Năm 2023, có 28 trường hợp ngộ độc thực phẩm tử vong
Theo báo cáo, năm 2023, toàn ngành Y tế kiểm tra hơn 382.000 cơ sở, phát hiện 34.500 cơ sở vi phạm, trong đó, hơn 12.000 cơ sở bị phạt khoảng 44,4 tỷ đồng. Ngành Nông nghiệp thanh tra hơn 19.300 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông - lâm - thủy sản, xử phạt hơn 1.600 cơ sở với hơn 14,4 tỷ đồng.
Ngành Công Thương kiểm tra hơn 8.300 vụ, xử lý hơn 6.770 vụ việc vi phạm, xử phạt 36,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tịch thu 31,6 tỷ đồng. Lực lượng cảnh sát môi trường phát hiện, đấu tranh, xử lý hơn 7.100 vụ với hơn 7.000 đối tượng vi phạm, tổng số tiền phạt hơn 31 tỷ đồng…
Toàn quốc ghi nhận 125 vụ ngộ độc thực phẩm, làm hơn 2.100 người ngộ độc và 28 trường hợp tử vong, đáng chú ý đã xuất hiện ngộ độc do clostridium botulinum (độc tố rất hiếm gặp).
Sau 13 năm thực hiện, một số nội dung của Luật ATTP, Nghị định 15/2018/NĐ-CP không còn phù hợp thực tiễn. Việc quản lý, giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm ATTP trên môi trường internet, thương mại điện tử còn khó khăn…
Nhấn mạnh nguy cơ mất ATTP đang diễn biến phức tạp, đại diện Bộ Công an kiến nghị, phải khắc phục tình trạng phân công trách nhiệm chưa rõ ràng trong quản lý ATTP tại địa phương, nhất là cấp xã; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm ATTP ngay tại thời điểm bắt đầu các lễ hội lớn, kết hợp tuyên truyền mạnh mẽ; xây dựng ngay cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP, làm cơ sở để xử lý hình sự với các trường hợp tái phạm…
Giám đốc Sở ATTP TP HCM Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, hành lang pháp lý về quản lý ATTP vẫn thiếu mô hình, tổ chức triển khai hiệu quả, sát với thực tế. "Tại TP HCM hiện có 230.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tự công bố chất lượng, nên công tác thanh, kiểm tra gặp rất nhiều khó khăn, thiếu điều kiện bảo đảm hoạt động", bà Lan nói.
Đại diện Sở Y tế TP Hà Nội thì nêu thực tế, BCĐ được tổ chức từ Trung ương xuống đến cấp huyện, nhưng tại cấp xã chỉ có cán bộ kiêm nhiệm, còn việc thanh, kiểm tra là các đoàn liên ngành được thành lập theo thời điểm, thiếu chuyên môn sâu. Đại diện Sở kiến nghị, cần ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, xây dựng bản đồ về ATTP liên thông trên toàn quốc, có sự tham gia, phản ánh trực tiếp của người dân kết hợp cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm ATTP.
Còn theo đại diện Bộ Công Thương, vẫn còn một số vấn đề đặt ra trong lĩnh vực như kiểm tra, giám sát, truy xuất nguồn gốc hàng hoá trên sàn giao dịch điện tử, tiêu huỷ hàng hoá, động, thực vật gây dịch bệnh…
Cần đổi mới phương thức, hình thức truyền thông
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá, tình hình ATTP vẫn diễn biến phức tạp, đáng báo động. Nhiều hình thức sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, quảng cáo thực phẩm mới xuất hiện hết sức phức tạp, đa dạng, đặt ra yêu cầu mới với công tác quản lý ATTP.
"Công tác quản lý ATTP phải được tiếp cận liên ngành, “từ sớm, từ xa”, trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh, dựa trên nghiên cứu, đánh giá, dự báo độc lập, khoa học; đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, người tiêu dùng thông thái", Phó Thủ tướng nói.
Thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu BCĐ tiếp tục rà soát, tổng kết việc thực hiện Luật ATTP 2010, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động về ATTP; bám sát tình hình thực tế, cập nhật phương pháp, mô hình quản lý ATTP hiện đại, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với tăng cường bảo đảm điều kiện, nguồn lực thực thi.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cần đổi mới phương thức, hình thức truyền thông nhằm thay đổi nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là ở cơ sở, người dân về các kiến thức ATTP; có các đợt cao điểm, xử lý các vụ việc vi phạm ATTP nghiêm trọng.
"Các cơ quan truyền thông cần có các hình thức để người dân tham gia giám sát, đánh giá mức độ tuân thủ quy định ATTP của DN, cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh, từ đó cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thanh, kiểm tra, công bố", Phó Thủ tướng gợi mở.
"Các Bộ, ngành phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho DN, người dân đăng ký công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm, tiếp nhận thông tin phản ánh từ sự giám sát của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và người dân với việc tuân thủ quy định về ATTP", Phó Thủ tướng nói.
Nhấn mạnh yêu cầu hiện đại hoá công tác thanh, kiểm tra, cập nhật những vấn đề mới phát sinh, Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp thực hiện tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Luật ATTP 2010, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động về ATTP; tham mưu, đề xuất phương án nâng cao năng lực công nghệ, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về ATTP; xây dựng cơ sở dữ liệu về ATTP toàn quốc, liên thông với các Bộ, ngành, địa phương.
Bộ Công Thương quản lý ATTP với các sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước. Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng, ban hành quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về ATTP, môi trường với chợ truyền thống, siêu thị…
Phó Thủ tướng lưu ý các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp quản lý, bảo đảm ATTP theo đúng quy định, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2024 sắp tới.
(PLM) - Thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi rõ rệt, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Với sự tiện lợi và đa dạng, các sàn thương mại điện tử ngày càng trở thành lựa chọn hàng đầu, bất chấp một số lo ngại về giao hàng.
(PLM) - Tối 20-1, tại Nhà hát Hồ Gươm, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 / 3-2-2025), Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ công bố và trao Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX-năm 2024.
(PLM) - Sáng 20/1, UBND huyện Mỹ Đức (TP.Hà Nội) đã tổ chức họp báo về công tác tổ chức và quản lý Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025 và công bố quyết định công nhận khu du lịch cấp Thành phố. Để chuẩn bị tốt công tác tổ chức, phát huy giá trị khu di tích Quốc gia đặc biệt, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và nhân dân về tham quan lễ Phật, Lễ hội Chùa Hương năm 2025 sẽ có nhiều điểm mới.
(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).
(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).