Thứ năm 01/05/2025 20:46
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Văn hóa - Giải trí | Cảm nhận 30 tháng 4

Cảm nhận 30 tháng 4

(PLM) - Hằng năm, cứ đến dịp 30 tháng 4, cả nước hân hoan mừng ngày chiến thắng. Mỗi thế hệ có một cách cảm nhận riêng về sự kiện đất nước thống nhất, non sông liền một dải. Với tôi, cũng có cảm nhận riêng về ngày 30 tháng 4 trong 50 năm qua...

30 THÁNG 4 NĂM 1975 - ĐẤT NƯỚC TRỌN NIỀM VUI

30 tháng 4 năm 1975, tôi tròn 5 tuổi. Lúc đó, tôi và chúng bạn cùng trang lứa chưa nhận biết được hết mọi điều. Chúng tôi chưa hiểu ngày 30 tháng 4 năm đó có ý nghĩa như thế nào. Tôi chỉ thấy người lớn vui mừng khôn xiết. Các bà, các cô, các chị ăn mặc đẹp hơn, rủ nhau đi mít tinh gì đó. Phố núi bé nhỏ, nhưng đâu đâu cũng rộn ràng, đỏ ngập cờ hoa. Còn mẹ tôi, dù vui, nhưng chỉ thấy bà im lặng. Chiều chiều, bà thường ra phía hiên nhà, ngóng mong điều gì đó... Hóa ra, mẹ tôi ngóng chờ người con cả trở về sau ngày chiến thắng...

Sau này, cứ mỗi dịp đến ngày 30 tháng 4, mẹ tôi lại kể về những ngày xưa đó. Ngày ấy, anh cả tôi chưa tròn tuổi 18. Đang học dở cấp 3, anh cùng mấy người bạn học rủ nhau trốn nhà đi bộ đội. Các anh vào đơn vị đặc công. Sau mấy tháng huấn luyện, họ lên tàu từ ga Hàng Cỏ (Hà Nội) Nam tiến. Gia đình cứ nhận thưa dần tin tức của anh cả. Những bà mẹ đêm ngày ngóng trông, hy vọng... Và, trong số bạn bè của anh cả, có người đã không bao giờ trở về.

Anh cả của tôi may mắn, lành lặn trở về sau ngày đất nước thống nhất. Đêm ấy, nghe tiếng gõ cửa, linh tính mách bảo mẹ (hình như đêm nào mẹ cũng chờ...). Bà vùng dậy, bật tiếng, gọi đúng tên anh. Rồi bà dậy thắp đèn, lật đật ra mở cửa. Mấy anh em chúng tôi cũng thức giấc. Chúng tôi nép mình bên cột nhà, tò mò nhìn anh cả trong bộ quân phục. Lúc này mới thấy mẹ tôi thật sự vui. Sáng hôm sau, bà dậy thật sớm thổi cơm, rồi đi khắp xóm loan báo rằng con trai bà đã lành lặn trở về. Mấy cô, bác hàng xóm vội chạy sang chơi. Ai cũng vui mừng, hỏi han anh đủ thứ chuyện…

30 THÁNG 4 CỦA 10 NĂM SAU...

30 tháng 4 của 10 năm sau (1985). Chúng tôi học nốt những năm cuối cấp 3. Rồi lứa chúng tôi vào đại học...

Đất nước sau 10 năm thống nhất vẫn còn bộn bề gian khó của thời hậu chiến. Cả nước lại phải "chiến đấu" với “giặc nghèo đói” của nền kinh tế tự cung, tự cấp, cơ chế quan liêu, bao cấp. Những đảng viên kiên trung như bố tôi và anh cả, lại một lần nữa được tôi luyện ý chí...

Anh cả của tôi sau khi phục viên, được ưu tiên cử đi học sỹ quan ở Liên Xô, nhưng anh xin về lại quê hương. Anh đi học trung cấp và được phân công công tác ở một trường nghề của tỉnh. Anh kiêm nhiệm giảng dạy quốc phòng tại trường. Anh vẫn thường kể lại, thời điểm đó, cả xã hội “chiến đấu” với “giặc nghèo đói” còn cam go hơn giặc ngoại xâm...

Sinh viên chúng tôi thời điểm đó cũng được nếm trải đủ thứ khó khăn. Từ quê ra thành phố để học đại học với cảnh đường sá ổ voi, ổ trâu chi chít. Bến xe, bến tàu chen chúc vì ít chuyến đi. Bữa cơm tập thể của lứa sinh viên chúng tôi chỉ có gạo kho ẩm mốc với “canh toàn quốc, nước chấm đại dương”. Có tháng, chúng tôi chỉ được ăn hạt bo bo... Có trường đại học trụ mãi, cuối cùng trong kho cũng hết sạch lương thực, đành cho sinh viên “tùy nghi di tản”...

