“Sư là khuôn mẫu là mô phạm của loài người, chí ít là trong cộng đồng người. Nếu không có đạo hạnh, không có trí tuệ thì lấy gì dạy người, lấy gì làm gương để mọi người noi theo?”. Trong những ngày theo dấu chân của bậc xuất trần thượng sĩ từ sử liệu đến thực tế, vẳng trong tâm thức nhóm thực hiện loạt bài “Cội tùng Phật giáo Việt Nam” là lời dạy đầy tâm huyết này của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Địa linh sinh người hiền
Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, thế danh Bùi Văn Quý, sinh ngày 12/4/1917 tại thôn 5, xã Phùng Thiện, tổng Bồng Hải, nay là thôn Phùng Thiện, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Thân phụ là cụ ông Bùi Quang Oánh, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Thinh. Song thân của Ngài đều là những Phật tử thuần thành. Ngài là người con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em.
Ninh Bình là một tỉnh ven biển, thuộc cực Nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Cách đây hàng vạn năm nơi này đã có con người sinh sống. Đây là mảnh đất thiêng, từng là Kinh đô của Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam tồn tại 42 năm (từ năm 968-1010) gắn liền với ba vương triều: Ðinh, tiền Lê và khởi đầu triều Lý. Hiện Ninh Bình sở hữu những di sản văn hóa - lịch sử rất có giá trị, là nguồn tài sản vô giá, tiêu biểu như: Cố đô Hoa Lư, chùa Bích Động, chùa Bái Đính, đền thờ Đức Thánh Nguyễn, đền Thái Vi...
Địa linh nhân kiệt. Đây là lẽ đương nhiên trong tương qua chiêu cảm của đất thiêng. Giữa đất Ninh Bình, Đại lão Hòa thượng còn được sinh ra trong gia đình có truyền thống thâm tín Phật pháp, cho nên hạt giống Bồ-đề của Ngài sớm nảy nở. Ngay từ khi lên 9 tuổi (tức năm 1925), Ngài đã được song thân cho đến chùa ở với Sư cụ Thích Đàm Cơ, trụ trì chùa Phúc Long (thôn Phú An, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) và được Sư cụ cho theo học chữ Nho với cụ đồ Hiệng nổi tiếng trong vùng.
Thời gian thấm thoát, năm 13 tuổi (tức năm 1929), khi vào độ tuổi thiếu niên, Ngài được Sư cụ cho đến làm đệ tử Sư tổ Thích Nguyên An, trụ trì chốn tổ Vọng (xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Trải qua 3 năm tu học, đến năm 16 tuổi (tức năm 1932), Ngài được Sư tổ Vọng cho thụ giới Sa-di tại Giới đàn hạ trường chùa Đống Cao, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Năm 18 tuổi (tức năm 1934), Đại lão Hòa thượng đến tham học và y chỉ vào Sư tổ Thích Quảng Tốn, trụ trì Tổ đình Viên Minh thuộc thôn Khai Thái, xã Tầm Khê, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông (nay là xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội). Khi vừa tròn 20 tuổi (tức năm 1936), Ngài được thụ Cụ túc giới và Bồ-tát giới tại Đại giới đàn Tổ đình Viên Minh, do Sư tổ Thích Quảng Tốn làm Đường đầu Hòa thượng.
![]() |
Đệ tam Pháp chủ - Đức Trưởng lão HT Thích Phổ Tuệ trong một lần hạ sơn. Phía sau Ngài là Hòa thượng Thích Giác Toàn. Bên cạnh Ngài là Cư sĩ Từ Vân (tức ông Phạm Nhật Vũ). Cư sĩ Từ Vân - Phạm Nhật Vũ là học trò thân cận, là thị giả của Ngài trong nhiều hành trình.
Sau khi đầy đủ giới pháp, Ngài bắt đầu quá trình cầu đạo, tham học ở hầu hết các sơn môn, tổ đình lớn thời bấy giờ như sơn môn Tế Xuyên, sơn môn Hương Tích, tổ đình Vĩnh Nghiêm... Từ năm 1952, Ngài vân du hành đạo tại chùa Linh Ứng (thôn Kim Đới I, xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng). Đến năm 1957, Ngài lại trở về hầu thầy phụng Phật tại tổ đình Viên Minh (Phú Xuyên, Hà Nội).
