Sáng 19/5, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế đặc thù tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, Nghị quyết 60 Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII đã quyết nghị chính quyền địa phương sẽ tổ chức theo 2 cấp, kết thúc hoạt động của cấp huyện. Sau sáp nhập, số lượng đơn vị hành chính (ĐVHC) giảm từ 63 xuống còn 34 tỉnh, thành.
Đến nay, cả nước có 10 địa phương, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP HCM, Đắk Lắk (liên quan đến TP Buôn Ma Thuột) và Cần Thơ đang được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù theo các luật, nghị quyết riêng của Quốc hội.
Trong đó, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP HCM và Cần Thơ sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tổ chức lại chính quyền địa phương 2 cấp.
Việc sáp nhập cấp tỉnh, kết thúc hoạt động cấp huyện sẽ dẫn tới thay đổi về ranh giới địa lý, phạm vi quản lý cũng như quy mô dân số, địa vị pháp lý của các địa phương. Do đó, cần có quy định chuyển tiếp việc tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù đang được thực hiện tại các địa phương thuộc diện sắp xếp. Việc duy trì các cơ chế, chính sách đặc thù cho các địa phương đang áp dụng, sau khi sáp nhập và sắp xếp ĐVHC 2 cấp sẽ tạo điều kiện để tạo động lực tăng trưởng mới, sức bật cho các địa phương”.
Trên cơ sở đó, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép các địa phương sau sáp nhập, gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP HCM và Cần Thơ được tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù trước đây. Cùng với đó, các xã, phường mới tương ứng tại địa bàn TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) sau sắp xếp cấp xã tiếp tục được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù mà Quốc hội đã cho phép thực hiện.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho rằng, việc cho phép chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, đặc thù tại địa phương sau sắp xếp không chỉ đơn thuần là mở rộng phạm vi áp dụng cơ chế, mà còn liên quan đến nhiều mặt về kinh tế, ngân sách.
Từ đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ đánh giá tác động chính sách bảo đảm giữ nguyên tắc cân đối thu chi theo đúng Luật Ngân sách Nhà nước.
Cũng có ý kiến đề nghị với các TP áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù sáp nhập vào các tỉnh, cần xác định lại tỷ lệ điều tiết để hạch toán, phân chia ngân sách trung ương - địa phương.
Chính phủ đề xuất bổ sung hơn 4.327 tỷ đồng
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cũng trình bày Tờ trình bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
Theo đó, tổng nhu cầu bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên (từ nguồn viện trợ không hoàn lại) năm 2025 cho các cơ quan là hơn 4.327 tỷ đồng.
Trong số này, Bộ Y tế dự kiến được bổ sung gần 4.081 tỷ đồng, để quyết toán hàng viện trợ cho phòng chống dịch COVID-19.
Còn lại là các Bộ, ngành khác, như Bộ Nông nghiệp và Môi trường gần 127 tỷ đồng để chi hỗ trợ bão Yagi; Bộ Khoa học và Công nghệ gần 19,2 tỷ đồng cho giáo dục đào tạo, dạy nghề; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gần 4,4 tỷ đồng…
Một số cơ quan khác như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là 9,6 tỷ đồng, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là 6,7 tỷ đồng; Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là 59,3 tỷ đồng.
Ngoài ra, hai địa phương được đề nghị bổ sung dự toán là TP Đà Nẵng hơn 11,7 tỷ đồng và tỉnh Sơn La gần 8,9 tỷ đồng để chi đảm bảo xã hội và kinh tế trên địa bàn.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.
(PLM) - Tiếp tục chương trình Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 29/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Lý Minh Chinh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh, Hội nghị đã diễn ra 4 phiên thảo luận chuyên đề gồm: Công tác luật sư; công tác hòa giải; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp dân sự, thương mại và Đào tạo nhân lực pháp lý.
(PLM) - Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng dàn xe đầu kéo, kéo theo rơ moóc thùng chở cát, chở đá từ huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xuôi hướng về các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, có dấu hiệu quá tải lưu thông trên QL2.
(PLM) - Để làm tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là buôn bán các mặt hàng thực phẩm đông lạnh từ biên giới vào thị trường tỉnh Lào Cai, Lực lượng Biên phòng và Hải quan đã siết chặt kiểm tra , kiên quyết bắt giữ, xử lý các mặt hàng “cấm” qua cửa khẩu, qua đó đã ngăn chặn tuyệt đối hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng vận chuyển trái phép qua biên giới vào nội địa.
(PLM) - Ngày 28/6, tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất. Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hạ Vinh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì và phát biểu khai mạc.
(PLM) - Sáng 26/6, Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (FBU) phối hợp với Trường ĐH Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tài chính xanh cho phát triển bền vững”. Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ Việt Nam, Nga, Singapore và các quốc gia khác.
(PLM) - Có những người khoác lên mình chiếc áo blouse trắng không chỉ để chữa bệnh cứu người, mà còn gửi gắm vào đó cả tuổi thanh xuân, niềm tin và lý tưởng nghề nghiệp. Thế nhưng, tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội, hàng chục y bác sĩ đang phải gồng mình sống qua ngày khi lương và phụ cấp bị nợ kéo dài – khi y, bác sĩ sống trong nợ lương "Nghề cứu người, ai cứu họ?". Một thực tế xót xa giữa lòng Thủ đô.