Phụ nữ Việt Nam - sắt son một lòng theo Đảng
Trên con đường hoạt động cách mạng, bà Nguyễn Thị Minh Khai và ông Lê Hồng Phong đã gặp và yêu nhau. Năm 1934, đám cưới của họ được tổ chức ở Thượng Hải (Trung Quốc). Kết quả của tình yêu ấy là sự ra đời của con gái Lê Nguyễn Hồng Minh năm 1939, cũng là lúc ông Lê Hồng Phong bị giặc bắt. Ít lâu sau bà Nguyễn Thị Minh Khai cũng bị địch bắt. Biết họ là vợ chồng, chúng cho hai người gặp mặt với mục đích cho hai người nhận nhau, từ đó ghép tội ông Lê Hồng Phong. Nhưng với ý chí kiên định, cả hai đã phủ nhận mọi chứng cứ mà kẻ thù đưa ra. Cuối cùng thực dân Pháp đưa bà Nguyễn Thị Minh Khai giam ở Khám lớn, sau đó xử bắn ở Hóc Môn ngày 26/8/1941. Một năm sau, ông Lê Hồng Phong cũng trút hơi thở cuối cùng vì sức khỏe suy kiệt.
Đây là một trong rất nhiều tấm gương nữ chiến sĩ cách mạng trung kiên qua triển lãm số “Sắt son một lòng” vừa được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam khai mạc ngày 3/2/2025, tái hiện 95 năm vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, tôn vinh các cá nhân nữ kiên trung đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, đồng thời gợi lên lòng biết ơn, tự hào và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cách đây 4 năm, ngày 20/10/2021, trưng bày chuyên đề “Sắt - Son” cũng được Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò thực hiện nhân dịp kỷ niệm 91 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam. Trong đó, “Sắt” là câu chuyện “Hoa nơi ngục lửa” giới thiệu tấm gương của 9 nữ chiến sĩ yêu nước, cách mạng tiêu biểu trong hoàn cảnh lao tù khắc nghiệt, gồm: Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Quang Thái, Võ Thị Sáu, Lê Thị Riêng, Nguyễn Thị Định, Võ Thị Thắng, Trần Thị Lý, Nguyễn Thị Bình, Trương Mỹ Hoa. “Sắt” còn là câu chuyện về những người mẹ, người chị, người em dịu dàng, nhỏ nhắn, đã hòa mình vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. “Son” tập trung khắc họa câu chuyện những người phụ nữ hôm nay luôn nỗ lực vượt qua rào cản về định kiến giới, năng động, sáng tạo, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, hăng say cống hiến để khẳng định vị trí, vai trò của mình trong thời đại mới “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”…
Có thể nói, những bước tiến trong công tác phụ nữ đã và đang khẳng định vị thế của phụ nữ Việt Nam trên hành trình xây dựng đất nước. Mới đây, trong bài viết với nhan đề “Phát huy vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng Đảng, chính quyền”, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến đã nhấn mạnh, Hội LHPN Việt Nam có các nhiệm vụ như: tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc…
Tăng cường hơn nữa số lượng đảng viên nữ và tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy
Cũng trong bài viết, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến đề cập tới nhiệm vụ “tham mưu tạo nguồn, đề xuất công tác cán bộ nữ”. Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa XIII diễn ra vào trung tuần tháng 12/2024 đã xác định chủ đề hoạt động năm 2025 là: “Phát huy vai trò của phụ nữ tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Thông tin từ Hội LHPN Việt Nam cho thấy, sau nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, đối với chỉ tiêu phấn đấu ít nhất 50% chi hội trưởng chưa là đảng viên được Hội LHPN cấp cơ sở bồi dưỡng, giới thiệu phát triển Đảng, theo kết quả khảo sát tháng 12/2023, cả nước có 85.328 chi hội trưởng, trong đó 38.506 chi hội trưởng là đảng viên (chiếm 38,51%). Theo kế hoạch, toàn quốc phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ đạt ít nhất 33.000 chi hội trưởng được bồi dưỡng, giới thiệu phát triển Đảng…
Theo thống kê, hiện nay, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đạt trên 30%, cao nhất từ Quốc hội khóa VI trở lại đây. Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND các cấp đều đạt 29%, cao hơn nhiệm kỳ trước.