Công cuộc Đổi mới của Đảng ta (1986) như một luồng sinh khí mới, tạo động lực đưa đất nước thoát khỏi những gian khó, hội nhập và phát triển. Lứa sinh viên chúng tôi tốt nghiệp đại học, không còn được đặc ân “bao cấp” bố trí việc làm như trước đó (được phân công công tác). Tôi được nhận vào làm việc ở một báo Đảng địa phương. Rồi tôi được cử đi học cao hơn và được nhà trường giữ lại làm giảng viên đại học báo chí.

30 THÁNG 4 CỦA 20 NĂM SAU...

Dịp 30 tháng 4 của 20 năm sau (1995), lần đầu tiên tôi được đi tàu Thống Nhất dọc chiều dài đất nước. Tàu đi từ ga Hà Nội, vô Huế, Đà Nẵng, rồi qua các tỉnh Nam Trung bộ và đến ga Sài Gòn. Cũng từ nhà ga Hà Nội này, cách đó gần 30 năm trước, anh cả của tôi và đồng đội đã lên tàu, hành quân dọc Bắc - Trung - Nam đi đánh giặc. 20 năm sau ngày giải phóng, đi tàu qua các tỉnh miền Trung, miền Nam giữa không khí của những ngày chiến thắng đỏ rực cờ hoa, nghe bản nhạc "Bài ca thống nhất" mà cảm giác cứ lâng lâng.

Tàu dừng ở ga Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên... đúng ngày những thành phố này được giải phóng. Tiếng loa phóng thanh ở các nhà ga vang lên khúc khải hoàn ca cùng với cờ hoa, băng rôn nhộn nhịp tưng bừng. Đến ga Sài Gòn cũng thấy rực rỡ cờ hoa. Thành phố đang rực rỡ cờ hoa trong không khí chuẩn bị cho lễ mít tinh, diễu hành kỷ niệm 20 năm giải phóng.

20 năm sau ngày đất nước thống nhất, các tỉnh miền Trung, miền Nam vẫn chậm phát triển. Tàu đi qua những miền cát trắng nghèo xơ xác. Người miền Trung trong chiến tranh đã nếm trải đủ thứ bom đạn, chết chóc, đau thương và cả thiên tai khắc nghiệt... Thực ra, không chỉ miền Trung, lúc này cả nước nghèo khó. Đất nước mới bước vào thập kỷ đầu tiên của sự nghiệp Đổi mới, vẫn còn muôn vàn khó khăn, nhất là bị bao vây, cấm vận, vẫn còn thù trong, giặc ngoài...

Đường sá hồi đó vẫn chỉ là mấy quốc lộ cũ, xuống cấp. Cầu cống cũng vậy. Giao thông đi lại Bắc - Trung - Nam chính yếu vẫn là đường sắt. Những đoàn tàu Thống Nhất cũ kỹ, chạy chậm chạp 52 hoặc 48 tiếng đồng hồ từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn. Một tuần cũng chỉ có vài chuyến tàu khách Thống Nhất Bắc - Nam rời ga. Ngành hàng không Việt Nam ở thời điểm đó mặc dù đã qua tuổi 40, nhưng sân bay còn chưa nhiều, chưa được nâng cấp, mở rộng; tuyến bay, chuyến bay thưa thớt, tàu bay thì cổ cũ, chưa có những thiết bị điều hành hiện đại. Còn nhớ, trong chuyến đi hầu khắp các sân bay trong nước để viết bài cho số báo kỷ niệm 40 năm ngành Hàng không Việt Nam. Khi trở về, tôi đã viết loạt bài, trong đó nhớ mãi bài “Nghề ăn thịt bò lo ngay ngáy” và bài “Tâm lý sợ bay”. Đó cũng là lần đầu tiên tôi được đi máy bay và cũng là lần được đi nhiều tuyến bay, sân bay nhất, đồng thời cũng là chuyến đi “thót tim” nhất, nên cảm thông với hành khách, đặc biệt là những phi công, khi ngồi trên những chiếc tàu bay cũ kỹ...

Thành phố Hồ Chí Minh lúc đó phố xá cũng chưa được cải thiện, đầu tư là mấy, vì cả đất nước vẫn còn nghèo. Hầu như chưa có giao thông cao ốc. Ngoài mấy tòa cao tầng từ thời chế độ cũ để lại, nhà cửa của công sở, người dân vẫn lụp xụp những mái tôn, mái lá dừa nước... Đường phố đô thị, nông thôn xuống cấp. Hầu hết phương tiện đi lại của người dân bằng xe đạp, xích lô, xe đò, xe lambro... Nhiều xóm lao động nghèo dọc bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vẫn nhếch nhác, hôi hám vì ô nhiễm bởi những kênh nước đen từ thời chế độ cũ để lại. Các huyện ngoại thành vẫn rậm rạp, hoang hóa...

Tôi may mắn được chứng kiến Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh vào đúng ngày kỷ niệm 30 tháng 4 của 20 năm sau ngày thành phố được giải phóng. Dù còn trong gian khó, nhưng Thành phố vẫn đỏ rực cờ hoa như ngày Đại thắng năm nào. Tôi hòa vào dòng người đông nghẹt diễu hành với đầy khí thế chiến thắng. Những công dân sống trong chiến tranh, của thời chế độ cũ, giờ đây đã trở thành công dân của thành phố mới - thành phố đi lên từ tàn khốc của chiến tranh...

Tôi có nhiều học trò đại học báo chí ở các tỉnh phía Nam thời điểm đó. Phần lớn họ đều là con em gia đình lao động nghèo, nhưng có chí học hành. Có em, thời chiến gia đình ly tán, nửa làm việc cho chính quyền chế độ cũ, nửa đi theo kháng chiến. Đất nước thống nhất, gia đình được đoàn tụ, nhưng họ vẫn tự ti khi kê khai lý lịch học tập, kể cả lúc tốt nghiệp, xin việc làm... Nhưng chế độ mới không phân biệt đối xử, vì non sông, đất nước này là của dân tộc Việt Nam, cùng chung một dòng máu Lạc Hồng. Sau này, trong số học trò của tôi, nhiều người đã thành đạt, có tên tuổi trong “làng” báo chí cách mạng Việt Nam. Nhiều em trở thành lãnh đạo các cơ quan báo, đài ở thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương miền Trung, miền Nam...

30 THÁNG 4 CỦA 30 NĂM SAU...

Năm 2005, vào đúng dịp 30 tháng 4 của 30 năm sau ngày đất nước thống nhất, tôi lại có dịp vào Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh công tác. Chỉ khác 10 năm trước, thay vì đi bằng tàu hỏa, tôi chọn đi tàu bay.

Ngành đường sắt đã cải thiện, nâng cấp đường ray, đầu máy, toa xe, đặc biệt là rút ngắn giờ chạy tàu từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh xuống còn 32 giờ. Tôi bỗng “ngại” đi tàu, vì đã ngán cảnh ngồi tàu mấy chục tiếng trong cả chục năm đi công tác dọc Bắc - Nam. Có dịp sau khi đi về, cả tháng sau tôi vẫn chưa hết cái cảm giác bồng bềnh, khục khặc tiếng tàu chạy trong tâm trí. Lúc này, đi tàu hỏa cũng đã có khoang ngồi hạng sang với giường nằm, máy lạnh, có chế độ ăn khá tốt... Vui nhất là đi qua các ga địa phương, nhà tàu mở nhạc, những bài hát làm khách đi tàu rạo rực, vơi bớt cảnh đường xa...

Ngành hàng không lúc này phát triển mạnh. Cảng hàng không T1, T2 Nội Bài được mở rộng, hiện đại, đón, đưa cả trăm chuyến bay quốc tế, trong nước mỗi ngày. Nhiều loại tàu bay đời mới được nhà nước mua về. Nhiều đường bay mới mở rộng ra trong nước và vươn tới năm châu. Khách đi tàu bay không còn cảm giác “sợ bay” nữa. Phi công, Đại tá Nguyễn Thành Trung - người từng hoạt động trong biên đội phi cơ của chế độ cũ, ném bom xuống Dinh Độc lập năm nào, giờ là cơ trưởng của những chuyến bay trong hòa bình...

Lúc này, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và hầu khắp các tỉnh, thành ở phía Nam đã bỏ hẳn xe xích lô, xe lambro. Tỉ lệ xe đạp cũng còn rất ít. Xe máy bùng nổ với đủ loại. Đường phố thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu xảy ra tình trạng kẹt xe, tắc đường, nhất là ở những "nút thắt cổ chai". Ngã tư Hàng Xanh hồi thành phố 20 năm tuổi, người qua lại thưa thớt, chủ yếu đi bằng xe đạp, thì lúc này cứ vào giờ cao điểm là kẹt xe... Ngay cái xa lộ Hà Nội nối nội đô thành phố đi Biên Hòa (Đồng Nai), Vũng Tàu, hồi 20 năm giải phóng, cảm giác nó rộng mênh mông, thi thoảng mới có vài chiếc xe khách, xe tải chạy. 30 năm sau, cứ giờ thông tuyến, xe tải hạng nặng chở container và các phương tiện cá nhân khác chạy vun vút đến chóng mặt. Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh vào đêm sắc màu rực rỡ với ánh đèn biển quảng cáo. Kinh tế thị trường len lỏi vào từng ngõ ngách. Thành phố Hồ Chí Minh năng động, đi đầu trong cả nước về phát triển kinh tế. Doanh nghiệp, doanh nhân bắt đầu giàu hơn. Người dân bình thường đã có cuộc sống khấm khá hơn. Kênh nước đen Nhiêu Lộc - Thị Nghè ô nhiễm xưa được cải tạo. Nhà tạm, mái lợp tôn, vách lá dừa nước ở các khu ổ chuột giờ được thay bằng những ngôi nhà mới, các chung cư cao tầng nhiều hơn. Bên sông Sài Gòn, nhiều khách sạn sang trọng, cao ốc mọc lên cao vút trời xanh.

30 THÁNG TƯ CỦA 40 NĂM SAU...

40 năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi lại may mắn được đi dọc chiều dài đất nước. Thế hệ anh cả của tôi đã sang bóng xế chiều. Họ không may mắn như tôi, luôn được đi dọc chiều dài của đất nước để chứng kiến sự đổi thay, phát triển. 30 tháng 4 của 40 năm sau ngày giải phóng (2015), những miền đất, những tỉnh, thành dọc Bắc Trung bộ, miền Trung - Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông, Tây Nam bộ phát triển đến ngỡ ngàng.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh từ phía bờ Nam sông Bến Hải trở vào, sau 30 năm giải phóng đã hồi sinh nhanh chóng, phát triển không ngừng. Đà Nẵng trở thành "thành phố đáng sống" với những cây cầu bắc qua sông Hàn tuyệt đẹp. Thành phố Đà Nẵng 40 năm sau ngày giải phóng đẹp lung linh bên bờ sông Hàn. Nơi đây đã trở thành điểm đến của du khách và cũng là nơi được chọn tổ chức nhiều sự kiện chính trị, văn hóa quốc tế... Tôi có nhiều người bạn quê ở miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam. Họ đã chọn Đà Nẵng làm quê hương thứ hai, bởi nơi đây thật đúng với cái tên ví von “thành phố đáng sống”.

Thành phố Hồ Chí Minh của 40 năm sau ngày toàn thắng, sầm uất, nhộn nhịp. Sau 40 năm phát triển không còn sự phân biệt vùng miền. Văn hóa Bắc - Trung - Nam hòa quyện trong ẩm thực, phong cách sống, giọng nói. Nhiều người miền Bắc, miền Trung vốn cần kiệm, vô Nam định cư, cần mẫn làm ăn đã trở nên giàu có. Nhiều học trò nghèo của tôi ở các tỉnh phía Nam cách đây 30 năm, bây giờ họ đã trở thành những nhà báo giỏi ở nơi “đất báo”. Sài thành. Các em có nhà đẹp để ở, sắm được xe hơi, miệt vườn. Nhiều kiều bào ở nước ngoài sau đợt di tản 1975 và ra nước ngoài định cư theo diện HO đã xóa đi những mặc cảm, chọn Việt Nam, chọn thành phố Hồ Chí Minh để hồi hương, về đóng góp cho đất nước để được sống nốt phần đời tốt đẹp trên đất mẹ.

50 NĂM SAU NGÀY ĐẠI THẮNG 30 THÁNG 4 NĂM 1975

Hôm nay, đất nước tròn 50 năm Bắc - Trung - Nam sum họp một nhà. Thế hệ những người như bố, mẹ của tôi nay đều tuổi trên dưới 100. Người còn, người đã về với tiên tổ. Một thế hệ đã nén nước mắt, niềm đau, tiễn chồng, con ra trận để đất nước có ngày toàn thắng, hòa bình, thống nhất. Thế hệ những người như anh cả của tôi bây giờ cũng đã xế chiều... 30 tháng 4 mỗi năm là dịp để anh cả của tôi và đồng đội cựu chiến binh ngồi lại với nhau, nhắc nhớ những kỷ niệm gian khó, hy sinh trong chiến trường miền Trung, miền Nam mưa bom, bão đạn năm nào...

Những ngày giáp 30 tháng 4 này, nhiều cựu chiến binh đang thực hiện được ước mơ trở lại chiến trường xưa. Có cựu chiến binh tuổi ngót 80, đã đi xe gắn máy từ quê hương Bắc Trung bộ vào Thành phố Hồ Chí Minh chứng kiến lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày non sông liền một dải. Những ngày này năm xưa, vị cựu chiến binh đã cùng đồng đội đánh trận cuối để đất nước trọn niềm vui hôm nay...

50 năm sau, đất nước vươn mình bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên với những đột phá, phát triển thịnh vượng. Một lần nữa, sau 50 năm ngày 30 tháng 4, tôi lại may mắn được vào Thành phố mang tên Bác đúng dịp lễ diễu binh, diễu hành mừng ngày Đại thắng. Tôi vẫn chọn đi tàu bay, mặc dù tàu hỏa bây giờ rất đẹp, sang trọng. Đoàn tàu Thống nhất cách đây 50 năm và đoàn tàu Thống nhất hôm nay dù khác nhau về sự hiện đại, nhưng vẫn hừng hực khí thế ra Bắc - vô Nam.

Ga hàng không Nội Bài áp những ngày lịch sử trọng đại, khách đi chật cứng các chuyến bay, cho dù lúc này ngành Hàng không đã tăng hãng bay, tăng chuyến bay. Cảng hàng không Tân Sơn Nhất khánh thành thêm nhà ga mới đúng dịp thành phố mừng 50 năm ngày giải phóng... Dịp này, Thành phố Hồ Chí Minh sôi động gấp nhiều lần so với thường nhật. Cư dân, du khách khắp mọi miền đổ về. Thành phố rực rỡ cờ hoa, nhộn nhịp của ngày chiến thắng... Người Sài Gòn xưa - Thành phố mang tên Bác hôm nay bao dung, bỏ lại phía sau những hận thù, nhỏ nhặt, dang tay rộng mở chào đón những người con bỏ xứ về lại đất mẹ sau nửa thế kỷ kết thúc cuộc chiến tàn khốc. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt Việt kiều, trong nước đã đóng góp, cống hiến để cho Thành phố ngày một giàu đẹp, hiện đại hơn để thực sự trở thành “Hòn ngọc viễn đông” của kỷ nguyên mới.

Tôi mừng lắm, vì 30 năm trước, khi Thành phố Hồ Chí Minh tròn tuổi 20, những học trò đại học báo chí của tôi mới đang chập chững vào nghề, nay họ đã là lãnh đạo của nhiều cơ quan báo chí nổi tiếng ở nơi “đất báo” này. Dự lễ kỷ niệm 50 năm báo Sài Gòn Giải phóng xuất bản số đầu tiên (ngày 5/5/1975) ngay sau ngày đất nước thống nhất, thấy nhiều học trò xuất sắc của tôi đã và đang làm nên thương hiệu của một tờ báo Đảng địa phương lớn nhất nhì đất nước, tự hào vì mình đã đóng góp được một phần nhỏ bé trong đào tạo nhân lực cho Thành phố mang tên Bác kính yêu.

Thành phố Hồ Chí Minh của nửa thế kỷ sau ngày Đại thắng đã đổi thay đến ngỡ ngàng. Thành phố bên bờ sông Sài Gòn với những tòa cao ốc chọc trời sầm uất. Chỗ nào cũng thắm đỏ màu cờ hoa. Thành phố đã có dự án tàu điện ngầm, khánh thành đường sắt nội đô, hệ thống siêu thị, khách sạn sang trọng..., không thua kém các đô thị hiện đại ở các nước Á - Âu.

Tôi hòa vào dòng người ôn hòa, tự hào, khí thế trong ngày Đại lễ mừng chiến thắng. Nhìn những gương mặt người cao tuổi, dù 50 năm trước có thể có người trong số họ phục vụ cho chế độ cũ hoặc có người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho đất nước, nhưng giờ đây họ cùng nắm chặt tay nhau, Bắc - Nam sum họp, chung một ngày đất nước trọn niềm vui. Trên gương mặt những người trẻ - thế hệ tương lai của Thành phố, ai ai cũng rạng rỡ, háo hức với những cảm xúc vỡ òa và cả sự ngưỡng mộ thế hệ cha ông. Họ là những công dân số của chế độ mới, là lực lượng chủ công trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sẽ còn mãi những ngày 30 tháng 4...

Cảm nhận 30 tháng 4
Cảm nhận 30 tháng 4
Cảm nhận 30 tháng 4
Cảm nhận 30 tháng 4
Cảm nhận 30 tháng 4

Hà Huy Phượng (baophapluat.vn)
Tin bài khác
Công an Hà Nội nhận mưa tiền thưởng khi vào chung kết C1 Đông Nam Á

Công an Hà Nội nhận mưa tiền thưởng khi vào chung kết C1 Đông Nam Á

(PLVN) - Công an Hà Nội vào chung kết trong ngày thống nhất non sông tại cúp C1 Đông Nam Á.
Bộ GD&ĐT chịu toàn bộ chi phí chuyển giao sách tiếng dân tộc thiểu số về địa phương

Bộ GD&ĐT chịu toàn bộ chi phí chuyển giao sách tiếng dân tộc thiểu số về địa phương

(PLVN) - Nhằm tăng cường hiệu quả công tác dạy và học tiếng dân tộc thiểu số, Nghị định 96/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành đã bổ sung nhiều quy định mới, đáng chú ý là việc Bộ GD&ĐT sẽ chịu toàn bộ chi phí in ấn, phát hành và chuyển giao sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số cho các địa phương. UBND cấp tỉnh khi tiếp nhận không phải thanh toán bất kỳ chi phí nào.
Khen thưởng hơn 2.700 tập thể, cá nhân xuất sắc tham gia diễu binh Lễ kỷ niệm 30/4

Khen thưởng hơn 2.700 tập thể, cá nhân xuất sắc tham gia diễu binh Lễ kỷ niệm 30/4

(PLVN) - Bộ Công an và Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đã khen thưởng 2.749 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tham gia diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
TP HCM không trình diễn 10.500 drone vào tối nay - 1/5

TP HCM không trình diễn 10.500 drone vào tối nay - 1/5

(PLVN) - TP HCM sẽ không trình diễn 10.500 drone vào tối nay (ngày 1/5) như kế hoạch đã thông tin trước đó.
30/4 - Khi người trẻ nhìn lại lịch sử

30/4 - Khi người trẻ nhìn lại lịch sử

30/4 trong mắt người trẻ: Không chỉ là một kỳ nghỉ
Những người tôi biết: Bài 2- Người "Vẽ bằng ánh sáng" biểu tượng Đại thắng mùa xuân 1975

Những người tôi biết: Bài 2- Người "Vẽ bằng ánh sáng" biểu tượng Đại thắng mùa xuân 1975

Lời tòa soạn: “NHỮNG NGƯỜI TÔI BIẾT” là tựa đề cuốn sách sắp xuất bản của nhà báo, PGS,TS. Hà Huy Phượng. Ông là giảng viên cao cấp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Là một nhà báo, ông có dịp đi nhiều nơi trên thế giới và trong nước, gặp gỡ nhiều người. Trong cuộc đời gần 40 năm làm nghề báo và đào tạo báo chí, ông đã viết, vẽ, chụp được hàng trăm chân dung nhân vật của mình với muôn vẻ khác nhau của đời sống. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa xuân năm 1975 và hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Ban Biên tập báo Pháp luật Việt Nam giới thiệu một số bài viết chân dung về những người mà nhà báo Hà Huy Phượng biết, viết, vẽ và chụp.
Những người tôi biết: Bài 1- Người chiến sĩ đặc công góp phần làm nên chiến thắng 30/04/1975

Những người tôi biết: Bài 1- Người chiến sĩ đặc công góp phần làm nên chiến thắng 30/04/1975

Lời tòa soạn: “NHỮNG NGƯỜI TÔI BIẾT” là tựa đề cuốn sách sắp xuất bản của nhà báo, PGS,TS. Hà Huy Phượng. Ông là giảng viên cao cấp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Là một nhà báo, ông có dịp đi nhiều nơi trên thế giới và trong nước, gặp gỡ nhiều người. Trong cuộc đời gần 40 năm làm nghề báo và đào tạo báo chí, ông đã viết, vẽ, chụp được hàng trăm chân dung nhân vật của mình với muôn vẻ khác nhau của đời sống. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa xuân năm 1975 và hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Ban Biên tập báo Pháp luật Việt Nam giới thiệu một số bài viết chân dung về những người mà nhà báo Hà Huy Phượng biết, viết, vẽ và chụp.
Dàn Hoa hậu, nghệ sĩ tự hào tham gia diễu binh mừng đại lễ 30/4

Dàn Hoa hậu, nghệ sĩ tự hào tham gia diễu binh mừng đại lễ 30/4

(PLVN) - Đạo diễn Hoàng Nhật Nam, Hoa hậu Bảo Ngọc, Thanh Thủy, Tiểu Vy, ca sĩ Quốc Đại... và dàn văn nghệ sĩ bày tỏ niềm phấn khởi, tự hào khi có mặt trong đội ngũ tham gia diễu hành chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xuân Son ký hợp đồng

Xuân Son ký hợp đồng 'dài kỷ lục' với Nam Định

(PLVN) - Nguyễn Xuân Son và CLB Thép Xanh Nam Định gia hạn hợp đồng tới năm 2031.
TP HCM chiếu phim kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

TP HCM chiếu phim kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

(PLVN) - Tối 26/4, triển lãm, chiếu phim kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) chủ đề “Âm vang đại thắng mùa xuân 1975 trong điện ảnh” sẽ khai mạc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP HCM.
Hà Nội đình chỉ hoạt động trung tâm dạy thêm 600 học sinh

Hà Nội đình chỉ hoạt động trung tâm dạy thêm 600 học sinh

(PLVN) - Hà Nội yêu cầu dừng hoạt động với trung tâm dạy thêm ở phố Chùa Láng, quận Đống Đa, do chưa đảm bảo các quy định.
Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non

(PLVN) - Ủy ban Quốc gia về Trẻ em đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương rà soát, thanh tra các cơ sở mầm non, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập; xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Lễ công bố quyết định đặc xá tại Trại giam A2

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Lễ công bố quyết định đặc xá tại Trại giam A2

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tin tưởng rằng người được đặc xá sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tự tin hơn, vững vàng trong cuộc sống.
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Chủ tịch Hội đồng châu Âu

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Chủ tịch Hội đồng châu Âu

Tối 30/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu António Costa đã điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm để chúc mừng Việt Nam nhân dịp 50 năm ngày Giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Dưới cánh bay là non sông gấm vóc

Dưới cánh bay là non sông gấm vóc

(PLVN) - 4h ngày 30/4, trên sân bay Biên Hoà, tiếng gầm của động cơ Su-30MK-2, Yak-130 đã rộn vang cả một vùng rộng lớn. Trong khi đó, 10 trực thăng đã được kéo dắt về vị trí tuyến chờ, xếp hàng ngay ngắn dọc đường băng. Lực lượng kỹ thuật làm công tác kiểm tra sau cùng, bảo đảm tất cả khí tài ở trạng thái tốt nhất sẵn sàng cho ban bay quan trọng tại Lễ kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Phát hiện thi thể trên sông có giấy tờ ghi tên nghi phạm giết người Trần Văn Luyện

Phát hiện thi thể trên sông có giấy tờ ghi tên nghi phạm giết người Trần Văn Luyện

(PLVN) - Thi thể một người đàn ông có mang theo giấy phép lái xe mang tên Trần Văn Luyện - nghi phạm giết người được phát hiện trên sông Hồng.
Cảnh báo thủ đoạn mạo danh doanh nghiệp vàng bạc lừa đảo

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh doanh nghiệp vàng bạc lừa đảo

(PLVN) - Bộ Công an khuyến cáo, hiện xuất hiện các đối tượng lập nhiều tài khoản mạng xã hội, lấy danh nghĩa doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý để lừa đảo.
Phá đường dây buôn lậu xuyên biên giới tại Cao Bằng, khởi tố 7 bị can

Phá đường dây buôn lậu xuyên biên giới tại Cao Bằng, khởi tố 7 bị can

(PLVN) - Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) vừa khởi tố vụ án hình sự "Buôn lậu" xảy ra tại Cao Bằng và một số địa phương khác. Đồng thời khởi tố, bắt tạm giam 7 đối tượng do có hành vi mua bán trái phép hàng hóa qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
30/4 – Mùa du lịch đỏ: Tour về nguồn có còn hấp dẫn giới trẻ?

30/4 – Mùa du lịch đỏ: Tour về nguồn có còn hấp dẫn giới trẻ?

(PLM) - Với những người trẻ tuổi, việc tham quan, tìm hiểu về các di tích lịch sử không chỉ là một hoạt động du lịch đơn thuần, mà đây còn là một cuộc hành trình tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước.

Nửa thế kỷ hòa bình: Hành trang từ ký ức lịch sử

Nửa thế kỷ hòa bình: Hành trang từ ký ức lịch sử

(PLM) - Vào những ngày này, cả nước rợp cờ hoa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng thời khắc lịch sử ngày 30-4-1975 vẫn như vừa mới hôm qua trong ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam. Những tháng năm hào hùng ấy không chỉ được ghi dấu bằng những trang sử chói lọi, mà còn khắc sâu trong trái tim của những người từng trải qua, từng chứng kiến những khoảnh khắc vỡ òa của dân tộc.

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

(PLM) - Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Chương trình Tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Hà Nội: Cháy nhà dân tại phố Ngõ Trạm, nhiều học sinh tiểu học được sơ tán

Hà Nội: Cháy nhà dân tại phố Ngõ Trạm, nhiều học sinh tiểu học được sơ tán

(PLM) - Vào khoảng 10 giờ 20 phút sáng 22/4, tại căn nhà số 16 Ngõ Trạm, phường Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã xảy ra cháy.

Hoài Đức – Hà Nội: Cần kiểm tra hoạt động trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh

Hoài Đức – Hà Nội: Cần kiểm tra hoạt động trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh

(PLM) - Theo phản ánh, trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh (thuộc Công ty TNHH Bê tông Minh Tâm An Khánh) nằm tại KĐT Kim Chung - Di Trạch nhiều lần bị cơ quan chức năng huyện Hoài Đức kiểm tra, xử phạt và yêu cầu dừng hoạt động để khắc phục sai phạm về môi trường. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn phớt lờ chỉ đạo của cơ quan chức năng, tiếp tục xả nước thải có dấu hiệu chưa qua xử lý ra môi trường. Và nhiều dấu hiệu bất thường khi mỗi ngày, có hàng chục xe chở bê tông gắn logo "Bê tông Chèm" vào hút bê tông mang đi tiêu thụ?

