Phan Quốc Việt khai về quá trình hối lộ cả trăm tỷ đồng
Trong vụ án này, bị cáo Phan Quốc Việt (Tổng Giám đốc Công ty Việt Á) bị đưa ra xét xử về 2 tội danh “Đưa hối lộ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trả lời các câu hỏi của HĐXX, bị cáo Phan Quốc Việt khai thành lập Công ty Việt Á từ năm 2007 với hoạt động kinh doanh chủ yếu là trong lĩnh vực mua bán sinh phẩm y tế. Ngoài ra, Việt còn tham gia điều hành một số công ty khác nhưng vẫn xoay quanh lĩnh vực trên.
Liên quan đến việc tham gia đề tài nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm, theo lời khai của Việt, bị cáo Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó vụ trưởng Vụ KH-CN các ngành kinh tế, kỹ thuật - Bộ Khoa học-Công nghệ) gọi điện, thuyết phục tham gia cùng với Học viện Quân y.
Theo lời của bị cáo Việt tại tòa, Trịnh Thanh Hùng đề nghị, thuyết phục tham gia đề tài bởi thời điểm đó tình hình chống dịch rất cấp bách, Bộ KH-CN giao cho đơn vị tham gia trong 1 tháng phải có kit chống dịch.
Theo Phan Quốc Việt, Việt Á và Học viện Quân y phải làm song song. Học viện Quân y có tài liệu về quy trình và chuyển sang cho Việt Á, Việt Á dựa vào đó để tối ưu, sản xuất rồi đem đi kiểm nghiệm. Trước tòa, Việt cho biết doanh nghiệp đã nhận 1 tỷ đồng từ Học viện Quân y và kèm theo nguyên vật liệu sản xuất.
Tại tòa, bị cáo Việt cũng nói về những khó khăn trong toàn bộ quy trình kiểm nghiệm, nghiệm thu, cấp phép tạm thời. Cụ thể, Việt khai rằng, thời gian cấp phép lâu do sự thận trọng của các đơn vị với mong muốn có được bộ xét nghiệm tốt.
Thời gian đó, Việt cho biết có nhờ bị cáo Nguyễn Huỳnh (cựu Thư ký của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long) gửi gắm các đơn vị chuyên môn. Ở giai đoạn cấp phép chính thức, Việt có nhờ Nguyễn Huỳnh tác động tới một số đơn vị của Bộ Y tế.
Liên quan đến hành vi đưa tiền, tại tòa, Phan Quốc Việt thừa nhận suốt quá trình tham gia đề tài, cấp phép và thương mại bộ kit, bản thân đã đưa 350.000 USD cho Trịnh Thanh Hùng bởi theo lời Việt, đó là “sự chia sẻ, cảm kích”; và đưa cho Nguyễn Văn Trịnh 200.000 USD.
Đối với bị cáo Nguyễn Huỳnh, Việt nói rõ đã đưa cho Huỳnh trên 2 triệu USD và 4 tỉ đồng. Đáng chú ý, khai tại tòa, Phan Quốc Việt nói trong tổng số tiền đưa cho Huỳnh, có một khoản mượn từ bạn bè, còn lại là từ nguồn thu của doanh nghiệp. Lúc mượn tiền, Việt chuyển từ tiền Việt Nam đồng sang Đô la Mỹ và hầu hết là mang tiền từ thành phố Hồ Chí Minh ra.
Liên quan đến hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, Việt cho biết đã cho nhân viên mang máy móc, kit xét nghiệm để hỗ trợ CDC các tỉnh. Số lượng nhiều nên bị cáo không nhớ hết.
Cụ thể, đối với CDC Hải Dương, Việt khai đã đưa cho bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc CDC Hải Dương) 27 tỷ đồng. Ngoài ra, Việt thừa nhận đưa cho cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng 100.000 USD.
Liên quan đến hành vi sai phạm của 2 cựu lãnh đạo Bộ KH-CN, HĐXX tiến hành xét hỏi bị cáo Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng) và Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng).
Chu Ngọc Anh: Bị cáo chưa kịp trả tiền thì bị bắt
Theo lời khai của bị cáo Chu Ngọc Anh, bị cáo ký Quyết định giao đề tài nghiên cứu cho Học viện Quân y trên cơ sở tư vấn của hội đồng khoa học. Khoản tiền chi cho đề tài này là 18,9 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước cấp cho Bộ KH-CN. Đối với đề tài này thì không có nghiệm thu từng giai đoạn. Về Quyết định nghiệm thu giai đoạn 1 là do Thứ trưởng Phạm Công Tạc ký.
Tại tòa, Việt cũng thừa nhận bản thân đã đưa 200.000 USD cho Chu Ngọc Anh. Về số tiền này, bị cáo Chu Ngọc Anh cho biết, vào khoảng tháng 8/2020, Việt có nhắn tin xin gặp để báo cáo về kết quả chống dịch và đưa túi quà.
Bị cáo tưởng rằng Việt đưa sản phẩm, không nghĩ bên trong có tiền nên cất vào tủ. Khi chuyển phòng, bị cáo mới biết nên cất tiền vào vali định trả lại khi gặp Việt; sau đó dịch bệnh kéo dài, chưa kịp trả lại thì bị bắt.
Phạm Công Tạc khai bản thân là cấp phó, giúp việc cho Bộ trưởng giải quyết vấn đề chuyên môn, có liên đới trách nhiệm về quản lý đề tài.
Về kết luận số tiền Việt đưa cho bị cáo là 50.000 USD, ông Tạc khai chỉ nhận 100 triệu đồng. Bị cáo nhớ sau cuộc họp, Việt muốn đến thăm và để lại bộ kit, nói là “có cành đào tết để tặng”, nhưng khi mở ra thì thấy ngoài bộ kit còn có 2 cọc tiền trị giá 50 triệu đồng, tổng 100 triệu đồng.
(PLM) - Vào khoảng 10 giờ 20 phút sáng 22/4, tại căn nhà số 16 Ngõ Trạm, phường Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã xảy ra cháy.
(PLM) - Theo phản ánh, trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh (thuộc Công ty TNHH Bê tông Minh Tâm An Khánh) nằm tại KĐT Kim Chung - Di Trạch nhiều lần bị cơ quan chức năng huyện Hoài Đức kiểm tra, xử phạt và yêu cầu dừng hoạt động để khắc phục sai phạm về môi trường. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn phớt lờ chỉ đạo của cơ quan chức năng, tiếp tục xả nước thải có dấu hiệu chưa qua xử lý ra môi trường. Và nhiều dấu hiệu bất thường khi mỗi ngày, có hàng chục xe chở bê tông gắn logo "Bê tông Chèm" vào hút bê tông mang đi tiêu thụ?
(PLM) - Bước chân trên mây – Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025 đã chính thức khép lại. Hai lần liên tiếp Trạm Tấu là nơi diễn ra giải đã mang lại hiệu ứng vượt xa những kỳ vọng của Ban Tổ chức. Và thành công lớn nhất xuất phát chính từ những bài viết, hình ảnh của 100 Nhà báo tham dự giải đã quảng bá nét đẹp về một Trạm Tấu “Ấm áp suối nguồn, bát ngát biển mây”, đưa nơi đây đến gần hơn với đông đảo bạn đọc trên cả nước. Khoảnh khắc chia tay với nhiều cảm xúc và tình cảm gửi lại Trạm Tấu cũng là chuẩn bị cho những hành trình chinh phục đỉnh cao mới của “Bước chân trên mây”, mang theo sứ mệnh của người làm báo để tiếp tục lan toả những thông điệp tích cực về những vùng đất “Bước chân trên mây” sẽ đi qua…
(PLM) - Khoảng 14h30 ngày 18-4, tại toà nhà Parkson, số 1 Thái Hà, bất ngờ xuất hiện một vụ hỏa hoạn. Khói và lửa bám theo góc toà nhà phía trên phố Tây Sơn khiến toàn bộ người dân đang làm việc trong toà nhà đồng loạt theo lối thoát hiểm chạy ra ngoài.
