Những ngày tháng Ba, Gạc Ma - một cái tên luôn nhắc nhở các thế hệ người Việt Nam hôm nay về một ký ức bi tráng không thể nào quên.
Vào ngày này cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, 64 chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông.
Máu các anh hòa cùng biển cả, tạo thành một tượng đài bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tình yêu biển đảo Tổ quốc.
Máu các anh hòa cùng biển cả
“Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng” - câu nói của Anh hùng liệt sỹ, thiếu úy Trần Văn Phương, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma lúc ấy không chỉ thể hiện khí phách anh hùng, mà còn là tư thế của người làm chủ thực sự biển đảo dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Chủ quyền quốc gia là tối thượng, bất khả xâm phạm. Các thế hệ người Việt Nam đã đổ biết bao công sức, máu xương để xác lập chủ quyền, giữ gìn lãnh thổ, các vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Cách đây hàng trăm năm, những người con ưu tú của nước Việt Nam đã vượt muôn vàn khó khăn, gian khổ, xả thân giữa biển khơi mênh mông vì chủ quyền đất nước. Những câu ca lưu truyền trong dân gian còn tới hôm nay, như: "Hoàng Sa đi có về không - Lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi" là minh chứng cụ thể nhất cho sự quả cảm, các kỳ tích mà họ đã lập nên.
![]() |
Trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc ở Gạc Ma thức tỉnh trái tim người Việt về nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Trong ảnh: Chiến sỹ đảo Chim (quần đảo Trường Sa) canh gác bảo vệ đảo. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) |
Tinh thần quả cảm của thế hệ ông cha lại được thế hệ sau nối tiếp. Ngày 14/3/1988, 64 người lính bảo vệ đảo Gạc Ma, trong cuộc chiến không cân sức, đã vĩnh viễn nằm xuống dưới làn mưa đạn.
Nơi đầu sóng, ngọn gió, phương tiện vũ khí hạn chế, không có bờ đất, công sự che thân, nhưng với tình yêu đất nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cán bộ, chiến sỹ các lực lượng trên 3 con tàu HQ 604, HQ 605 và HQ 505 và lực lượng bảo vệ đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao đã nêu cao ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm, quyết tâm đến cùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Sau khi uy hiếp nhưng không làm lay chuyển được tinh thần cán bộ chiến sỹ của ta, các tàu chiến của địch đã dùng súng, pháo bắn thẳng vào tàu của chúng ta, làm tàu HQ 604 bốc cháy và chìm rất nhanh.
Tại đảo Gạc Ma, các cán bộ chiến sỹ đã nắm chặt tay nhau tạo thành vòng tròn bảo vệ lá cờ Tổ quốc, lấy thân mình quyết tâm giữ đảo.
Sự kiện các chiến sĩ nắm chặt tay nhau tạo thành “Vòng tròn bất tử” bảo vệ đảo Gạc Ma vào ngày 14/3/1988, mặc cho pháo đạn kẻ thù dội vào đã trở thành biểu tượng bất khuất của lòng yêu nước.
![]() |
Hồ nước “Vòng tròn bất tử” thiêng liêng tại Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN) |
64 người lính bảo vệ đảo Gạc Ma đã gác lại bao ước mơ hoài bão và dâng hiến tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ những cột mốc tiền tiêu. Máu của các anh lẫn vào biển xanh, xương của các anh đã thấm vào lòng đảo, tên các anh được đời đời thế hệ hôm nay và mai sau ghi nhớ.
Tròn 10 năm đặt viên đá đầu tiên xây nơi lưu giữ ký ức Gạc Ma
Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma giờ đây là nơi lưu truyền câu chuyện về những tấm gương đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Khu tưởng niệm được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khởi công xây dựng năm 2015 trên vùng đất rộng 2,5 ha, hoàn thành giai đoạn 1 dự án vào năm 2017. Kinh phí xây dựng khu tưởng niệm đến từ đóng góp của đoàn viên, người lao động, doanh nghiệp, nhân dân trong và ngoài nước, với ước muốn có một không gian thiêng liêng, để gia đình, thân nhân, đồng bào cả nước thăm viếng, tưởng niệm những chiến sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
Nơi này đang trưng bày 156 tư liệu về Hoàng Sa - Trường Sa, về biển đảo Việt Nam và chiến sĩ Gạc Ma. Trong đó, 31 kỷ vật của chiến sĩ hy sinh trong trận chiến Gạc Ma được các gia đình liệt sĩ trao tặng. Ban quản lý đã hệ thống hóa toàn bộ, đánh số hiệu để người dân và du khách dễ dàng tham quan.