“Bước chân trên mây”: Hành trình từ trái tim đến trái tim - khơi dậy tiềm năng du lịch Trạm Tấu

“Bước chân trên mây”: Hành trình từ trái tim đến trái tim - khơi dậy tiềm năng du lịch Trạm Tấu

(PLM) - Bước chân trên mây – Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025 đã chính thức khép lại. Hai lần liên tiếp Trạm Tấu là nơi diễn ra giải đã mang lại hiệu ứng vượt xa những kỳ vọng của Ban Tổ chức. Và thành công lớn nhất xuất phát chính từ những bài viết, hình ảnh của 100 Nhà báo tham dự giải đã quảng bá nét đẹp về một Trạm Tấu “Ấm áp suối nguồn, bát ngát biển mây”, đưa nơi đây đến gần hơn với đông đảo bạn đọc trên cả nước. Khoảnh khắc chia tay với nhiều cảm xúc và tình cảm gửi lại Trạm Tấu cũng là chuẩn bị cho những hành trình chinh phục đỉnh cao mới của “Bước chân trên mây”, mang theo sứ mệnh của người làm báo để tiếp tục lan toả những thông điệp tích cực về những vùng đất “Bước chân trên mây” sẽ đi qua…

Đám cháy tại phố Thái Hà đã được dập tắt

Đám cháy tại phố Thái Hà đã được dập tắt

(PLM) - Khoảng 14h30 ngày 18-4, tại toà nhà Parkson, số 1 Thái Hà, bất ngờ xuất hiện một vụ hỏa hoạn. Khói và lửa bám theo góc toà nhà phía trên phố Tây Sơn khiến toàn bộ người dân đang làm việc trong toà nhà đồng loạt theo lối thoát hiểm chạy ra ngoài.

Văn Yên - Yên Bái: “Mập mờ” pháp lý trong hoạt động tập kết, khai thác cát sỏi

Văn Yên - Yên Bái: “Mập mờ” pháp lý trong hoạt động tập kết, khai thác cát sỏi

(PLM) - Mặc dù UBND tỉnh Yên Bái đã có Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhiều điểm tập kết, khai thác cát, sỏi tại các xã Mậu Đông, An Thịnh và thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên vẫn đang có dấu hiệu hoạt động trái phép gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, gây nguy cơ “chảy máu khoáng sản”, thất thoát nguồn thu cho ngân sách.

Sẽ tiếp tục tổ chức giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ 3

Sẽ tiếp tục tổ chức giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ 3

(PLM) - Chiều tối ngày 13/4, Báo Pháp luật Việt Nam cùng UBND huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái), Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt đã tổ chức lễ Tổng kết Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025. Cũng tại buổi lễ tổng kết, ông Trần Ngọc Hà – Phó tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cho biết tiếp nối thành công của mùa 2, báo sẽ tiếp tục tổ chức giải leo núi dành cho phóng viên, nhà báo các cơ quan báo chí trên cả nước ở mùa 3 với sự chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn, an toàn và hấp dẫn hơn. Đây là cam kết của Báo PLVN và những người có trách nhiệm, có tình cảm gắn bó với địa phương.

“Bước chân trên mây” – Chinh phục đỉnh Tà Xùa “gọi tên” VĐV Trịnh Hoàng Yên, nữ quán quân Trần Thu Trang bảo vệ thành công chức vô địch

“Bước chân trên mây” – Chinh phục đỉnh Tà Xùa “gọi tên” VĐV Trịnh Hoàng Yên, nữ quán quân Trần Thu Trang bảo vệ thành công chức vô địch

(PLM) - Chỉ sau 2 giờ 15 phút, Vận động viên Trịnh Hoàng Yên – số báo danh 025 đã xuất xắc vượt qua 12km cung đường Giải leo núi Bước chân trên mây lần 2 – Chinh phục đỉnh Tà Xùa để cán đích đầu tiên, qua đó chiến thắng thuyết phục ở bộ giải giành cho nam. Đây là lần thứ 2 liên tiếp vận động viên đến từ Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái tham dự và có thành tích vượt trội tại Giải leo núi “Bước chân trên mây”. Ở mùa giải đầu tiên được tổ chức, anh Trịnh Hoàng Yên từng phải về nhì , chức vô địch lần này càng trở nên đặc biệt, khẳng định sự bền bỉ và quyết tâm không ngừng nghỉ , qua đó giữ lại cúp vô địch ở lại tỉnh Yên Bái – địa phương 2 năm liền được chọn làm nơi tổ chức giải.