Thứ hai 20/01/2025 19:02
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Văn hóa - Giải trí | 300 năm ngày sinh La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp (1723 - 2023): Người tâm huyết với đạo học

300 năm ngày sinh La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp (1723 - 2023): Người tâm huyết với đạo học

Theo sử, Nguyễn Thiếp (1723 - 1804), quê Hà Tĩnh, nhưng lập nghiệp ở Nghệ An. Khi vua Quang Trung kéo quân ra Bắc diệt quân Thanh đã dừng lại ở Nghệ An, ba lần viết thư mời Nguyễn Thiếp xuống núi. Ông không nhận lời xuống núi làm quân sư nhưng vẫn cho Quang Trung lời khuyên và giúp nhà vua việc lập Phượng Hoàng Trung Đô.

Quang Trung ba lần tới lều cỏ mời Nguyễn Thiếp

Nguyễn Thiếp được sinh ra trong một gia đình hiếu học tại làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang (nay thuộc Can Lộc, Hà Tĩnh). Ông là một trong bốn nhân vật được giới học thuật xếp vào hàng phu tử (nhà hiền triết) trong lịch sử dân tộc.

Từ nhỏ Nguyễn Thiếp đã bộc lộ thiên chất thông minh, học rộng, hiểu sâu, sớm nhận biết được nhân tình thế thái, được theo học với người chú Nguyễn Hành (Nguyễn Hành đậu tiến sĩ năm 1733) làm quan Hiến sát sứ ở Thái Nguyên nên cụ sớm hiểu biết được cuộc sống nơi chốn quan trường.

Năm 1743, ông đi thi Hương và đậu hương giải, được bổ làm Huấn Đạo rồi thăng Tri Huyện Thanh Chương (Nghệ An). Ra làm quan giữa thời buổi nhiễu nhương, với cảnh tượng “chúa ác, vua hèn”, giặc giã liên miên, càng ngày Nguyễn Thiếp càng bộc lộ nỗi ưu thời mẫn thế, chán ghét chốn quan trường.

Năm 1786, Nguyễn Thiếp quyết định rũ áo, từ quan, lên núi Thiên Nhẫn lập trại và bắt đầu sống cuộc đời ẩn cư với danh hiệu La Sơn Phu Tử. Ông đã dạy học và đi đây đó khắp núi Hồng, sông Lam. Qua hơn 10 năm dạy học trong nhân dân, uy tín của Nguyễn Thiếp được lưu truyền, lan tỏa khắp cả nước. Ông nổi tiếng là người đạo hạnh thanh cao, có trình độ uyên bác. Cả nước hâm mộ tôn ông là bậc thầy. Ông cũng là con người cao sĩ, sống ẩn dật. Chúa Trịnh nhiều lần mời ông ra làm quan, nhưng ông từ chối. Chỉ đến khi vua Quang Trung kiên nhẫn cầu hiền đến ba lần, ông mới nhận lời giúp.

Sau khi đại thắng quân Thanh, năm 1791, vua Quang Trung cho mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân để bàn việc quốc gia đại sự. Cảm động trước sự chân tình của vị vua “áo vải cờ đào”, ông nhận lời giúp vua, cứu nước, đã có những đóng góp to lớn cho nhà Tây Sơn với cương vị cố vấn cấp cao của triều đình, được vua Quang Trung hết mực tin tưởng.

Vua biết ông không thích tham gia chính sự nên nhờ giải quyết những việc có tính chất học thuật và đặc biệt giao hẳn việc tổ chức nền giáo dục mới. Ngay tại khoa thi Hương đầu tiên dưới triều đại Quang Trung (tổ chức ở Nghệ An vào năm 1789), Nguyễn Thiếp được cử làm Đề điệu kiêm Chánh Chủ khảo.

Ông khuyên nhà vua hòa hoãn với nhà Thanh để tập trung xây dựng đất nước trở thành một quốc gia cường thịnh. Vua Quang Trung rất quý trọng học vấn và tư cách của Nguyễn Thiếp, phong ông là La Sơn phu tử, gọi là tiên sinh không gọi tên. Vua còn tin tưởng giao cho ông việc thẩm định đức độ và tài năng của những người mới ra hợp tác với nhà Tây Sơn. Đặc biệt hơn, vua còn giao cho ông trọng trách lựa chọn địa điểm để xây dựng kinh đô mới của triều đại nhà Tây Sơn tại khu vực giữa núi Dũng Quyết, thành phố Vinh, Nghệ An. Kinh đô mới được đặt tên là Phượng Hoàng Trung Đô.

Năm 1791, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tấu lên vua ba việc về đạo làm vua. Một là vua phải làm thế nào để thực hiện một ông vua có đức. Hai là vua phải làm thế nào để lòng dân quy thuận. Ba là việc giáo dục phải tổ chức thế nào cho hiệu quả.

Chấn hưng giáo dục sau chiến tranh

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên và bạn bè thăm mộ cụ Nguyễn Thiếp tại xã Nam Kim (Nam Đàn, Nghệ An), bên cạnh mộ bà chính thất.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên và bạn bè thăm mộ cụ Nguyễn Thiếp tại xã Nam Kim (Nam Đàn, Nghệ An), bên cạnh mộ bà chính thất.

Sau khi đăng quang Hoàng đế vào năm 1788, Quang Trung đã ban hành Chiếu lập học, văn bản do Ngô Thì Nhậm soạn thảo. Chiếu này nhấn mạnh tầm quan trọng và tính cấp bách của việc học như sau: “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu, tìm lẽ trị bình, tuyển nhân tài làm gấp. Trước kia bốn phương xảy ra nhiều việc biến động, chế độ học hành không được sửa sang, phép khoa cử dần dần sa sút, nhân tài ngày một khan hiếm. Việc đời lúc trị, lúc loạn là lẽ tuần hoàn. Song sau khi loạn càng cần phải hưng khởi chấn chỉnh, lập giáo hoá đặt khoa cử. Đó là quy mô lớn chuyển loạn thành trị vậy.”

Quan điểm giáo dục của Nguyễn Thiếp giúp nhà Tây Sơn cải cách giáo dục là: “Giáo dục tốt thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều cương chính, thiên hạ trị”. Theo Nguyễn Thiếp, việc học cần ở chỗ thiết thực. “Người không học, không biết đạo”, ông cho rằng kẻ đi học chỉ để học điều ấy. Ông cũng cho rằng sự học thời Lê - Trịnh không còn giữ được điều cơ bản trên, “người ta chỉ tranh đua học từ chương, cốt cầu công danh mà quên hẳn sự học tam cương, ngũ thường”, từ đó dẫn đến tình trạng “chúa tầm thường, tôi nịnh hót, quốc phá gia vong”.

Thời đó, vua Quang Trung muốn mời La Sơn phu tử ở tại Phú Xuân dạy học cho chính mình nhằm chấn hưng nền giáo dục của đất nước nhưng Nguyễn Thiếp đã về trường cũ, tiếp tục hàng loạt cải cách giáo dục theo sự gợi ý của vua.

Những lời tấu trong bản Luận học pháp của Nguyễn Thiếp đã được vua nghe theo. Ngày 20/8/1791, nhà vua ban chiếu lập “Sùng Chính thư viện” và mời ông làm Viện trưởng. Sau đó nhà vua tiếp tục ban bố Chiếu lập học, khuyến khích các xã mở trường học, những người đã trúng tuyển ở kỳ thi cũ phải thi lại, những người dùng tiền bạc để mua bằng cấp thì phải thu hồi.

