Hà Nội đón chào Năm mới Giáp Thìn 2024 với một tâm thế vững tin, quyết tâm và khát vọng. Một năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, Thủ đô vẫn nỗ lực cán đích thành công hơn mong đợi.
Hà Nội đã chuẩn bị nhiều kế hoạch, dự định và có các giải pháp, biện pháp đi kèm để bắt nhịp ngay từ đầu năm mới. Các công trường, các công trình trọng điểm vẫn hối hả với không khí thi đua lao động sản xuất, làm việc xuyên Tết để đảm bảo tiến độ.
Có thể nói, lĩnh vực phát triển hạ tầng được xem quan trọng bậc nhất và đã có nhiều nỗ lực đột phá chiến lược của Thủ đô. Điểm nhấn nổi bật nhất là với khoảng thời gian ngắn trong hơn một năm, khối lượng công việc đồ sộ nhưng Hà Nội đã khẩn trương giải phóng mặt bằng, hoàn tất nhiều thủ tục để khơi công dự án đặc biệt quan trọng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô.
Vấn đề ách tắc giao thông đang trở nên cấp bách, cấp thiết hơn bao giờ hết, để mở rộng phát triển kinh tế Thủ đô xứng tầm, phải có hệ thống giao thông đồng bộ cả nội đô, đường xuyên tâm, hướng tâm và hệ thống đường vành đai.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết chủ trương chung của thành phố nhiệm kỳ này là cố gắng khép kín các đường vành đai. Hiện nay đường Vành đai 1, Vành đai 2 cơ bản đã xong; Vành đai 3 còn đoạn 14km địa bàn huyện Đông Anh, thành phố đã quyết định thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách để đảm bảo thông tuyến.
Đường Vành đai 4 hiện đang được triển khai quyết liệt. Các tuyến đường cửa ngõ vào Thủ đô cần phải được cải thiện, thành phố đã quyết định đầu tư nâng cấp mở rộng các tuyến quan trọng như: đường từ Hà Đông đi Xuân Mai; đoạn cuối Đại lộ Thăng Long đi Cao tốc Hà Nội-Hòa Bình; ở phía Nam tiếp tục làm nhanh đoạn từ Hà Đông qua Thanh Trì…
Cùng với đó, thành phố tập trung hoàn thành các thủ tục để sớm đầu tư xây dựng những cầu vượt sông Hồng, tăng cường hạ tầng kết nối quan trọng như cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi, cầu Thượng Cát...
Thành phố sớm triển khai xây dựng 3 cầu vượt sông Hồng và sông Đuống trên đường Vành đai 4, gồm cầu Mễ Sở, Hồng Hà vượt sông Hồng và cầu Hoài Thượng vượt sông Đuống. Đây là 3 cây cầu có ý nghĩa quan trọng để kết nối liên thông và đưa vào vận hành khai thác song hành Vành đai 4.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết thành phố xác định phát triển hệ thống giao thông công cộng thật tốt gắn với xây dựng hai thành phố trực thuộc để mở rộng, giảm áp lực cho đô thị là thành phố Bắc sông Hồng (Mê Linh-Sóc Sơn-Đông Anh và thành phố phía Tây (Hòa Lạc-Xuân Mai).
Vì vậy, tới đây, Hà Nội sẽ tập trung chuẩn bị các dự án đường sắt đô thị, nếu không chuẩn bị thủ tục từ bây giờ thì đến năm 2026 thành phố sẽ không kịp xây dựng.
Theo ông Đinh Tiến Dũng, trước mắt, năm 2024, thành phố chỉ đạo đưa vào vận hành trước đoạn đường sắt trên cao từ Nhổn về đến Kim Mã. Đoạn ngầm từ Kim Mã về Ga Hà Nội đã được tháo gỡ vướng mắc, tới đây sẽ tập trung triển khai.
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông sẽ được đầu tư để nối dài tiếp đến Xuân Mai. Tuyến đường sắt thứ ba mà thành phố sẽ tập trung chỉ đạo triển khai sớm là tuyến Văn Cao-Hòa Lạc. Một tuyến nữa rất quan trọng - tuyến từ sân bay Nội Bài đi về trung tâm thành phố - sẽ được ưu tiên triển khai sớm.
Thành phố sẽ quy hoạch 10 tuyến đường sắt đô thị, không chỉ để kết nối các khu vực trong Hà Nội mà còn kết nối Hà Nội với các tỉnh xung quanh như Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam. Tới đây, nội dung này sẽ được bổ sung, cập nhật vào các quy hoạch...
Những năm gần đây, Hà Nội gặp nhiều khó khăn, nhất là thời điểm phòng chống dịch CCOVID-19, tiếp đến là kinh tế toàn cầu suy thoái nhưng toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn một lòng đồng tâm, hiệp lực để vượt qua.
Năm 2024, theo dự báo sẽ còn nhiều chông gai, thử thách, Hà Nội là trung tâm về mọi mặt của cả nước nên còn rất nhiều việc phải làm, phải đầu tư, xây dựng phát triển. Nhiều mặt khó khăn, hạn chế, bất cập đang đòi hỏi phải giải quyết.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết trước khó khăn dự báo của năm 2024, Hà Nội lại càng phải vươn lên, phát huy tốt những bài học kinh nghiệm, đoàn kết trong Đảng, thống nhất cao trong hệ thống chính quyền và phát huy sức mạnh của nhân dân.
Các cấp, các ngành song song với việc tuân thủ nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, phải quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: Dân là gốc, làm việc gì cũng phải có sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân, việc khó đến mấy mà người dân đồng tình ủng hộ cũng có thể vượt qua và ngược lại việc dễ đến đâu mà nhân dân không theo thì cũng thất bại.
Chẳng hạn như dự án đường Vành đai 4, rất khó khăn, thời gian lại rất khẩn trương gấp gáp, nhưng nhờ dân ủng hộ mà thành phố đã khởi công đúng kế hoạch, giải phóng mặt bằng đến nay đạt hơn 96%.
Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị trong năm 2024, các cấp, các ngành từ thành phố xuống cơ sở phải gần dân, sát dân hơn nữa, phải tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân để thúc đẩy công việc; tập trung chăm lo cho đời sống nhân dân, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với dân; giải quyết kịp thời nhu cầu thiết yếu, những ý kiến kiến nghị chính đáng của nhân dân...
"Chúng ta đều rất tự hào khi được sinh sống và làm việc ở Thủ đô - trái tim của cả nước; mỗi ngày qua đi, lại thêm gắn bó, thêm yêu Hà Nội hơn. Từ đây, mỗi chúng ta đều thấy rõ phải có trách nhiệm với Thủ đô, để cùng chung sức, đồng lòng, chia sẻ, đóng góp xây dựng Thủ đô thân yêu của chúng ta ngày càng lớn mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chiến sỹ đồng bào cả nước. Tôi tin rằng truyền thống đoàn kết, ý chí khát vọng thịnh vượng sẽ thúc đẩy Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô chúng ta tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, đi đầu, thi đua giành kết quả tốt trên mọi lĩnh vực trong năm mới, thiết thực chào mừng sự kiện rất quan trọng của Thủ đô là kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)," Bí thư Thành ủy Hà Nội chia sẻ./.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, cùng với 5 trục phát triển, Hà Nội kiên định với định hướng phát triển hai thành phố trực thuộc là Thành phố Bắc sông Hồng, Thành phố phía Tây.
(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).
(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
(PLM) - Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe.