Thứ hai 13/01/2025 08:51
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Nội chính - Tư pháp | Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Australia

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Australia

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Australia

TUYÊN BỐ CHUNG VỀ VIỆC NÂNG CẤP QUAN HỆ LÊN

ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN GIỮA VIỆT NAM VÀ AUSTRALIA

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, Việt Nam và Australia đã xây dựng mối quan hệ vững chắc và toàn diện trên cơ sở tin cậy chiến lược và hiểu biết lẫn nhau. Quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Australia công bố năm 2018 đã góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ trên tất cả các lĩnh vực. Quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước được củng cố thông qua sự bổ trợ lẫn nhau của hai nền kinh tế, sự tương đồng về lợi ích và gắn kết sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Hai bên chia sẻ tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bao trùm, ổn định, hòa bình, tự cường và thịnh vượng, không bị ép buộc, nơi độc lập, chủ quyền và luật pháp quốc tế được tôn trọng. Hai bên nhất trí tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên Hợp Quốc, và coi đây là nền tảng của hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới. Hai bên ghi nhận tầm quan trọng của khả năng chung của hai nước trong việc ứng phó với những thay đổi trong khu vực và cùng nhau giải quyết các thách thức chung.

Nhận thấy mối quan hệ hai nước hiện nay đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, ngài Anthony Albanese, Thủ tướng Australia và ngài Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng công bố nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược toàn diện tại Đối thoại lãnh đạo thường niên vào ngày 7/3/2024,nhân chuyến thăm chính thức Australia của ngài Phạm Minh Chính từ 7-9/3/2024. Điều này phản ánh kỳ vọng ở tầm mức cao đối với mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu sắc giữa hai nước.

Với việc tuyên bố quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, Chính phủ hai nước cam kết tiếp tục phát triển quan hệ trên tất cả các lĩnh vực và thúc đẩy mối quan hệ được nâng cấp trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng hệ thống chính trị của mỗi nước.

LÀM SÂU SẮC HƠN HỢP TÁC CHÍNH TRỊ, QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ TƯ PHÁP

Hai bên tiếp tục cam kết duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao thường xuyên trên tất cả các kênh giữa Đảng Cộng sản, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam với các chính đảng, Chính phủ và Quốc hội Australia; cũng như các cơ chế hợp tác song phương, trong đó có Đối thoại lãnh đạo thường niên.

Hai bên ghi nhận quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và tư pháp, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực thông qua giáo dục và đào tạo, trao đổi chuyên môn và hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình, cùng nhiều hoạt động khác. Hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ để mở rộng các chương trình hợp tác này, bao gồm việc nâng cấp hợp tác gìn giữ hòa bình lên Đối tác Gìn giữ hòa bình và nâng cấp Đối thoại an ninh cấp thứ trưởng hiện nay lên cấp bộ trưởng.

Hai bên cam kết thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật, hợp tác tình báo thông qua hợp tác chặt chẽ hơn giữa lực lượng cảnh sát, cơ quan hàng hải và biên giới của hai nước nhằm xác định và ngăn chặn các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia có thể ảnh hưởng tới lợi ích chung của hai nước, bao gồm buôn bán người, buôn bán ma túy, rửa tiền, khủng bố và tài trợ khủng bố, tội phạm mạng, bóc lột tình dục. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác về các vấn đề pháp lý và tư pháp mà hai bên cùng quan tâm.

Hai bên cam kết mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như công nghiệp quốc phòng, an ninh hàng hải, chia sẻ thông tin và tình báo; tăng cường hợp tác hàng hải, bao gồm hợp tác về quản lý tài nguyên biển bền vững và chống đánh bắt cá trái phép, không kiểm soát và không báo cáo; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng và công nghệ thiết yếu, bao gồm việc thông qua những sáng kiến xây dựng năng lực mạng để giải quyết các mối đe dọa an ninh mạng.


