Thứ tư 16/07/2025 00:19
qc-top
Home | Nội chính - Tư pháp | Luật Giáo dục đại học (sửa đổi): Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi): Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

(PLVN) - Sáng 15/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi). Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn.

Trình bày hồ sơ tại buổi thẩm định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Tiến Thảo cho biết, Luật Giáo dục đại học 2012 (Luật số 08/2012/QH13) ban hành năm 2012 và được sửa đổi, bổ sung năm 2018 (Luật số 34/2018/QH14) đã tạo hành lang pháp lý mở rộng quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) từng bước nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế, thúc đẩy cạnh tranh phát huy nguồn lực xã hội hóa giáo dục.

Tuy nhiên, sau hơn 13 năm thực hiện Luật số 08/2012/QH13 và 6 năm áp dụng Luật số 34/2018/QH14 bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế triển khai thi hành Luật GDĐH cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc trong đó có nguyên nhân từ nhận thức, năng lực tổ chức thực hiện và hạn chế trong khi Luật GDĐH có nhiều chính sách, quy định mới; hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động của các cơ sở GDĐH chưa được hoàn thiện đồng bộ, một số nội dung quy định tại Luật GDĐH còn bất cập, chưa phát huy hết vai trò thực hiện dân chủ của các tổ chức chính trị xã hội, chưa phù hợp với thực tiễn và không theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh mới của đất nước.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn phát biểu.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn phát biểu.

Luật GDĐH (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hội nhập quốc tế; đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật và những nội dung liên quan khác về giáo dục và đào tạo. Tháo gỡ các điểm nghẽn, bất cập trong quá trình thi hành Luật hiện hành; bổ sung hoàn thiện đầy đủ, đồng bộ và thống nhất hệ thống pháp luật về GDĐH nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hoàn thiện mô hình quản trị đại học tiên tiến phù hợp với hệ thống chính trị, xã hội, văn hóa và con người Việt Nam.

Dự thảo Luật GDĐH (sửa đổi) gồm 9 chương với 51 điều (giảm 22 điều so với Luật GDĐH hiện hành) hướng tới những điểm đột phá so với Luật hiện hành gồm: Kiến tạo cho các cơ sở GDĐH đột phá, tiên phong trong đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng tính tự chủ, tự quyết của cơ sở GDĐH trong hoạt động GDĐH; tăng tính tự chủ, tự quyết của cơ sở GDĐH trong hoạt động GDĐH; đột phá trong quản lý nhà nước và quản trị cấp cơ sở GDĐH; tạo sân chơi cạnh tranh bình đẳng cho các bên liên quan tham gia hoạt động GDĐH: cơ sở GDĐH (công lập, tư thục), cơ sở giáo dục.

Góp ý tại buổi thẩm định, Thượng tá Vũ Đức Giang, đại diện A03, Bộ Công an nhấn mạnh hiện nay giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đang nổi lên rất nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến chất lượng GDĐH và hiệu năng, hiệu quả của quản trị nhà nước về GDĐH như: quản lý, kiểm soát chất lượng đầu ra tại các trường đại học; việc kiểm định chất lượng đại học; việc các trường tổ chức các kỳ thi tuyển sinh riêng... do đó, đại diện Bộ Công an đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo có quy định chặt chẽ về các vấn đề nêu trên, trong đó chú trọng cụ thể hóa quy định về cơ chế kiểm soát các kỳ thi riêng; phương pháp tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng đối với các cơ sở GDĐH trong bối cảnh thực hiện nâng cao chất lượng GDĐH.

Tại buổi thẩm định, các thành viên Hội đồng thẩm định cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật GDĐH (sửa đổi). Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu, làm rõ các điều khoản thúc đẩy phát triển giáo dục tư thục; phân biệt Cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục có hoạt động đào tạo đại học; nghiên cứu, bảo đảm thống nhất các nội dung quy định về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo mới ban hành; cụ thể hóa quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về GDĐH; quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các cơ sở GDĐH khác; rà soát bảo đảm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định có liên quan...

Phát biểu kết luận buổi thẩm định, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đánh giá cao sự chuẩn bị hồ sơ dư án Luật GDĐH (sửa đổi). Đồng thời nhất trí cao với sự cần thiết ban hành Luật GDĐH (sửa đổi).