Một trong những giải pháp tăng cường tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp thời gian tới, theo nhóm nghiên cứu của UNDP Việt Nam, Hội Xã hội học Việt Nam và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đề xuất, cần có giải pháp gắn với các cấp ủy đảng và người đứng đầu ở địa phương. Nâng cao nhận thức của cấp ủy và người đứng đầu, yêu cầu thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Đảng về việc tăng cường sự tham gia của cán bộ nữ vào cấp ủy, đặc biệt là với các cấp ủy có tỷ lệ nữ tham gia thấp…
Hiện nay tại nhiều địa phương, công tác chuẩn bị nguồn nhân sự nữ cho Đại hội Đảng các cấp đã và đang tích cực được triển khai. Đơn cử như tại Hà Giang, chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp sắp tới, các cấp Hội LHPN tỉnh Hà Giang phát huy vai trò của mình trong việc giới thiệu nhân sự tham gia cấp ủy và Hội đồng nhân dân các cấp theo từng bước, công khai, minh bạch. Tại Bình Phước, Đảng đoàn, Ban Thường vụ Hội LHPN các cấp của tỉnh đã chủ động rà soát, khảo sát tình hình cán bộ nữ chủ chốt, nữ tham gia cấp ủy và các ban, ngành có đông nữ cán bộ, công chức nhằm phát hiện những nhân tố tiêu biểu, tích cực để giới thiệu cho cấp ủy, chính quyền các cấp; số cán bộ, hội viên được giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp tăng qua các năm…
Có thể nói, bối cảnh đất nước đang vươn mình phát triển mạnh mẽ và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội tuyệt vời để phụ nữ nói riêng và công tác phụ nữ nói chung khẳng định vị thế của mình trên hành trình xây dựng đất nước.
Hồng Minh
(PLM) - Hàng năm, cứ từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Điểm nhấn của Lễ hội làng Triều Khúc chính là điệu múa dân gian truyền thống có một không hai "con đĩ đánh bồng".
(PLM) - Theo ghi nhận của phóng viên báo Pháp luật Việt Nam ngay từ sáng sớm ngày 7.2 tức ngày 10 tháng riêng năm Ất Tỵ, mặc dù trời mưa, rét nhưng tuyến phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có rất đông người dân đến mua vàng ngày vía Thần tài.
(PLM) - Chiều 6/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì làm việc với các đơn vị về chỉnh lý dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 42. Cùng dự có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Trung Thành và Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Trần Thị Kim Nhung.
(PLM) - Sau Tết Nguyên đán, số lượng người mắc Cúm A ngày càng tăng cao, nhiều bệnh nhân trở nặng, phải nhập viện thở máy, chạy Ecmo, lọc máu, cảnh báo đỏ đối với những người có bệnh lý nền.
(PLM) - Ngày 6/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết sau một tháng thực hiện Nghị định 168/2024, cảnh sát đã xử lý hơn 327.300 trường hợp vi phạm, tước hơn 27.800 giấy phép lái xe, trừ điểm hơn 28.700 giấy phép, tạm giữ hơn 1.800 ôtô, hơn 93.700 môtô.
(PLM) - Xin chữ là một phong tục, một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến Xuân về. Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.
(PLM) - Chiều 4/2, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết đã ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý theo các chuyên đề trong năm 2025. Theo đó, Cảnh sát Giao thông toàn quốc sẽ tập trung xử lý 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt.
(PLM) - Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Anh Nguyễn Hữu Minh Sang, du học sinh năm thứ 3 tại Đại học Tsukuba, đã cùng Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Tsukuba, tổ chức Tiệc Tết 2025. Sự kiện thu hút đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại địa phương.
(PLM) - Trong đêm và rạng sáng 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) là thời điểm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày, nhiều người dân đã chọn phương án lên Hà Nội sớm để tránh tắc đường nên lượng phương tiện đã gia tăng tại các tuyến cao tốc, khu vực ngoại ô… Lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hà Nội đã chủ động các phương án phân luồng từ xa không để xảy ra ùn tắc theo đúng kế hoạch phối hợp.
(PLM) - Ngày 01-2 (tức mồng 4 Tết), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, toàn quốc đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 5.702 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18 tỷ 033 triệu đồng; tạm giữ 41 xe ô tô, 2.575 xe mô tô, 38 phương tiện khác; tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 879 trường hợp.