Hai bên tiếp tục triển khai tốt việc chia sẻ thông tin và dự báo về các vấn đề chiến lược hai bên cùng quan tâm liên quan đến an ninh và lợi ích quốc gia của mỗi nước.

THÚC ĐẨY GẮN KẾT KINH TẾ

Hai bên cam kết làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ thương mại và đầu tư song phương, tăng cường hợp tác kinh tế, tạo dựng môi trường thương mại và đầu tư cởi mở hơn thông qua hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Hai bên công nhận nhu cầu xây dựng chuỗi cung ứng bền vững và hướng tới đa dạng hóa thương mại để tăng cường năng lực chống chịu của nền kinh tế. Hai bên tái khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam-Australia, bổ trợ bằng việc triển khai Chiến lược kinh tế Đông Nam Á tới năm 2040 của Australia.

Hai bên thừa nhận tầm quan trọng của đầu tư chất lượng cao để hỗ trợ thúc đẩy thịnh vượng chung, kỹ năng và đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, năng suất, giao lưu nhân dân, trao quyền kinh tế cho phụ nữ và tăng trưởng kinh tế bao trùm cho tất cả mọi người trong sự đa dạng của họ. Hai bên sẽ thúc đẩy các biện pháp tiếp cận thị trường và tạo thuận lợi thương mại cho cả hai nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp. Hai bên khẳng định cam kết tăng cường trao đổi lao động thông qua việc tạo cơ hội cho công dân Việt Nam làm việc tại Australia và công dân Australia làm việc tại Việt Nam.

Hai bên cũng thừa nhận tầm quan trọng của việc thúc đẩy môi trường kinh doanh và pháp lý minh bạch, bao gồm hỗ trợ đầu tư và tài chính bền vững thông qua thị trường vốn và các cơ chế khác.

Hai bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ để đề cao hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, không phân biệt đối xử, công bằng, bao trùm, bình đẳng, minh bạch, và coi hệ thống thương mại đa phương là nền tảng cho môi trường thương mại quốc tế mở dựa trên nguyên tắc thị trường, với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đóng vai trò trung tâm. Hai bên tái khẳng định cam kết trong việc củng cố và cải tổ WTO, bao gồm cả các cơ chế giải quyết tranh chấp.

Hai bên tái khẳng định cam kết triển khai đầy đủ các hiệp định mà hai nước là thành viên, bao gồm Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hai bên sẽ tiếp tục hợp tác tại các cơ chế quốc tế khác như các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, Hội nghị Á-Âu (ASEM), WTO, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) để xây dựng môi trường thương mại và đầu tư ổn định, có thể dự đoán, bao trùm, minh bạch và tạo dựng lòng tin doanh nghiệp đối với mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ giữa hai nước, đồng thời giải quyết các thách thức thương mại mới và mới nổi.

Hai bên công nhận vai trò thiết yếu của các các tiêu chuẩn quốc tế và các phương pháp kiểm soát thực hành tốt nhất nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao sự tự cường và giải quyết các thách thức kinh tế, xã hội và môi trường toàn cầu. Hai bên khẳng định cam kết chung nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và tiếp thu các tiêu chuẩn quốc tế.

Hai bên cam kết tăng cường hơn nữa hợp tác nông nghiệp thông qua việc thúc đẩy thương mại và đầu tư, hợp tác giải quyết các thách thức chung trong khu vực và đẩy mạnh các sáng kiến hợp tác kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển năng lực nhằm hỗ trợ các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp trở nên cạnh tranh, tự cường và bền vững hơn.

Hai bên ghi nhận Australia là quốc gia cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lâu năm cho Việt Nam. Australia sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển thông qua các chương trình/dự án hợp tác trong khuôn khổ song phương, tiểu vùng và khu vực, tập trung vào các lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Hai bên ghi nhận những đóng góp liên tục của các tổ chức xã hội đối với chương trình nghị sự kinh tế-xã hội của Việt Nam. Hai bên công nhận tầm quan trọng của việc cung cấp vốn ODA kịp thời, hiệu quả và cam kết đảm bảo quy trình phê duyệt nội bộ hợp lý để đáp ứng mục tiêu này.