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu kết luận.
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu kết luận.
Thứ trưởng đánh giá dự thảo Luật phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp; cụ thể hóa, quy phạm hóa đầy đủ các nhóm nội dung của các chính sách đã được thông qua. Thứ trưởng nhấn mạnh, dự thảo Luật có liên quan đến rất nhiều luật khác, do đó, cơ quan chủ trì cần rà soát kỹ lưỡng, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật đặc biệt là Luật Giáo dục.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cho ý kiến cụ thể các nội dung về việc cần làm rõ vị trí về trợ giảng và nhân viên hỗ trợ giảng dạy; cân nhắc việc phân loại giảng viên đại học bảo đảm thống nhất với các luật chuyên ngành; cụ thể hóa, quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của giảng viên, sinh viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; vấn đề tự chủ đại học; các quy định liên quan đến Hội đồng trường...

(baophapluat.vn)
Bài liên quan
Tin bài khác
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình: Cán bộ cần có 6 tư duy cốt lõi

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình: Cán bộ cần có 6 tư duy cốt lõi

(PLVN) Ngày 15/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã dự Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Đơn Dương (Lâm Đồng) lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Phó Thủ tướng đề nghị đảng viên cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn vai trò, vị trí của mình trong kỷ nguyên mới, cán bộ cần có 6 tư duy cốt lõi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hồ sơ các dự án luật phải đảm bảo “6 rõ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hồ sơ các dự án luật phải đảm bảo “6 rõ”

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, hồ sơ các dự án Luật cần bảo đảm “6 rõ”, làm rõ những nội dung lược bỏ; những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, những nội dung bổ sung; những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; những nội dung phân cấp, phân quyền; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo.
Hoàn thiện đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026

Hoàn thiện đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026

Sáng 14/7, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì cuộc họp trao đổi, hoàn thiện Đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026
Luật Dân số: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước

Luật Dân số: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì họp Hội đồng thẩm định dự án Luật Dân số. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Đảm bảo vận hành thông suốt, hiệu quả của toàn ngành Tư pháp tại chính quyền địa phương 2 cấp

Đảm bảo vận hành thông suốt, hiệu quả của toàn ngành Tư pháp tại chính quyền địa phương 2 cấp

Sáng 11/7, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến giữa Bộ Tư pháp với các Sở Tư pháp các tỉnh, TP về công tác tư pháp tại chính quyền địa phương 2 cấp. Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Mai Lương Khôi chủ trì Hội nghị.
Lời cảm ơn của Báo Pháp luật Việt Nam nhân Kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên

Lời cảm ơn của Báo Pháp luật Việt Nam nhân Kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên

Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng gửi tới quý vị lời cảm ơn sâu sắc nhất nhân dịp Lễ Kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên
Tiến sĩ Vũ Hoài Nam:  40 năm - một hành trình đầy nỗ lực đã định hình nên Báo Pháp luật Việt Nam vững vàng và uy tín

Tiến sĩ Vũ Hoài Nam: 40 năm - một hành trình đầy nỗ lực đã định hình nên Báo Pháp luật Việt Nam vững vàng và uy tín

(PLVN) -Từ tờ báo pháp luật đầu tiên của Khối Nội chính, Pháp luật Việt Nam đã không ngừng đổi mới, phụng sự bạn đọc để “Đảng tin, Dân yêu - Doanh nghiệp đồng hành”, như đúng kỳ vọng của những người làm báo ngành Tư pháp. 40 năm - một hành trình đầy nỗ lực và ý nghĩa đã định hình nên một Báo Pháp luật Việt Nam vững vàng và uy tín như ngày hôm nay,” Tổng Biên tập TS. Vũ Hoài Nam khẳng định.
Báo Pháp luật Việt Nam: Từ di sản tinh thần đến khát vọng đổi mới

Báo Pháp luật Việt Nam: Từ di sản tinh thần đến khát vọng đổi mới

(PLVN) - Trong không khí kỷ niệm 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam ra số đầu tiên, chúng tôi đã gặp những bậc tiền bối, những người thầy đầu tiên của chúng tôi đã gắn bó trọn vẹn sự nghiệp với tờ báo, mang pháp luật đến gần hơn với Nhân dân...
Kỷ niệm 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số đầu tiên và ra mắt tòa soạn hội tụ

Kỷ niệm 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số đầu tiên và ra mắt tòa soạn hội tụ