Năm 1961, Sư tổ Thích Quảng Tốn trụ trì đời thứ hai tổ đình Viên Minh viên tịch, Ngài được kế đăng làm trụ trì đời thứ ba tổ đình Viên Minh. Đến năm 1987, Đức Đệ nhất Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cử ba vị cao tăng là cố Hòa thượng Thích Kim Cương Tử, cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu và cố Hòa thượng Thích Tâm Thông về tổ đình Viên Minh mời Ngài lên Hà Nội chủ trì hiệu đính Đại tạng kinh Việt Nam và tham gia các hoạt động Phật sự của Giáo hội. Từ đó, Ngài đã đảm nhiệm nhiều chức vụ trong các cấp Giáo hội như Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Tây, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học Hà Tây, tham gia Hội đồng Trị sự GHPGVN, đảm nhiệm Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Phó Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN, rồi Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh Giáo hội PGVN.
Ngài cũng từng nhận nhiệm vụ Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Tổng Biên tập tạp chí Nghiên cứu Phật học Việt Nam và được suy tôn ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN từ năm 2007. Kể từ khi trở thành bậc long tượng, ở ngôi cao nhất của Giáo hội, Đức Đệ tam Pháp chủ đồng thời là Đường chủ các hạ trường và là Đường đầu Hòa thượng các Đại giới đàn tại các tỉnh, thành phố.
Trong suốt hơn 100 năm hiện hữu Ta-bà, Đức Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ nhất như với một đại nguyện, đó là: “Nguyện đời nguyện kiếp chân tu/ Cho tròn đạo hạnh - ngã từ - chấp buông”. Dẫu ở ngôi cao, ngài vẫn duy trì nếp cũ, giản dị như cách các vị Tăng vẫn thường thực hành - tự làm lụng, cày cấy, trồng trọt với người dân hàng ngày để cảm khái bát cơm hạt gạo từ mồ hôi nước mắt cùng họ, với nguyên tắc “một ngày không làm, một ngày không ăn” của Tổ Bách Trượng.
Giống như những ngôi chùa làng xứ Bắc khác, chùa Ráng (tên hay gọi của chùa Viên Minh) - nơi ngài trú xứ lúc sanh tiền - mái ngói thấp nhỏ, sân lát gạch đỏ, hai bên lối vào là những khóm rau củ xanh tươi. Đặc biệt, ở lúc gần một trăm tuổi đời, nhưng dáng đi của ngài vẫn còn hoạt bát, lời nói dõng dạc và thường tự tay làm mọi việc, không cần thị giả.
Dù vậy, Ngài vẫn thấy nghe các hiện tượng trên dòng thời sự. Khi nói về hiện tượng suy đồi của một số tu sĩ, Ngài cho rằng “người xuất gia nếu không dụng công tu tập thì chỉ là người tại gia ở chùa”.
Trong nỗi lo chung cho sự trường tồn của đạo pháp, ngài không ngại ngần khi thống thiết bộc bạch: “Kính mong quý vị Tăng Ni nếu thấy mình không có đủ sự tinh tấn tu trì thì nên xả giới hoàn tục, kẻo lâm chung đọa vào ba nẻo ác”.
Hành trạng tuyệt vời
Bên cạnh việc đảm nhiệm các chức vụ Giáo hội, Ngài cũng có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, từ phong trào bình dân học vụ đến phong trào xây dựng hợp tác xã sau khi hòa bình lập lại. Cùng với việc chăm lo chùa cảnh góp phần xây dựng quê hương, Ngài là bậc chân tu, luôn giữ tình đoàn kết các tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngài tham gia làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiều khóa.
![]() |
Đức Đệ tam Pháp chủ trong một Phật sự tại Hà Nội. Bên trái ngoài cùng là Thượng tọa Thích Đức Thiện, hiện là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Giáo hội PGVN; ở giữa là Cư sĩ Từ Vân - Phạm Nhật Vũ.