XÂY DỰNG TRI THỨC VÀ KẾT NỐI NHÂN DÂN

Hai bên công nhận vai trò then chốt của giao lưu nhân dân trong thúc đẩy quan hệ song phương và ghi nhận việc tăng cường gắn kết giữa cộng đồng và các tổ chức hữu nghị của nhân dân hai nước.

Hai bên công nhận đóng góp quan trọng của quan hệ đối tác tri thức và đổi mới sáng tạo đối với quan hệ hai nước và việc cải thiện đời sống người dân hai nước, cam kết tăng cường sự tham gia và vai trò lãnh đạo của các nhóm yếu thế, phụ nữ và trẻ em gái trong tất cả các lĩnh vực hợp tác.

Hai bên cam kết hợp tác để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam và tìm kiếm các cơ hội tăng cường hợp tác giáo dục và đào tạo thông qua đối thoại, cơ chế hợp tác, liên kết thể chế. Hai bên sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác và đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam để hỗ trợ các trường đại học Australia mở phân hiệu tại Việt Nam.

Hai bên cam kết hợp tác để hỗ trợ hình thành kỹ năng, bao gồm thông qua việc hỗ trợ Việt Nam phát triển các khuôn khổ và chính sách quốc gia nhằm khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp và xây dựng hệ thống giáo dục và dạy nghề hiệu quả. Hai bên cũng khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức giáo dục dạy nghề của Australia và Việt Nam và với khu vực tư nhân Việt Nam.


Hai bên hoan nghênh và tìm kiếm các cơ hội nhằm tăng cường đi lại và du lịch giữa hai nước. Hai bên cam kết thúc đẩy thế hệ trẻ hai nước đi du lịch và làm việc tại Việt Nam và Australia qua việc triển khai các Chương trình thị thực lao động kết hợp kỳ nghỉ tương ứng. Hai bên cũng cam kết tăng cường trao đổi sinh viên giữa hai quốc gia.

Hai bên công nhận những đóng góp quan trọng và vai trò của cộng đồng người Australia gốc Việt trong việc thúc đẩy giao lưu nhân dân và hợp tác kinh tế mạnh mẽ, tạo nền tảng cho mối quan hệ song phương. Hai bên sẽ tiếp tục tạo điều kiện để cộng đồng người Việt tại Australia và cộng đồng người Australia tại Việt Nam có những đóng góp quan trọng cho mối quan hệ song phương gần gũi giữa hai nước.

Hai bên tái khẳng định cam kết thúc đẩy và bảo vệ quyền con người phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như thúc đẩy và đóng góp vào công việc chung của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và các cơ chế liên quan. Hai bên sẽ tiếp tục duy trì đối thoại chân thành, thẳng thắn và xây dựng, bao gồm thông qua cơ chế Đối thoại nhân quyền thường niên. Hai bên sẽ tiếp tục hợp tác hướng tới xây dựng các xã hội bao trùm, tạo cơ hội bình đẳng cũng như tôn trọng quyền con người của tất cả mọi người, không phân biệt đối xử dưới bất kì hình thức nào.

Hai bên thừa nhận tầm quan trọng của hợp tác văn hóa trong việc làm sâu sắc hơn giao lưu nhân dân giữa Australia và Việt Nam, và sẽ tìm kiếm những cơ hội để tăng cường trao đổi và hợp tác văn hóa thông qua các loại hình nghệ thuật và các viện bảo tồn văn hóa.

Hai bên cam kết làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trong cải cách dịch vụ dân sự thông qua công tác quản trị và cải cách quy định hiệu quả. Trên tinh thần đó, hai bên tái khẳng định cam kết phát triển Trung tâm Việt Nam-Australia thành một nền tảng để xây dựng năng lực trong ngành dịch vụ công của Việt Nam và các nước láng giềng.

TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VỀ KHÍ HẬU, MÔI TRƯỜNG VÀ NĂNG LƯỢNG

Hai bên nhận thấy những tác động đáng kể mà cuộc khủng hoảng khí hậu đang gây ra trong khu vực và ghi nhận tầm quan trọng của việc triển khai các hành động cấp thiết và đầy tham vọng để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris, đồng thời vẫn đảm bảo sự thịnh vượng kinh tế khi hai bên tiến hành chuyển đổi nền kinh tế với mục tiêu đạt mức phát ròng bằng 0 vào năm 2050. Hai bên nhận thấy những thách thức chung cả Australia và Việt Nam đang phải đối mặt để ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc thông qua cách tiếp cận đầy tham vọng, hợp tác và chủ động để ứng phó với các thách thức trước mắt. Hai bên cam kết nắm bắt các cơ hội trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch ở mỗi nước để củng cố nền kinh tế và đóng góp vào mục tiêu giảm thiểu khí thải carbon toàn cầu. Hai bên sẽ hợp tác để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng ở Việt Nam nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với mục tiêu đưa phát ròng bằng 0 thông qua việc kích thích tăng mức tài chính và đầu tư của khu vực tư nhân vào nỗ lực giảm nhẹ và thích ứng của Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tăng cường quản trị.

Trong quá trình hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, hai bên cam kết sử dụng một loạt các nguồn lực của Australia, bao gồm vốn ODA, tài chính thương mại và xuất khẩu, tài chính khí hậu và chia sẻ chuyên môn giữa hai bên. Hai bên tiếp tục tìm kiếm các cơ hội hợp tác về ứng phó biến đổi khí hậu, thị trường carbon và phát triển kinh tế xanh.

Hai bên tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng khả năng chống chịu của môi trường, nông nghiệp thích ứng với khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, khoa học biển cho phát triển bền vững, giảm ô nhiễm nhựa, an ninh lương thực và nguồn nước, đặc biệt là ở khu vực Mekong, bao gồm thông qua cơ chế Đối tác Mekong-Australia.

Để thúc đẩy an ninh năng lượng chung trong quá trình chuyển đổi, hai bên sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và tài nguyên, bao gồm thông qua đẩy mạnh thương mại và đầu tư. Hai bên cũng tiếp tục phát triển chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo mới nổi, bền vững, đa dạng thông qua tích hợp giải pháp công nghệ giúp cả hai nước đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Hai bên tái khẳng định cam kết đối với cơ chế Đối thoại cấp bộ trưởng về năng lượng và khoáng sản và sẽ tìm kiếm cơ hội tăng cường hợp tác về hàng hóa, sản phẩm, công nghệ và dịch vụ liên quan đến hệ thống và phương tiện vận chuyển năng lượng, sản xuất điện, khai thác mỏ, chế biến, khoáng sản và các nhiên liệu hóa thạch bao gồm than, dầu và khí đốt.

HỖ TRỢ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Hai bên cam kết làm sâu sắc hơn hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ (bao gồm các công nghệ mới và công nghệ thiết yếu mới nổi), mạng và đổi mới sáng tạo. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác xây dựng năng lực trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hướng tới sự phát triển bền vững và bao trùm của hệ thống nghiên cứu và đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam, bao gồm hỗ trợ phụ nữ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

Hai bên sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường đại học, các tổ chức nghiên cứu của Australia và Việt Nam thông qua các sáng kiến để nâng cao chất lượng nghiên cứu, trao đổi kiến thức và đào tạo các nhà khoa học trẻ tài năng; thúc đẩy chuyển giao và áp dụng công nghệ an toàn và có trách nhiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs); cải thiện hệ sinh thái đổi mới quốc gia và xây dựng năng lực cho sự phát triển bền vững và toàn diện của hệ thống nghiên cứu và đổi mới quốc gia của Việt Nam.