(PLVN) - Chiều 10/7, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong (Hà Nội), Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Chương trình “Kỷ niệm 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số đầu tiên (10/7/1985 - 10/7/2025) và ra mắt tòa soạn hội tụ”.
Báo Pháp luật Việt Nam: Góp phần thắp sáng tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội

Báo Pháp luật Việt Nam: Góp phần thắp sáng tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội

(PLVN) - Bốn mươi năm đồng hành cùng sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước, Báo Pháp luật Việt Nam đã trở thành “cánh tay nối dài” của công cuộc cải cách tư pháp, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thượng tôn pháp luật, góp phần vào công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh: “Còn nhiều dư địa rộng lớn để Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục khai thác”

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh: “Còn nhiều dư địa rộng lớn để Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục khai thác”

(PLVN)- “Không tờ báo nào có lợi thế, cơ hội được tiếp cận sớm, trực tiếp và thường xuyên với những thay đổi của hệ thống pháp luật như Báo Pháp luật Việt Nam. Báo cần tận dụng dư địa rộng lớn hiện có để chủ động cập nhật, truyền tải thông tin đầy đủ, chính xác đến xã hội, giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận chính sách từ sớm, từ xa” - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh như vậy nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên của Báo Pháp luật Việt Nam (10/7/1985 – 10/7/2025).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025

(PLVN) - Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong hôm nay - 10/7/2025 tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.
dai-phu-phat
tp
Luật Giáo dục đại học (sửa đổi): Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi): Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

(PLVN) - Sáng 15/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi). Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình: Cán bộ cần có 6 tư duy cốt lõi

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình: Cán bộ cần có 6 tư duy cốt lõi

(PLVN) Ngày 15/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã dự Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Đơn Dương (Lâm Đồng) lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Phó Thủ tướng đề nghị đảng viên cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn vai trò, vị trí của mình trong kỷ nguyên mới, cán bộ cần có 6 tư duy cốt lõi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hồ sơ các dự án luật phải đảm bảo “6 rõ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hồ sơ các dự án luật phải đảm bảo “6 rõ”

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, hồ sơ các dự án Luật cần bảo đảm “6 rõ”, làm rõ những nội dung lược bỏ; những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, những nội dung bổ sung; những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; những nội dung phân cấp, phân quyền; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo.
Sau bữa tối “ra mắt” bí thư tỉnh,  Tập đoàn Thuận An được làm dự án nghìn tỷ

Sau bữa tối “ra mắt” bí thư tỉnh, Tập đoàn Thuận An được làm dự án nghìn tỷ

(PLVN) Sau khi được Nguyễn Thái Hà giới thiệu với lãnh đạo Bắc Giang trong một bữa cơm tối, Nguyễn Duy Hưng đã gặp gỡ, xin chủ trương cho Tập đoàn Thuận An tham gia thi công dự án nghìn tỷ.
Nữ sinh đang đi ôn thi học sinh giỏi, bố mẹ nhận yêu cầu nộp 100 triệu để chuộc con

Nữ sinh đang đi ôn thi học sinh giỏi, bố mẹ nhận yêu cầu nộp 100 triệu để chuộc con

(PLVN) - Nhóm đối tượng sử dụng Zoom, dựng cảnh “thẩm vấn” và bắt cóc ảo, khiến một nữ sinh đang đi ôn thi học sinh giỏi hoảng loạn, làm theo mọi yêu cầu, suýt khiến gia đình mất 100 triệu đồng.
Công an "vào cuộc" xác minh vụ ẩu đả giữa cô gái Việt Nam với nữ du khách Hàn Quốc

Công an "vào cuộc" xác minh vụ ẩu đả giữa cô gái Việt Nam với nữ du khách Hàn Quốc

(PLVN) - Công an phường Từ Liêm đang kiểm tra, xác minh thông tin vụ việc xô xát giữa cô gái Việt Nam với nữ du khách Hàn Quốc tại một tiệm photobooth (studio chụp hình tự động).
Nghệ An: Đoàn xe chở cát có dấu hiệu quá tải “đe dọa” cầu Đô Lương

Nghệ An: Đoàn xe chở cát có dấu hiệu quá tải “đe dọa” cầu Đô Lương

(PLM) - Thời gian qua, tại khu vực cầu Đô Lương và dọc tuyến Quốc lộ 7A đoạn qua địa bàn xã Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang xuất hiện tình trạng nhiều xe chở cát ướt trong quá trình di chuyển khiến nước vương vãi trên đường, đi đến đâu thì cuốn bụi mù mịt đến đó ảnh hưởng tới người đi đường và phương tiện cùng lưu thông. Đáng chú ý, các xe chở cát có dấu hiệu quá tải này đang đe dọa giới hạn tải trọng của cầu Đô Lương.