Công việc của Viện Sùng Chính có ý nghĩa rất lớn đối với việc đặt cơ sở cho công cuộc cải cách giáo dục của nhà Tây Sơn. Công lao lớn nhất của Nguyễn Thiếp là thực hiện chủ trương của vua Quang Trung đề cao chữ Nôm, đưa chữ Nôm trở thành văn tự chính thức của nước ta. Ông đã dịch nhiều bộ sách quan trọng từ chữ Hán sang chữ Nôm, như các bộ: Tiểu học, Tứ thư (gồm 32 tập) và các bộ Kinh thi, Kinh thư, Kinh dịch... sang chữ Nôm để chuẩn bị quy chế mới về học tập và thi cử dưới thời Tây Sơn.

Tháng 9/1792, vua Quang Trung đột ngột băng hà, mọi lo toan cho sự nghiệp giáo dục của La Sơn Phu tử bị đứt quãng; mọi cố gắng của ông cũng thành dang dở. Sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh vẫn có lòng kính trọng nhất định, ngỏ ý muốn mời Nguyễn Thiếp ra giúp triều đình nhưng ông đã từ chối. Nguyễn Thiếp về lại Thiên Nhẫn, tiếp tục sống cuộc đời ẩn dật như xưa, không bận lòng đến thế sự. Hai năm sau, ngày 25 tháng Chạp năm Quý Hợi (1804), ông mất tại quê nhà.

Ông Nguyễn Xuân Hải, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh đánh giá: “La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp có nhiều đóng góp với vua Quang Trung ở các lĩnh vực sau: Thứ nhất, thống nhất với vua Quang Trung thời cơ đánh quân Thanh (Chiến lược “thần tốc” là do ông nêu ra. Ông cũng khẳng định trước là vua Quang Trung sẽ thắng). Thứ hai, nhận chức Viện trưởng Viện Sùng chính, chỉ đạo việc dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm, góp phần đưa chữ Nôm trở thành ngôn ngữ chính của nước ta thời bấy giờ. Thứ ba, đề xuất với vua Quang Trung chính sách giáo dục tiến bộ, nhấn mạnh việc chính học, việc giảng dạy đạo đức trong trường học, tiến hành cải cách giáo dục góp phần thu hút nhân tài cho đất nước. Với tầm hiểu biết sâu rộng, kiến thức uyên bác, ông được vinh danh là một trong những nhà giáo ưu tú nhất thời phong kiến.

Đương thời, Nguyễn Thiếp được người dân suy tôn làm Phu tử, uy tín lừng lẫy. Ông tuy không có địa vị khoa bảng cao, chỉ dạy học rồi lui về ở ẩn nhưng vẫn vang danh cả nước được người dân nể phục. Danh tiếng của ông do phẩm chất cao thượng, quá trình tu dưỡng và những đóng góp của ông cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục mà thành.

Nguyễn Thiếp là tấm gương sáng chói về tri thức và đạo đức cho nhiều thế hệ ở Việt Nam. Cụ là người duy nhất được cả vua, cụ thể là Hoàng đế Quang Trung, lẫn dân gian vinh danh “Phu Tử”. Nguyễn Thiếp cũng là trường hợp duy nhất trong lịch sử nước ta được tất cả các quân vương đương thời, từ Chúa Trịnh Sâm, Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ, Hoàng đế Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản cho đến Chúa Nguyễn Ánh, trọng vọng và khẩn cầu giúp trị nước. Đặc biệt, Nguyễn Huệ đã 7 lần gửi thư, chiếu cho cụ và 4 lần hội kiến với cụ. Trong tư cách cố vấn tối cao của Hoàng đế Quang Trung cả trong thời chiến lẫn thời bình, Nguyễn Thiếp thực sự là một vị quốc sư. Chính trên cương vị này Nguyễn Thiếp đã có những đóng góp to lớn và nổi trội cho quốc gia và dân tộc Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về giáo dục”.