Hai bên sẽ làm sâu sắc hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số và hôi nhập kỹ thuật số, trong đó có việc thông qua Bản ghi nhớ về kinh tế số, xác định các lĩnh vực ưu tiên cho hợp tác thương mại điện tử và bao gồm một kế hoạch triển khai. Hai bên tái khẳng định cam kết chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ Việt Nam và Australia nhằm tăng cường chuyển đổi chính phủ số và đạt được các mục tiêu của chính phủ số.


CỦNG CỐ HỢP TÁC KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ

Hai bên sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong các khuôn khổ song phương, ba bên và đa phương để ủng hộ các thể chế hướng tới một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở, ổn định và thịnh vượng. Hai bên cam kết thực hiện mục tiêu chung về củng cố và phát triển các thể chế khu vực, tiểu vùng và quốc tế để thúc đẩy các lợi ích chung về chính trị, kinh tế và an ninh cũng như giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hai bên sẽ khuyến khích các bên trong khu vực theo đuổi đối thoại như là bước đầu tiên xây dựng lòng tin, giảm leo thang căng thẳng, và có những bước tiến tích cực để duy trì một môi trường ngăn ngừa xung đột.

Hai bên công nhận Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đóng vai trò trung tâm đối với sự ổn định và thịnh vượng của khu vực, ủng hộ vai trò trung tâm và đoàn kết của ASEAN trong một cấu trúc khu vực rộng mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ, với nền tảng là luật pháp quốc tế. Hai bên sẽ làm sâu sắc hơn hợp tác trong các cơ chế do ASEAN dẫn dắt và hợp tác thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Australia-ASEAN một cách ý nghĩa, thực chất và cùng có lợi. Hai bên tái khẳng định ủng hộ đối với Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP) cũng như tầm quan trọng của các nguyên tắc được đặt ra trong AOIP trong việc định hình một khu vực hòa bình, an ninh và thịnh vượng.

Hai bên bày tỏ quan ngại trước những diễn biến tại Biển Đông và tái khẳng định cam kết đối với hòa bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải, hàng không, thương mại hợp pháp không bị cản trở, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý cũng như giải quyết tranh chấp, bao gồm các tranh chấp tại Biển Đông, bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Hai bên tái khẳng định Công ước đặt ra khuôn khổ pháp lý toàn diện đối với tất cả các hoạt động trên biển và đại dương. Hai bên tiếp tục kêu gọi thực hiện đầy đủ Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và bất kỳ bộ Quy tắc ứng xử nào trên Biển Đông cũng phải thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, cũng như không làm phương hại đến quyền lợi của quốc gia khác theo luật pháp quốc tế.

Hai bên công nhận tầm quan trọng của tiểu vùng Mekong thịnh vượng và tự cường cũng như nhu cầu hợp tác khu vực để giải quyết các thách thức chung như biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, quản lý nguồn nước xuyên biên giới, an ninh lương thực và bảo đảm an ninh khu vực. Hai bên cam kết tiếp tục hợp tác lâu dài để hỗ trợ sự hội nhập và phát triển bền vững của tiểu vùng, bao gồm thông qua cơ chế Đối tác Mekong-Australia và những người bạn của Mekong, ủng hộ các cơ chế khác do Mekong dẫn dắt để thúc đẩy khu vực tiểu vùng Mekong bền vững, tự cường và bao trùm.

Văn bản này được công bố vào ngày 7/3/2024, bằng hai bản gốc tiếng Việt và tiếng Anh có giá trị như nhau.

(https://baophapluat.vn/tuyen-bo-chung-ve-viec-nang-cap-quan-he-len-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-giua-viet-nam-va-australia-post505761.html)

Tags:

Bài liên quan
Tin bài khác
Dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ, không còn cấp tổng cục

Dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ, không còn cấp tổng cục

Trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ đề nghị tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bên trong của một số bộ, cơ quan ngang bộ.
Ông Đặng Xuân Phong làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Ông Đặng Xuân Phong làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Theo Quyết định của Bộ Chính trị, ông Đặng Xuân Phong - Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
Đón 41 hài cốt liệt sĩ hy sinh ở Campuchia về nước