![]() |
Tượng đài Chiến sĩ Gạc Ma cao hơn 15 m tại khu tưởng niệm, có chủ đề "Những người nằm lại phía chân trời", lấy cảm hứng từ hình ảnh 64 chiến sĩ nắm tay nhau quyết tâm bảo vệ lá cờ Tổ quốc, khẳng định chủ quyền Việt Nam tại đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 (Ảnh: Dân trí) |
Theo Ban Quản lý Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, từ khi đưa vào hoạt động đến nay, khu tưởng niệm này đã đón hơn 2.700 đoàn, khoảng 600.000 lượt viếng thăm của người dân cả nước. Trong đó, nhiều đoàn viếng thăm đã chọn khu tưởng niệm này là địa chỉ đỏ để kết nạp đảng viên với tổng số 102 đảng viên mới; khen thưởng, tuyên dương 158 học sinh, 132 cán bộ, đoàn viên; tặng quà 104 trường hợp có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.
Tháng 7/2024, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án kiến trúc, cảnh quan công trình Bảo tàng Trường Sa, thuộc giai đoạn 2 dự án Khu tưởng niệm Gạc Ma. Tổng thể hình khối kiến trúc Bảo tàng Trường Sa với 3 nhánh vươn mình về Trường Sa - Biển Đông kết nối với Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma về hướng biển. Công trình dự kiến khởi công trong năm nay, khi hoàn thành, mỗi khu sẽ trưng bày có chủ đề riêng, trong đó thể hiện đậm nét nhất là về biển đảo, về Trường Sa.
Lá thư cuối cùng của người chiến sĩ Gạc Ma
Tại Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa), dưới mặt đất là nơi bảo quản, lưu giữ những hiện vật liên quan đến cuộc đời và gia đình các liệt sĩ Gạc Ma.
Trong đó, có lá thư cuối cùng của liệt sĩ Nguyễn Văn Phương (quê ở tỉnh Thái Bình). Lá thư do liệt sĩ viết vào ngày 6/3/1988, tại Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, 8 ngày trước khi anh hy sinh tại đảo Gạc Ma.
"Gia đình cứ yên tâm, đừng nghĩ ngợi nhiều cho con. Con ra đi sẽ không: hẹn ngày về…". Dòng thư tái bút "Từ nay, con sẽ không viết thư về nữa đâu vì công việc bận, bưu điện lại quá xa. Mong gia đình thông cảm cho con và gia đình đừng viết thư cho con. Nếu viết, con cũng không nhận được...".
![]() |
Ảnh: Tiền phong |
Hai ngày sau khi bức thư đến tay ông Nguyễn Văn Mạo - bố liệt sĩ Nguyễn Văn Phương, cũng là lúc ông nhận được tin con trai hy sinh. Lá thư được gia đình cất giữ, sau đó bàn giao cho khu tưởng niệm trưng bày.
Hằng năm, Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma đón hàng chục nghìn người đến tham quan. Đây được xem là "chốn đi về" của những người con hy sinh trên biển đảo để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Cũng là nơi để thế hệ hôm nay và mai sau đến tưởng nhớ, tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Minh Trang (tổng hợp)
(PLM) - Sáng ngày 13/5, tại Cơ sở 2 của Trường Đại học Luật Hà Nội tại Bắc Ninh, Đoàn kiểm tra của Cục Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm đánh giá tiến độ thi công cũng như tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Đoàn do đồng chí Phan Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính, Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.
