Hội nghị do đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Phương Thuỷ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội và đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì, được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, thu hút đông đảo các chuyên gia, các đại biểu đến từ nhiều cơ quan, Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương; đại diện 63 Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự trên cả nước.
Phát biểu khai mạc, thay mặt Bộ Tư pháp cảm ơn các đại biểu đã tham dự Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng. Do vậy, theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học.
Bộ trưởng cho biết, chủ trương của chúng ta chỉ là sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nhằm phục vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy và Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ lấy ý kiến Nhân dân như các cơ quan khác trong thời gian 1 tháng, đồng thời có nhiệm vụ tổng hợp các ý kiến góp ý trình Chính phủ trình Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Đánh giá Hội nghị này là rất quan trọng, Bộ trưởng mong các đại biểu góp ý một cách trọng tâm, trọng điểm để cùng với các cơ quan chức năng đóng góp ý kiến trong quá trình hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Hiến pháp năm 2013 là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế, trong đó, quy định cụ thể về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và việc phân định các đơn vị hành chính ở địa phương của nước ta với tên gọi của từng loại đơn vị hành chính ở 03 cấp là: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
![]() |
Sau hơn 11 năm triển khai thi hành, các quy định của Hiến pháp năm 2013 đã tạo cơ sở hiến định quan trọng cho việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước.
Trong bối cảnh Đảng ta đã chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị bảo đảm yêu cầu tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 12/4/2025 đã thống nhất định hướng xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết, tạo cơ sở hiến định cho việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
![]() |
Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 tập trung vào 2 nhóm nội dung quan trọng. Một là các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội. Hai là các quy định tại Chương IX để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; đồng thời, có quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức cấp huyện.
Theo Văn bản số 3883/VPCP-PL ngày 6/5/2025 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ Tư pháp tổng hợp các báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, xây dựng Báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, trình Chính phủ xem xét, thông qua.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính |
Bộ Tư pháp cũng được giao nhiệm vụ tổng hợp các báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến của các cơ quan (các Ban Đảng ở Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) và báo cáo của Văn phòng Quốc hội (tổng hợp ý kiến góp ý trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội), Văn phòng Chính phủ (tổng hợp ý kiến góp ý trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ), Bộ Công an (tổng hợp ý kiến của Nhân dân trên ứng dụng VNeID); xây dựng dự thảo Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, trình Chính phủ xem xét, thông qua để gửi Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Công văn số 3883/VPCP-PL, Bộ Tư pháp cũng đã có Công văn số 2441/BTP-PLHSHC do Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh ký để hướng dẫn tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Theo đó, chậm nhất là ngày 30/5/2025: Các cơ quan, Bộ, ngành, địa phương gửi Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến của cơ quan, Bộ, ngành, địa phương, Bộ Công an gửi Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân trên ứng dụng VNeID, Văn phòng Quốc hội gửi Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Văn phòng Chính phủ gửi Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ đến Chính phủ (qua Bộ Tư pháp) để tổng hợp chung.
Các báo cáo này gửi về Bộ Tư pháp qua trục liên thông văn bản (hoặc qua đường công văn trong trường hợp không kết nối hoặc không thể gửi qua trục liên thông văn bản), đồng thời gửi file báo cáo (định dạng file word) và phụ lục kèm theo (định dạng file excel) về hòm thư điện tử theo địa chỉ: plhshc@moj.gov.vn.
Nhằm bảo đảm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trên, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị hôm nay để lắng nghe, ghi nhận các ý kiến tâm huyết từ đại diện các cơ quan, đơn vị Trung ương và địa phương, các chuyên gia hàng đầu, bảo đảm thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch, có chất lượng đối với nhiệm vụ lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp trong sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 lần này.
GS.TS Phan Trung Lý, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội hoàn toàn tán thành chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 để đáp ứng yêu cầu sắp xếp lại hệ thống tổ chức và bộ máy hành chính Nhà nước theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, tán thành với cách làm nghiêm túc, thận trọng, công phu của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và cơ bản tán thành với các nội dung được trình bày trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013.
