của dân tộc.
(PLM) - Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Chương trình Tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
(PLM) - Vào khoảng 10 giờ 20 phút sáng 22/4, tại căn nhà số 16 Ngõ Trạm, phường Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã xảy ra cháy.
(PLM) - Theo phản ánh, trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh (thuộc Công ty TNHH Bê tông Minh Tâm An Khánh) nằm tại KĐT Kim Chung - Di Trạch nhiều lần bị cơ quan chức năng huyện Hoài Đức kiểm tra, xử phạt và yêu cầu dừng hoạt động để khắc phục sai phạm về môi trường. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn phớt lờ chỉ đạo của cơ quan chức năng, tiếp tục xả nước thải có dấu hiệu chưa qua xử lý ra môi trường. Và nhiều dấu hiệu bất thường khi mỗi ngày, có hàng chục xe chở bê tông gắn logo "Bê tông Chèm" vào hút bê tông mang đi tiêu thụ?
(PLM) - Bước chân trên mây – Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025 đã chính thức khép lại. Hai lần liên tiếp Trạm Tấu là nơi diễn ra giải đã mang lại hiệu ứng vượt xa những kỳ vọng của Ban Tổ chức. Và thành công lớn nhất xuất phát chính từ những bài viết, hình ảnh của 100 Nhà báo tham dự giải đã quảng bá nét đẹp về một Trạm Tấu “Ấm áp suối nguồn, bát ngát biển mây”, đưa nơi đây đến gần hơn với đông đảo bạn đọc trên cả nước. Khoảnh khắc chia tay với nhiều cảm xúc và tình cảm gửi lại Trạm Tấu cũng là chuẩn bị cho những hành trình chinh phục đỉnh cao mới của “Bước chân trên mây”, mang theo sứ mệnh của người làm báo để tiếp tục lan toả những thông điệp tích cực về những vùng đất “Bước chân trên mây” sẽ đi qua…
(PLM) - Khoảng 14h30 ngày 18-4, tại toà nhà Parkson, số 1 Thái Hà, bất ngờ xuất hiện một vụ hỏa hoạn. Khói và lửa bám theo góc toà nhà phía trên phố Tây Sơn khiến toàn bộ người dân đang làm việc trong toà nhà đồng loạt theo lối thoát hiểm chạy ra ngoài.