(PLM) - Mặc dù UBND tỉnh Yên Bái đã có Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhiều điểm tập kết, khai thác cát, sỏi tại các xã Mậu Đông, An Thịnh và thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên vẫn đang có dấu hiệu hoạt động trái phép gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, gây nguy cơ “chảy máu khoáng sản”, thất thoát nguồn thu cho ngân sách.
(PLM) - Chiều tối ngày 13/4, Báo Pháp luật Việt Nam cùng UBND huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái), Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt đã tổ chức lễ Tổng kết Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025. Cũng tại buổi lễ tổng kết, ông Trần Ngọc Hà – Phó tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cho biết tiếp nối thành công của mùa 2, báo sẽ tiếp tục tổ chức giải leo núi dành cho phóng viên, nhà báo các cơ quan báo chí trên cả nước ở mùa 3 với sự chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn, an toàn và hấp dẫn hơn. Đây là cam kết của Báo PLVN và những người có trách nhiệm, có tình cảm gắn bó với địa phương.
(PLM) - Chỉ sau 2 giờ 15 phút, Vận động viên Trịnh Hoàng Yên – số báo danh 025 đã xuất xắc vượt qua 12km cung đường Giải leo núi Bước chân trên mây lần 2 – Chinh phục đỉnh Tà Xùa để cán đích đầu tiên, qua đó chiến thắng thuyết phục ở bộ giải giành cho nam. Đây là lần thứ 2 liên tiếp vận động viên đến từ Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái tham dự và có thành tích vượt trội tại Giải leo núi “Bước chân trên mây”. Ở mùa giải đầu tiên được tổ chức, anh Trịnh Hoàng Yên từng phải về nhì , chức vô địch lần này càng trở nên đặc biệt, khẳng định sự bền bỉ và quyết tâm không ngừng nghỉ , qua đó giữ lại cúp vô địch ở lại tỉnh Yên Bái – địa phương 2 năm liền được chọn làm nơi tổ chức giải.
(PLM) - Sáng 12/4, hơn 100 nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước hào hứng "vào cuộc" tranh giải "Bước chân trên mây" chinh phục đỉnh Tà Xùa từ chân núi thuộc chòm Sáng Nhù, thôn Tà Xùa, xã Bản Công. Thời tiết tạo thuận lợi cho các vận động viên.
(PLM) - Kết luận thanh tra đột xuất việc chấp hành quy định của pháp luật lĩnh vực công chứng của Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đã chỉ ra nhiều tồn tại, thiếu sót, vi phạm của Văn phòng công chứng Nguyễn Liễu.
(PLM) - Vừa qua, Ban An toàn giao thông tỉnh Cà Mau có buổi làm việc với Đại diện Ban tổ chức Chương trình caravan Báo Pháp luật Việt Nam về việc phối hợp tổ chức "Sự kiện tuyên truyền phổ biến pháp luật an toàn giao thông học đường - lần 3 tại Cà Mau".
Tới tham dự buổi họp về phía Ban ATGT tỉnh Cà Mau có ông Nguyễn Thanh Bằng - Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh, ông Nguyễn Văn Đen – Phó Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, ông Tạ Minh Vũ - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, ông Kiều Minh Được - Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh, bà Phạm Như Quỳnh - Đại diện Sở Tài chính, cùng phóng viên Báo Cà Mau dự đưa tin. Về phía Ban tổ chức Caravan Báo Pháp Luật Việt Nam, có Ông Nguyễn Văn Nam - Phó Ban tổ chức thường trực, cùng đại diện nhà tài trợ bà Trần Ánh Hoa – Giám đốc Công ty Tân Phạm Nguyên và đại diện Câu lạc bộ Doanh Nhân và Pháp Luật tại TP. HCM.