Đón 41 hài cốt liệt sĩ hy sinh ở Campuchia về nước

(PLVN) - 41 hài cốt liệt sĩ được Đội K72 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước) tìm thấy sau khi đào tìm trên diện tích 24.000 m² tại hai tỉnh Kratie và Kampong Thom (Campuchia).
Chủ tịch nước dự chương trình

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.
Khai mạc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024

Khai mạc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024

(PLVN) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024.
Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

(PLVN) - Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đội ngũ trí thức đóng góp rất lớn trong thành tựu của đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đội ngũ trí thức đóng góp rất lớn trong thành tựu của đất nước

(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, đóng góp quý báu từ nguyên lãnh đạo, các trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ - những người luôn là nguồn cảm hứng, động lực và sức mạnh tinh thần to lớn trên con đường phát triển của đất
Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

(PLVN) - Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần
Làm tốt công tác tinh gọn bộ máy, then chốt là cơ cấu lại đội ngũ cán bộ

Làm tốt công tác tinh gọn bộ máy, then chốt là cơ cấu lại đội ngũ cán bộ

Làm tốt công tác tinh gọn bộ máy, then chốt là cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, Bộ Tư pháp,hhội nghị triển khai công tác năm 2025, Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(PLVN) - Từ ngày 06 đến ngày 08/01/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 53. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Quốc hội sắp xem xét, thông qua các luật liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Quốc hội sắp xem xét, thông qua các luật liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy

(PLVN) - Sáng 7/01, tiếp tục Phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. Theo đó, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét, thông qua đối với 7 nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ, không còn cấp tổng cục

Dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ, không còn cấp tổng cục

Trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ đề nghị tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bên trong của một số bộ, cơ quan ngang bộ.
Ông Đặng Xuân Phong làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Ông Đặng Xuân Phong làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Theo Quyết định của Bộ Chính trị, ông Đặng Xuân Phong - Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
Đón 41 hài cốt liệt sĩ hy sinh ở Campuchia về nước

Đón 41 hài cốt liệt sĩ hy sinh ở Campuchia về nước

(PLVN) - 41 hài cốt liệt sĩ được Đội K72 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước) tìm thấy sau khi đào tìm trên diện tích 24.000 m² tại hai tỉnh Kratie và Kampong Thom (Campuchia).
Bắt tạm giam cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu

Bắt tạm giam cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu

(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu mới khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phạm Quốc Nam - cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Liên tiếp xử lý các đối tượng vận chuyển, mua bán pháo hoa nổ tại Hà Nội

Liên tiếp xử lý các đối tượng vận chuyển, mua bán pháo hoa nổ tại Hà Nội

(PLVN) - Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) mới liên tiếp bắt giữ, khởi tố 2 vụ, 3 đối tượng có hành vi vận chuyển, buôn bán hàng cấm là pháo hoa nổ.
Con đường tại Hà Nội bị "thắt cổ chai" vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường tại Hà Nội bị "thắt cổ chai" vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.
Bến Tre: Khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam - "Cây cầu nối những bờ vui"

Bến Tre: Khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam - "Cây cầu nối những bờ vui"

(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo động lực mới, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo động lực mới, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc

(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .

Hà Nội triển khai quyết định của Thủ tướng về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô

Hà Nội triển khai quyết định của Thủ tướng về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô

(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Người đi bộ không đúng quy định cũng bị xử phạt kể từ ngày 1/1/2025

Người đi bộ không đúng quy định cũng bị xử phạt kể từ ngày 1/1/2025

(PLM) - Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe.

Dấu ấn đặc trưng của bộ Lịch Công an nhân dân

Dấu ấn đặc trưng của bộ Lịch Công an nhân dân

(PLM) - Lịch Tết là một ấn phẩm văn hóa đã đi sâu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Mỗi dịp đón năm mới, nhiều gia đình Việt lại treo lên tường cuốn lịch Tết, không chỉ để xem ngày tháng, hay trang trí trong nhà. Đặc biệt, Lịch Công an nhân dân, ấn phẩm văn hóa mang đặc trưng riêng của lực lượng công an. Trở thành quà tặng nhiều ý nghĩa của cán bộ chiến sĩ dành tặng thân nhân, bạn bè mỗi dịp Tết đến xuân về.