(PLM) - Ngày 14/05/2025 tại trường Đại học Công đoàn đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “ Du lịch xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu: Thực trạng và giải pháp”. Sau nhiều giờ làm việc, hội thảo đã trình bày nhiều tham luận quan trọng, chỉ ra nhiều giải pháp mang tính vĩ mô và vi mô giúp định hình chiến lược phát triển du lịch bền vững, có giá trị thực tiễn cao, giúp các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành có thể áp dụng hiệu quả vào hoạt động quản trị và vận hành.
(PLM) - Ngày 14/5, tại Hà Nội, trong không khí trang nghiêm của Đại lễ Vesak 2025, chùa Quán Sứ (Hà Nội) đã trở thành điểm hành hương quan trọng khi đón nhận xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia của Ấn Độ được cung nghinh về Việt Nam.
(PLM) - Sáng 13/5, tại Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa - Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn”. Theo các hiệp hội, sau hơn 20 năm áp dụng, quy định công bố hợp quy không còn phù hợp, gây tốn kém chi phí, thời gian và phát sinh thủ tục không cần thiết. Các chuyên gia đề xuất bãi bỏ quy định về công bố hợp quy nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thúc đẩy kinh tế.
(PLM) - Sáng 11/5, tại Quảng trường Nhà hát Lớn, thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng, chào mừng 70 năm Ngày giải phóng thành phố (13/5/1955 – 13/5/2025). Sự kiện trọng đại này thu hút gần 3.000 người tham gia, trở thành một ngày hội lớn của toàn dân, thể hiện niềm tự hào sâu sắc và khát vọng phát triển mạnh mẽ của thành phố Cảng anh hùng.
(PLM) - Ngày 8/5/2025, Trường Đại học Luật Hà Nội long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và công bố Quyết định về công tác cán bộ.
(PLM) - Vừa qua, báo Pháp luật Việt Nam nhận được đơn thư phản ánh của ông Trần Văn Mạnh - Giám đốc Công ty TNHH sản xuất, vận tải, thương mại Huyền Yến có địa chỉ tại: Lô số 8, Cụm Công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô, thôn Tân Thành, thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Theo đơn thư ông Mạnh cho biết; Năm 2014 gia đình ông khi đó được UBND tỉnh Bắc Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư xưởng sản xuất dầu thực vật tại Cụm Công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô. Tuy nhiên, quá trình thu hồi đất để thực hiện dự án Thửa đất số 370, 372 tờ bản đồ số 19 (xã Phi Mô nay là thị trấn Vôi) được UBND huyện Lạng Giang cấp 3 cuốn sổ đỏ cho 3 gia đình khác nhau dẫn đến việc tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện suốt nhiều năm qua, vì vậy đến nay dự án xây dựng xưởng sản xuất dầu thực vật vẫn chưa thể hoàn thiện. Trong khi đó phán quyết của Toà lại chưa rõ ràng nên cũng chưa thể thi hành án.
(CLO) Nhà báo Hồ Quang Lợi "là một nhà bình luận xuất sắc và nhạy bén trước thời sự cuộc sống. Có thể coi anh là một nhà văn có tài, bởi những bài báo của anh không chỉ mang tính tân văn mà còn mang tính thẩm mỹ. Nhiều bài báo của Hồ Quang Lợi không chỉ giàu thông tin, nhận định, ý tưởng, mà còn là những bài văn đầy mỹ cảm" - Cố GS.Anh hùng lao động Vũ Khiêu.
Nếu bạn theo dõi cuộc trò chuyện dưới đây, năng lượng đam mê SỐNG ở một con người sôi nổi có lẽ sẽ chạm tới bạn!
(PLM) - Một người đàn ông trong tình trạng "ngáo đá" đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Bình Dương bắt giữ sau khi cầm dao rựa điên cuồng "múa" trên đường, khiến người đi đường hoảng sợ.
(PLM) - Từ ngày 24/4 đến 1/5, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 50 năm Ngày Giải phóng Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025); hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2025), kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955 – 7/5/2025), đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã tới thăm, động viên quân và dân trên quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1/20.