Tuấn Ngọc (https://baophapluat.vn/300-nam-ngay-sinh-la-son-phu-tu-nguyen-thiep-1723-2023-nguoi-tam-huyet-voi-dao-hoc-post494247.html)

Tags:

Bài liên quan
Tin bài khác
Vinh danh những cá nhân đóng góp cho sự phát triển của phong trào Cầu mây

Vinh danh những cá nhân đóng góp cho sự phát triển của phong trào Cầu mây

(PLVN) - Sáng 19/1, Liên đoàn Cầu mây Việt Nam tổ chức Gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025, trao tặng bằng khen tới các tổ chức, cá nhân đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của phong trào Cầu mây Việt Nam.

'Hòa nhạc Ánh sáng - Chào năm mới 2025' - khát vọng bước vào kỷ nguyên mới

(PLVN) - Tối 18/1, tại quận Tây Hồ (Hà Nội), chương trình nghệ thuật đặc sắc “Hòa nhạc Ánh sáng - Chào năm mới 2025” diễn ra, mở màn cho Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Hà Nội 2025.
Liệu Hà Nội FC có nhường SHB Đà Nẵng ?

Liệu Hà Nội FC có nhường SHB Đà Nẵng ?

(PLVN) - Hà Nội FC và SHB Đà Nẵng liệu có nhường nhau điểm số vì "tình anh em"?
Thú vị chuyện của 1.307 vị tiến sĩ được

Thú vị chuyện của 1.307 vị tiến sĩ được 'kể' qua bia đá

(PLVN) - Những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ được thể hiện đơn thuần qua những hàng chữ Nho hay hoa văn trang trí trên mặt bia. Ẩn sau lớp mặt đá khô cứng và câm lặng đó là hàng ngàn câu chuyện thú vị về cuộc đời và sự nghiệp của hơn 1.307 vị tiến sĩ đang chờ đợi các thế hệ sau tìm hiểu.
Ông Kim Sang Sik trở lại Việt Nam sớm

Ông Kim Sang Sik trở lại Việt Nam sớm

Ông Kim Sang Sik trở lại Việt Nam sớm, HLV Kim Sang Sik, guồng quay công việc, mục tiêu mới trong năm 2025
Táo quân 2025 có sự trở lại của những gương mặt quen thuộc

Táo quân 2025 có sự trở lại của những gương mặt quen thuộc

Táo quân 2025 có sự trở lại của những gương mặt quen thuộc, chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Thiên đình, ‘xoá tên’, ‘sáp nhập’ với Táo khác
Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt

Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt

Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt, múa rối nước - di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam, duy trì và phát huy giá trị truyền thống
Hải Phòng tổ chức bắn pháo hoa tại 13 điểm trong đêm giao thừa

Hải Phòng tổ chức bắn pháo hoa tại 13 điểm trong đêm giao thừa

(PLVN) - Đêm giao thừa Tết Nguyên đán xuân Ất Tỵ 2025 , TP Hải Phòng sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 7 điểm tầm cao và 6 điểm tầm thấp trong thời gian từ 8 đến 15 phút .
Thời tiết ngày 17/1: Bắc Bộ ngày nắng, đêm không mưa

Thời tiết ngày 17/1: Bắc Bộ ngày nắng, đêm không mưa

(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hôm nay, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc duy trì thời tiết ít mây, ngày nắng, đêm không mưa, sáng và đêm trời rét, có nơi rét đậm, rét hại.
Hà Nội sẽ cấm nhiều tuyến đường phục vụ chương trình

Hà Nội sẽ cấm nhiều tuyến đường phục vụ chương trình 'Hòa nhạc ánh sáng'

(PLVN) - Ban Tổ chức Chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” vừa có thông báo về phương án phân luồng giao thông để tổ chức chương trình trong hai ngày 17/1 và 18/1/2025.
An toàn du lịch vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ

An toàn du lịch vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ

(PLVN) - Tết Nguyên đán năm 2025, người dân được nghỉ liên tục 9 ngày, đây là thời gian nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn diễn ra. Bên cạnh việc vui chơi, trải nghiệm, tham quan các điểm đến hấp dẫn, du khách cần lưu ý đảm bảo an toàn để có một kỳ nghỉ trọn vẹn niềm vui.
Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