Bắc Giang: Kiến nghị xem xét lại bản án theo trình tự, thủ tục tái thẩm

Bắc Giang: Kiến nghị xem xét lại bản án theo trình tự, thủ tục tái thẩm

(PLM) Liên quan đến bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 của TAND huyện Lạng Giang và bản án số 82/2021/DS-PT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ nay là tỉnh Bắc Ninh, ngày 20/12/2024 và ngày 12.3.2025 Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang cũ trước đây nay là phòng Thi hành án dân sự khu vưc 4 – tỉnh Bắc Ninh đã 2 lần có công văn gửi Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ đề nghị giải thích bản án. Ngày 9/6/2025, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang đã có công văn số 982 gửi Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xem xét lại bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 TAND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và bản án số 82/2021/DSPT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang theo thủ tục tái thẩm. Bởi theo Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang văn bản số 80 của ngày 19/5/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Giang với nội dung giữ nguyên phần quyết định của bản án đã tuyên và đề nghị đơn vị này căn cứ vào 2 bản án đã tuyên để tiếp tục thi hành theo quy định của pháp luật mà không giải thích về việc bản án của toà án tuyên không đúng với diện tích đất và thửa đất. Do đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang không thể tổ chức thi hành án được.

Cửa Nam, Hà Nội: Nhiều vi phạm về trật tự đô thị tại phố Vọng Đức

Cửa Nam, Hà Nội: Nhiều vi phạm về trật tự đô thị tại phố Vọng Đức

(PLM) Tuyến phố Vọng Đức, thuộc phường Cửa Nam, TP Hà Nội tối ngày 13.7 nhiều hàng quán kinh doanh dưới lòng đường cùng với đó xe máy, ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, biển quảng cáo rao vặt được treo có dấu hiệu chưa đúng quy định, gây mất mỹ quan đô thị. Theo phản ánh của người dân tình trạng này diễn ra thường xuyên liên tục nhất là giờ cao điểm buổi trưa và buổi tối, khiến giao thông đi lại tại khu vực gặp nhiều khó khăn.

Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo: “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”

Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo: “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”

(PLM) - Với phương châm “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”, Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tổ chức phiên Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030 diễn ra từ ngày 13/7 đến 14/7, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một giai đoạn phát triển mới.

Rà soát, tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong quy định pháp luật

Rà soát, tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong quy định pháp luật

(PLM) Chiều ngày 11 tháng 7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của Pháp luật. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Bộ Tư pháp và trực tuyến tại ba mươi tư tỉnh, thành phố trên cả nước.

Hà Nội - Nhiều xe máy vi phạm, ngang nhiên đi lên vỉa hè vào giờ cao điểm

Hà Nội - Nhiều xe máy vi phạm, ngang nhiên đi lên vỉa hè vào giờ cao điểm

(PLVN) Thời gian gần đây trên tuyến đường Khuất Duy Tiến và đường Tố Hữu tình trạng phương tiện đi lên vỉa hè tái diễn, nhất là vào giờ cao điểm. Mặc dù, mức xử phạt theo Nghị định 168 đối với hành vi vi phạm này đã tăng cao, thế nhưng nhiều người vẫn bất chấp các quy định của pháp luật, cố tình điều khiển phương tiện lấn chiếm lối đi của người đi bộ.

Báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu

Báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu

(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Báo Pháp luật Việt Nam là cầu nối giữa ngành Tư pháp với bạn đọc

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Báo Pháp luật Việt Nam là cầu nối giữa ngành Tư pháp với bạn đọc

(PLM) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về chặng đường phát triển của Báo, những kỳ vọng đặt ra trong thời kỳ mới, cũng như thông điệp gửi gắm tới đội ngũ những người làm báo của ngành Tư pháp.

Hồ Đống Đa khoác lên mình tấm áo mới

Hồ Đống Đa khoác lên mình tấm áo mới

(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Chủ đầu tư nhà ở xã hội không được thu thêm phần chênh lệch của người mua

Chủ đầu tư nhà ở xã hội không được thu thêm phần chênh lệch của người mua

(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.