Góp ý tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, về việc sửa đổi Điều 9, Điều 10 Hiến pháp 2013, GS Lý hoàn toàn tán thành việc sửa đổi Điều 9 và Điều 10 như trong dự thảo Nghị quyết. Ông phân tích, quy định của dự thảo Nghị quyết nhằm thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức hệ thống chính trị, khắc phục sự trùng lặp về tổ chức, chức năng và hoạt động giữa MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội, qua đó nâng cao tính thiết chế và hiệu lực hiến định của Hiến pháp. Đồng thời, thể hiện đúng vai trò trung tâm liên minh chính trị - xã hội của MTTQVN trong hệ thống chính trị, phù hợp với chủ trương đổi mới và sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo Nghị quyết Trung ương.
![]() |
GS.TS Phan Trung Lý, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội |
Đối với việc sửa đổi các quy định về đơn vị hành chính và chính quyền địa phương, GS Lý cơ bản tán thành với nội dung sửa đổi để thực hiện yêu cầu tinh gọn tổ chức, khắc phục chồng chéo, trùng lặp trong tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính và chính quyền địa phương, bỏ cấp trung gian (cấp huyện), tổ chức chính quyền địa phương phù hợp đặc điểm nông thôn, đô thị và miền núi hải đảo. Khi bỏ cấp huyện, theo ông, chúng ta cần có hình thức ghi nhận, tuyên dương những cống hiến của cấp huyện trong suốt quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc vừa qua. Tuy nhiên, ông đề nghị, 2 cấp hành chính ở địa phương nên là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp cơ sở (cấp xã). Đồng thời, quy định khái niệm về UBND, HĐND một cách rộng hơn, chung hơn.
Về việc sửa đổi khoản 3 Điều 110 “Việc xác định các loại đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do Quốc hội quy định”, theo GS Lý, cần giữ quy định về việc “lấy ý kiến Nhân dân đối với việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính” và việc này do Quốc hội quy định.
Về điều khoản thi hành, GS Lý nhất trí Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 và chúng ta cần chuẩn bị các điều kiện để Nghị quyết có hiệu lực thi hành đúng hạn định.
Tuy nhiên, đề nghị cần thể hiện được vai trò trung tâm, tập trung thống nhất của MTTQVN, vừa bảo đảm phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội. Bên cạnh đó, cần quán triệt quan điểm chỉ đạo của TBT Tô Lâm về đổi mới tư duy lập hiến, lập pháp: “chỉ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc, không quy định quá cụ thể chi tiết” theo hướng trong Điều 9, Điều 10 sửa đổi chỉ quy định về Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, mà không quy định cụ thể tên của 5 tổ chức chính trị xã hội.
Tại Hội nghị, các ý kiến đã góp ý đối với toàn bộ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã được Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 công bố, tập trung vào các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị hành chính, chính quyền địa phương. Các ý kiến đóng góp sẽ được Ban tổ chức gửi đến cơ quan có thẩm quyền tổng hợp trình Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013./.
Ảnh Đại biểu phát biểu tại Hội nghị:
![]() |
Đồng chí Nguyễn Phương Thuỷ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội |
![]() |
TS. Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ |
![]() |
PGS.TS Tô Văn Hòa, Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội |
![]() |
TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý |
(PLM) - Sáng ngày 13/5, tại Cơ sở 2 của Trường Đại học Luật Hà Nội tại Bắc Ninh, Đoàn kiểm tra của Cục Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm đánh giá tiến độ thi công cũng như tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Đoàn do đồng chí Phan Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính, Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.
(PLM) - Ngày 14/05/2025 tại trường Đại học Công đoàn đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “ Du lịch xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu: Thực trạng và giải pháp”. Sau nhiều giờ làm việc, hội thảo đã trình bày nhiều tham luận quan trọng, chỉ ra nhiều giải pháp mang tính vĩ mô và vi mô giúp định hình chiến lược phát triển du lịch bền vững, có giá trị thực tiễn cao, giúp các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành có thể áp dụng hiệu quả vào hoạt động quản trị và vận hành.
(PLM) - Ngày 14/5, tại Hà Nội, trong không khí trang nghiêm của Đại lễ Vesak 2025, chùa Quán Sứ (Hà Nội) đã trở thành điểm hành hương quan trọng khi đón nhận xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia của Ấn Độ được cung nghinh về Việt Nam.
(PLM) - Sáng 13/5, tại Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa - Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn”. Theo các hiệp hội, sau hơn 20 năm áp dụng, quy định công bố hợp quy không còn phù hợp, gây tốn kém chi phí, thời gian và phát sinh thủ tục không cần thiết. Các chuyên gia đề xuất bãi bỏ quy định về công bố hợp quy nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thúc đẩy kinh tế.
(PLM) - Sáng 11/5, tại Quảng trường Nhà hát Lớn, thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng, chào mừng 70 năm Ngày giải phóng thành phố (13/5/1955 – 13/5/2025). Sự kiện trọng đại này thu hút gần 3.000 người tham gia, trở thành một ngày hội lớn của toàn dân, thể hiện niềm tự hào sâu sắc và khát vọng phát triển mạnh mẽ của thành phố Cảng anh hùng.
(PLM) - Ngày 8/5/2025, Trường Đại học Luật Hà Nội long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và công bố Quyết định về công tác cán bộ.
(PLM) - Vừa qua, báo Pháp luật Việt Nam nhận được đơn thư phản ánh của ông Trần Văn Mạnh - Giám đốc Công ty TNHH sản xuất, vận tải, thương mại Huyền Yến có địa chỉ tại: Lô số 8, Cụm Công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô, thôn Tân Thành, thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Theo đơn thư ông Mạnh cho biết; Năm 2014 gia đình ông khi đó được UBND tỉnh Bắc Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư xưởng sản xuất dầu thực vật tại Cụm Công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô. Tuy nhiên, quá trình thu hồi đất để thực hiện dự án Thửa đất số 370, 372 tờ bản đồ số 19 (xã Phi Mô nay là thị trấn Vôi) được UBND huyện Lạng Giang cấp 3 cuốn sổ đỏ cho 3 gia đình khác nhau dẫn đến việc tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện suốt nhiều năm qua, vì vậy đến nay dự án xây dựng xưởng sản xuất dầu thực vật vẫn chưa thể hoàn thiện. Trong khi đó phán quyết của Toà lại chưa rõ ràng nên cũng chưa thể thi hành án.
(CLO) Nhà báo Hồ Quang Lợi "là một nhà bình luận xuất sắc và nhạy bén trước thời sự cuộc sống. Có thể coi anh là một nhà văn có tài, bởi những bài báo của anh không chỉ mang tính tân văn mà còn mang tính thẩm mỹ. Nhiều bài báo của Hồ Quang Lợi không chỉ giàu thông tin, nhận định, ý tưởng, mà còn là những bài văn đầy mỹ cảm" - Cố GS.Anh hùng lao động Vũ Khiêu.
Nếu bạn theo dõi cuộc trò chuyện dưới đây, năng lượng đam mê SỐNG ở một con người sôi nổi có lẽ sẽ chạm tới bạn!
(PLM) - Một người đàn ông trong tình trạng "ngáo đá" đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Bình Dương bắt giữ sau khi cầm dao rựa điên cuồng "múa" trên đường, khiến người đi đường hoảng sợ.
(PLM) - Từ ngày 24/4 đến 1/5, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 50 năm Ngày Giải phóng Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025); hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2025), kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955 – 7/5/2025), đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã tới thăm, động viên quân và dân trên quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1/20.