(PLVN) - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, làng Chuông vẫn lặng lẽ gìn giữ hơi thở truyền thống qua từng chiếc nón lá tinh khôi. Từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cao tuổi đến niềm đam mê cháy bỏng và tâm huyết của lớp nghệ nhân trẻ, mỗi chiếc nón nơi đây không chỉ là biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà còn vươn ra thế giới, trở thành nhịp cầu kết nối hồn quê với bạn bè quốc tế. "Muốn ăn cơm trắng cá trê / Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình 'Xuân Quê hương 2025'

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình 'Xuân Quê hương 2025'

Chiều 19/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình.
Ông Quản Minh Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng

Ông Quản Minh Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng

(PLVN) - Ngày 19/1, tại tỉnh Cao Bằng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã trao Quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công, điều động ông Quản Minh Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Quyết định mới về nhân sự của Thủ tướng

Quyết định mới về nhân sự của Thủ tướng

(PLVN) - Theo Quyết định của Thủ tướng, ông Trịnh Mạnh Linh, Trợ lý Thủ tướng Chính phủ được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Hôm nay (20/1), tuyên án với bị cáo Mai Tiến Dũng

Hôm nay (20/1), tuyên án với bị cáo Mai Tiến Dũng

(PLVN) - Dự kiến hôm nay (20/1), TAND Hà Nội sẽ tuyên án với cựu Bộ trưởng, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và các bị cáo trong vụ án sai phạm tại dự án Sài Gòn – Đại Ninh (SGĐN, tỉnh Lâm Đồng).
Người đàn ông ở Hà Nội mất gần 500 triệu đồng vì 'bẫy lừa' không mới

Người đàn ông ở Hà Nội mất gần 500 triệu đồng vì 'bẫy lừa' không mới

(PLVN) - Một người đàn ông ở quận Thanh Xuân, TP Hà Nội, bị mất gần 500 triệu đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo.
Bắt giữ 2 đối tượng truy nã ở Đồng Nai

Bắt giữ 2 đối tượng truy nã ở Đồng Nai

(PLVN) - Việc bắt giữ thành công các đối tượng truy nã không chỉ góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng mà còn khẳng định sự nỗ lực của lực lượng công an trong việc đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
Trao lời “Tết ấm”, gửi lời “Xuân thương”

Trao lời “Tết ấm”, gửi lời “Xuân thương”

(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).

Tái diễn tình trạng đổ trộm phế thải trên đường Nguyễn Xiển

Tái diễn tình trạng đổ trộm phế thải trên đường Nguyễn Xiển

(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.

Tai nạn gây ùn tắc nghiêm trọng trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu

Tai nạn gây ùn tắc nghiêm trọng trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu

(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.

Bộ Tư pháp: Tạo môi trường làm việc thuận lợi thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

Bộ Tư pháp: Tạo môi trường làm việc thuận lợi thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là "chìa khóa vàng" hiện thực hóa khát vọng đất nước

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là "chìa khóa vàng" hiện thực hóa khát vọng đất nước

(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Hà Nội yêu cầu đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào hoạt động trước ngày 20/1

Hà Nội yêu cầu đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào hoạt động trước ngày 20/1

(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.

Bến Tre: Khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam - "Cây cầu nối những bờ vui"

Bến Tre: Khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam - "Cây cầu nối những bờ vui"

(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo động lực mới, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo động lực mới, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc

(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .

Hà Nội triển khai quyết định của Thủ tướng về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô

Hà Nội triển khai quyết định của Thủ tướng về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô

(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Người đi bộ không đúng quy định cũng bị xử phạt kể từ ngày 1/1/2025

Người đi bộ không đúng quy định cũng bị xử phạt kể từ ngày 1/1/2025

(PLM) - Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe.