Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tổ chức nhằm giữ gìn, phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc; tôn vinh di sản văn hóa, thiết thực chào mừng 93 năm Ngày Truyền thống - Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2023), kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Toàn cảnh buổi họp báo.
Theo Ban Tổ chức, lễ khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam” năm 2023 và Ngày hội Trình diễn cây Nêu, giao lưu văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II sẽ diễn ra tối 23/11 với sự tham dự của 500 đại biểu.
Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Thị Hải Nhung thông tin: Ngày hội Trình diễn cây Nêu, giao lưu văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II sẽ có đồng bào 6 tỉnh, thành phố tham gia trình diễn cây nêu dựng tại gian trưng bày triển lãm.
Trong đó, Đắk Lắk trình diễn cây Nêu gắn với nghi lễ về sức khỏe của đồng bào Ê đê; Sơn La có cây Nêu gắn với dân tộc Thái; Đà Nẵng có cây Nêu gắn với đồng bào Cơ tu; Thanh Hóa là cây Nêu gắn với dân tộc Mường; Quảng Nam sẽ là cây Nêu của đồng bào Cadong, còn Lai Châu sẽ là cây Nêu của dân tộc Thái.
Nhiều hoạt động diễn ra trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” 2023.
Tiếp đó là phần tái hiện các nghi lễ văn hóa, lễ hội của đồng bào dân tộc Nùng và dân tộc Mường. Cụ thể, đồng bào Nùng tái hiện trích đoạn lễ cấp sắc pụt (lẩu pụt) nghi thức truyền thống. Đây là một thủ tục bắt buộc đối với người muốn làm nghề cúng bái. Lễ tổng hợp nhiều nghi lễ cúng tổ tiên, giải xung, giải hạn…và được thực hiện với sự tham gia của các lực lượng Tào, Pụt, Mo. Các nghi lễ này hướng đến việc tống tiễn những cái xấu đi, đón điều tốt đẹp đến để làm phong quang cửa nhà của người được cấp sắc. Lễ cấp sắc của người Nùng được tiến hành một lần trong chu kỳ vòng đời và diễn ra trong 2 ngày.
Đồng bào Mường sẽ tái hiện Lễ hội thưởng hoa (Pôồn Pôông). Đây là lễ hội đã có từ xa xưa, có người cho rằng nó bắt nguồn từ sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”. Trong tiếng Mường, “Pồôn” có nghĩa là chơi, vờn, nhảy múa; “Pôông” có nghĩa là bông, bông hoa; “Pồôn Pôông” có nghĩa là nhảy múa bên hoa. Chủ của lễ hội là ậu máy (còn gọi là bà máy), người có uy tín trong làng, cùng những người diễn trò múa hát xung quanh cây bông - vật trung tâm của lễ hội.
Cây bông là biểu tượng của vũ trụ, dựng cây bông đồng nghĩa với việc trả ơn thần linh, mời thần linh về chung vui cùng con người. Lễ hội Pồôn Pôông gồm phần lễ và phần hội (diễn trò). Tất cả các trò diễn đều xoay quanh cây bông, mô phỏng lại phong tục, tập quán, phản ánh đời sống tâm linh, văn hóa của đồng bào Mường...
Cùng với đó là Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nam Bộ; Tây Nguyên và Tây Bắc với phần biểu diễn dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống các dân tộc; ẩm thực; trình diễn nghệ thuật dệt vải, chế tác nhạc cụ, trò chơi dân gian..
Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 sẽ giới thiệu đến công chúng 160 bức ảnh chọn lọc về 54 dân tộc Việt Nam...
Theo Quyền Trưởng ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Trịnh Ngọc Chung, từ đầu năm 2023 đến nay, Làng đã đón khoảng 500.000 du khách tới tham quan, vượt xa chỉ tiêu của cả năm 2023. Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” là hoạt động thường niên tại Làng, góp phần lan toả, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc, gìn giữ, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hoá 54 dân tộc Việt Nam; nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hoá, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Thông qua đó, đồng bào các địa phương tăng cường liên kết, phối hợp bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong xúc tiến, quảng bá, phát triển du lịch tại Làng...
(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).
(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.