N-Collagen Đông trùng tổ yến Plus có dấu hiệu vi phạm quảng cáo như thần dược?

N-Collagen Đông trùng tổ yến Plus có dấu hiệu vi phạm quảng cáo như thần dược?

(PLM) - Thời gian vừa qua, trên một số trang mạng xã hội facebook như: N-Collagen, Trần Thị Bích Ngân…và tại các website: kemncollagen.com/, myphamkis22.vn/, ncollagen.com.vn/... đang xuất hiện hàng loạt các quảng cáo về sản phẩm N-Collagen đông trùng tổ yến Plus + có dấu hiệu vi phạm quảng cáo. Sản phẩm đang được “nổ” hàng loạt công dụng như: “Giải pháp giúp nám “rời xa”; điều hòa và cân bằng nội tiết; giảm nám do rối loạn nội tiết; dưỡng da trắng sáng, đều màu; ngừa mụn nội tiết, mờ thâm sạm; cải thiện độ đàn hồi, ngăn lão hoa; tái tạo da sau biến đổi nội tiết…”. Tuy vậy, N-Collagen đông trùng tổ yến Plus thực chất chỉ là một loại thực phẩm bổ sung với các chiết xuất được ghi trên bao bì là bình vôi, lạc tiên, tâm sen…mà không phải là dược phẩm.

Cổ động viên hân hoan đón đội tuyển Việt Nam trở về cùng chiếc cúp vô địch

Cổ động viên hân hoan đón đội tuyển Việt Nam trở về cùng chiếc cúp vô địch

(PLM) - Ngay khi vừa đáp xuống sân bay Nội Bài, đội tuyển bóng đá Việt Nam sau chức vô địch ASEAN Cup 2024 trên đất Thái Lan đã được đón tiếp trong vòng tay của hàng nghìn người hâm mộ đứng dọc các tuyến đường.

Quất Tết khan hiếm, nhà vườn rục rịch nhận cọc sớm để tránh "hớ" giá

Quất Tết khan hiếm, nhà vườn rục rịch nhận cọc sớm để tránh "hớ" giá

(PLM) - Tết Nguyên đán năm nay, thị trường cây cảnh đặc biệt là quất Tết đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung do thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3. Giá quất dự báo sẽ tăng mạnh, khiến các nhà vườn đắn đo khi nhận cọc sớm, trong khi thương lái đã bắt đầu săn tìm những cây quất đẹp, đặc biệt là các giống quất mini và quất thế.

Yên Định, Thanh Hoá: Tuyến đường đê qua xã Định Tăng mới thi công chưa nghiệm thu đã có dấu hiệu nứt gãy

Yên Định, Thanh Hoá: Tuyến đường đê qua xã Định Tăng mới thi công chưa nghiệm thu đã có dấu hiệu nứt gãy

(PLM) - Theo người dân phản ánh đường đê thuộc xã Định Tăng huyện Yên Định Tỉnh Thanh Hóa dù mới thi công thậm chí chưa được nghiệm thu nhưng đã nứt ở rất nhiều vị trí khiến người dân lo ngại về chất lượng công trình.

TP. Móng Cái, Quảng Ninh: Xe tải trọng lớn phớt lờ biển báo, xuyên vào nội đô gây nguy cơ mất ATGT

TP. Móng Cái, Quảng Ninh: Xe tải trọng lớn phớt lờ biển báo, xuyên vào nội đô gây nguy cơ mất ATGT

(PLM) - Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh xuất hiện nhiều xe trọng tải lớn chở đất từ mỏ đất xã Quảng Thành (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) vào nội đô có dấu hiệu quá tải, hoạt động với tần suất cao tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường.