Gần đây, dư luận tại huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định xôn xao việc Công ty Cổ phần SX-TM Vĩnh Thạnh (Cty Vĩnh Thạnh) trúng đấu giá 25,62ha rừng tự nhiên theo hình thức khai thác chặt hạ, cắt khúc nhưng doanh nghiệp lại có thể đào được cây sống còn nguyên gốc mang ra khỏi rừng để tiêu thụ. Lâm sản chặt khúc và cây còn sống nguyên gốc có giá trị sử dụng hoàn toàn khác nhau khiến dư luận thắc mắc Nhà nước có bị “hớ”, ngân sách có bị thất thu trong vụ bán đấu giá 25,62ha rừng tự nhiên nói trên.
Cho khai thác rồi mới làm tờ trình xin cấp tỉnh chủ trương
Theo hồ sơ thu thập của PV cho thấy, năm 2021, UBND tỉnh Bình Định có quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để triển khai dự án Thuỷ điện Vĩnh Sơn 4 với diện tích 25,62ha rừng tự nhiên tại xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh.
Tháng 7/2023, Công ty đấu giá hợp danh Đông Dương đã tổ chức cuộc đấu giá tài sản 25,62ha rừng nói trên với giá khởi điểm là hơn 3,86 tỷ đồng, đơn vị trúng đấu giá là Cty Vĩnh Thạnh với số tiền hơn 3,89 tỷ đồng.
Mặc dù, quy trình khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên được cấp có thẩm quyền phê duyệt là chặt hạ, cắt khúc nhưng Cty Vĩnh Thạnh sau khi trúng đấu giá lại không tuân thủ quy trình này mà đào cây sống còn nguyên gốc vận chuyển ra khỏi rừng.
Đặc biệt, việc thay đổi quy trình khai thác số gỗ rừng tự nhiên này chưa được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận và được thực hiện trước khi Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh, UBND huyện Vĩnh Thạnh họp cho ý kiến.
Theo tài liệu thu thập của PV cho thấy, ngày 12/10/2023, ông Đặng Bá Quang, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh ký xác nhận vào bảng kê lâm sản cho phép Cty Vĩnh Thạnh khai thác chuyển giao cây bằng lăng còn nguyên gốc, có chiều dài hơn 10,5m, đường kính 127cm cho ông Lê Đình Nguyên (ở xã Phước Mỹ, TP.Quy Nhơn, Bình Định), thời gian vận chuyển từ 12-13/10/2023.
Tuy nhiên, đến ngày 13/10, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh, Hạt kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh mới tổ chức cuộc họp giải quyết đơn của Cty Vĩnh Thạnh xin khai thác đào nguyên gốc những cây thuộc lô tài sản trúng đấu giá.
Càng ngạc nhiên hơn, cây đã đào mang ra khỏi rừng bán cho người khác nhưng đến ngày 02/11/2023, ông Lê Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh mới ký tờ trình gửi UBND tỉnh Bình Định, xin chủ trương theo đề xuất của Cty Vĩnh Thạnh.
Tờ trình của UBND huyện Vĩnh Thạnh mặc dù khẳng định, theo phương án khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên Dự án Thủy điện Vĩnh Sơn 4 đã được thẩm định, phê duyệt thì “quy trình khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên gồm: Chặt hạ, cắt khúc,...; thu gom và vận chuyển”. Tuy nhiên, huyện này lấy lý do, sau khi trúng đấu giá, Cty Vĩnh Thạnh có văn bản gửi các ngành chức năng của huyện đề nghị cho khai thác (đào gốc cây) tận dụng cây để trồng cảnh quan thuộc lô tài sản trúng đấu giá.
Theo UBND huyện này, các ngành có liên quan của huyện cùng với Chi cục Kiểm lâm đã có buổi làm việc và đã ký biên bản thống nhất đề xuất này. “Vì vậy, UBND huyện đề nghị UBND tỉnh xem xét, thống nhất cho Cty Vĩnh Thạnh khai tận dụng đào gốc một số cây để phục vụ nhu cầu trồng cây cảnh quan, thuộc lô tài sản trúng đấu giá khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên từ chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để triển khai dự án Thủy Điện Vĩnh Sơn 4”, Tờ trình của huyện Vĩnh Thạnh gửi UBND tỉnh Bình Định nêu.
Nhà nước có bị “hớ” trong vụ bán đấu giá?
Theo Phương án khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên Dự án Thủy điện Vĩnh Sơn 4 do Phân Viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây Nguyên lập, được Chi cục Kiểm lâm thẩm định tại Báo cáo số 883/BC-CCKL ngày 21/7/2021 thì quy trình khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên gồm: Chặt hạ, cắt khúc,...; thu gom và vận chuyển.
Lãnh đạo Trung tâm Quy hoạch Nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bình Định cho biết, trữ lượng gỗ đấu giá chỉ tính từ gốc lên đến phân cành, ngọn (không thể tính phần âm dưới đất).
Tuy nhiên, trên thực tế việc Cty Vĩnh Thạnh xin đào cây cả rễ phần âm dưới đất thì giá trị mang lại sẽ khác và tài sản Nhà nước (25,62ha rừng tự nhiên) bán đi liệu có thấp hơn với giá trị thực tế?
Theo một số doanh nghiệp chuyên kinh doanh cây rừng, nếu chỉ tính riêng 1.866 gốc bằng lăng (còn hàng trăm gốc chủng loại cây khác-PV) trong diện tích đã trúng đấu giá, cây sống còn nguyên gốc bán ra thị trường ít nhất cũng có giá từ 10-50 triệu đồng/gốc. Như vậy, nếu các cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho Cty Vĩnh Thạnh được đào gốc số cây còn sống này mang ra ngoài thị trường tiêu thụ thì lợi ích mang lại cho doanh nghiệp sẽ lớn hơn nhiều so với số tiền nhà nước thu được thông qua đấu giá (?!)
Ông Đặng Bá Quang, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh xác nhận nếu tận dụng đào cây sống cả gốc thì doanh nghiệp có lợi nhiều hơn, còn chỉ khai thác gỗ thì phần gốc cũng bỏ không. Ông Quang thừa nhận đã ký cho phép Cty Vĩnh Thạnh vận chuyển cây bằng lăng ra khỏi rừng không đúng quy định.
“Trong lúc mở đường vào khai thác gỗ thì doanh nghiệp đã đào 1 gốc bằng lăng. Về nguyên tắc Hạt Kiểm lâm phải chờ ý kiến của các ngành liên quan. Nhưng xét thấy, nếu đợi thì cây chết, thiệt hại cho doanh nghiệp nên mới ký xác nhận”, ông Quang nói.
Còn ông Trần Phước Phi, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh cho biết: Hiện Bộ NN&PTNT chưa có quy định tính phần gốc âm dưới đất, thông thường phần gốc sẽ bỏ đi, không tính vào giá trị.
“Sau khi trúng đấu giá, thấy phần lớn cây nằm dưới lòng hồ nên Cty Vĩnh Thạnh xin được khai thác (đào gốc cây) tận dụng một số cây đẹp với mục đích trồng cảnh quan. Việc này, tôi không dám quyết mà mời các ngành chức năng để họp bàn để thống nhất. Nếu cây nằm dưới lòng hồ tôi thấy đào đi không ảnh hưởng gì cả”, ông Phi nói.
(CLO) Nhà báo Hồ Quang Lợi "là một nhà bình luận xuất sắc và nhạy bén trước thời sự cuộc sống. Có thể coi anh là một nhà văn có tài, bởi những bài báo của anh không chỉ mang tính tân văn mà còn mang tính thẩm mỹ. Nhiều bài báo của Hồ Quang Lợi không chỉ giàu thông tin, nhận định, ý tưởng, mà còn là những bài văn đầy mỹ cảm" - Cố GS.Anh hùng lao động Vũ Khiêu.
Nếu bạn theo dõi cuộc trò chuyện dưới đây, năng lượng đam mê SỐNG ở một con người sôi nổi có lẽ sẽ chạm tới bạn!
(PLM) - Một người đàn ông trong tình trạng "ngáo đá" đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Bình Dương bắt giữ sau khi cầm dao rựa điên cuồng "múa" trên đường, khiến người đi đường hoảng sợ.
(PLM) - Từ ngày 24/4 đến 1/5, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 50 năm Ngày Giải phóng Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025); hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2025), kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955 – 7/5/2025), đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã tới thăm, động viên quân và dân trên quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1/20.
(PLM) - Với những người trẻ tuổi, việc tham quan, tìm hiểu về các di tích lịch sử không chỉ là một hoạt động du lịch đơn thuần, mà đây còn là một cuộc hành trình tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước.
(PLM) - Vào những ngày này, cả nước rợp cờ hoa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng thời khắc lịch sử ngày 30-4-1975 vẫn như vừa mới hôm qua trong ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam. Những tháng năm hào hùng ấy không chỉ được ghi dấu bằng những trang sử chói lọi, mà còn khắc sâu trong trái tim của những người từng trải qua, từng chứng kiến những khoảnh khắc vỡ òa của dân tộc.
(PLM) - Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Chương trình Tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
(PLM) - Vào khoảng 10 giờ 20 phút sáng 22/4, tại căn nhà số 16 Ngõ Trạm, phường Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã xảy ra cháy.
(PLM) - Theo phản ánh, trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh (thuộc Công ty TNHH Bê tông Minh Tâm An Khánh) nằm tại KĐT Kim Chung - Di Trạch nhiều lần bị cơ quan chức năng huyện Hoài Đức kiểm tra, xử phạt và yêu cầu dừng hoạt động để khắc phục sai phạm về môi trường. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn phớt lờ chỉ đạo của cơ quan chức năng, tiếp tục xả nước thải có dấu hiệu chưa qua xử lý ra môi trường. Và nhiều dấu hiệu bất thường khi mỗi ngày, có hàng chục xe chở bê tông gắn logo "Bê tông Chèm" vào hút bê tông mang đi tiêu thụ?
(PLM) - Bước chân trên mây – Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025 đã chính thức khép lại. Hai lần liên tiếp Trạm Tấu là nơi diễn ra giải đã mang lại hiệu ứng vượt xa những kỳ vọng của Ban Tổ chức. Và thành công lớn nhất xuất phát chính từ những bài viết, hình ảnh của 100 Nhà báo tham dự giải đã quảng bá nét đẹp về một Trạm Tấu “Ấm áp suối nguồn, bát ngát biển mây”, đưa nơi đây đến gần hơn với đông đảo bạn đọc trên cả nước. Khoảnh khắc chia tay với nhiều cảm xúc và tình cảm gửi lại Trạm Tấu cũng là chuẩn bị cho những hành trình chinh phục đỉnh cao mới của “Bước chân trên mây”, mang theo sứ mệnh của người làm báo để tiếp tục lan toả những thông điệp tích cực về những vùng đất “Bước chân trên mây” sẽ đi qua…
(PLM) - Khoảng 14h30 ngày 18-4, tại toà nhà Parkson, số 1 Thái Hà, bất ngờ xuất hiện một vụ hỏa hoạn. Khói và lửa bám theo góc toà nhà phía trên phố Tây Sơn khiến toàn bộ người dân đang làm việc trong toà nhà đồng loạt theo lối thoát hiểm chạy ra ngoài.