Là bậc cao tăng thông tuệ am hiểu Tam tạng thánh giáo, Ngài đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc biên soạn, dịch thuật và trước tác các tác phẩm về Phật học ở Việt Nam. Đức Đệ tam Pháp chủ đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp biên soạn, chú giải Đại Từ điển Phật học; Chú giảng và thuyết giảng Kinh Lăng Nghiêm, Đề cương kinh Pháp Hoa, kinh Bách dụ, Phật Tổ tam kinh, Phật học là tuệ học, kinh Di Đà Viên Trung sao, Bát Nhã Dư âm; các bộ Luật Tỷ-khiêu, Luật Tỷ-khiêu-ni lược ký.
Ngoài những tác phẩm biên soạn, dịch thuật và trước tác về Phật học nêu trên, Ngài cũng sáng tác nhiều bài thơ Đường luật, theo thể thất ngôn bát cú để sách tiến hàng hậu học trong các khoá an cư kết hạ.
Hành trạng tuyệt vời để lại cho đàn hậu học của Ngài ngoài kinh sách, còn là thân giáo với một đời giản dị, khiêm cung. GS.TS Nguyễn Thiện Nhân khi còn đương chức Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi đến chúc thọ ngài đã có những lời tán thán. Theo ông Nhân, chính cuộc đời phạm hạnh của ngài một lần nữa minh chứng cho đạo hạnh tu hành của người con Phật luôn sáng lên niềm tiêu dao tự tại; minh chứng cho các giá trị đạo đức luôn tồn tại bất diệt với thời gian; khẳng định những truyền thống thanh quy Phật giáo ngàn xưa cho đến hôm nay vẫn được bảo lưu gìn giữ; minh chứng tinh thần nghịch lưu sinh tử, không chỉ dừng ở Hóa thành mà tiếp tục tiến thẳng đến miền Bảo sở trang nghiêm…”.
Lời chúc tụng của vị lãnh đạo cấp cao của đất nước bấy giờ cho thấy đạo hạnh của Ngài đã chạm đến trái tim của số đông giữa “nghịch lưu sinh tử” - hướng sống của người xuất gia - rằng các giá trị đạo đức luôn tồn tại bất diệt với thời gian.
“Kính mong quý vị Tăng Ni nếu thấy mình không có đủ sự tinh tấn tu trì thì nên xả giới hoàn tục, kẻo lâm chung đọa vào ba nẻo ác”.
Đức Đệ tam Pháp chủ - Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ.
Nói thêm về lời khánh chúc, Tỳ-kheo Thích Pháp Hỷ cho rằng, ngược dòng là chí nguyện. Để đi được và đi trọn trên con đường đó phải là người có ý chí. Như nước có xu hướng chảy xuống chỗ trũng thấp, con người thường tìm đến sự êm ái, dễ chịu, thỏa mãn nhu cầu của các giác quan tùy theo nghiệp lực, đặc điểm môi trường văn hóa nơi mình chịu ảnh hưởng, tác động. Ngược dòng như vậy phải có ý chí, sự lập nguyện, hay nói cách khác là phải “hạ quyết tâm”.
“Ý chí được xác lập và nuôi dưỡng từ nhận thức rằng an lạc thực sự chỉ có khi và chỉ khi cá nhân trực nhận được tính vô thường của mọi đối tượng, giải phóng ý niệm bám víu và mong muốn về sự vĩnh cửu đối với những gì mình yêu thích. Người có ý chí như vậy cũng sống như bao nhiêu người khác trong cuộc đời. Nghĩa là họ cũng phải làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ và cần phải có các phương tiện sinh hoạt - dĩ nhiên hạnh phúc hay an lạc của họ không bị lệ thuộc vào phương tiện, xem mọi thứ là phương tiện chứ không phải cứu cánh. Nhờ đó, họ luôn an nhiên trong mọi hoàn cảnh dẫu có khắc nghiệt, thăng trầm như thế nào. Chí nguyện đó làm nên động cơ sống của người xuất gia, là chất liệu xây dựng nếp sống thiền môn, truyền thống thanh quy Phật giáo từ ngàn xưa và vẫn sống động qua đạo phong của các bậc tu hành thủy chung, như Đức Đệ tam Pháp chủ - Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ”, thầy Pháp Hỷ chia sẻ.
Nhiều tặng thưởng cao quý
Trong suốt cuộc đời hành đạo tại Tổ đình Viên Minh, cũng như quá trình tham gia các hoạt động Phật sự của Giáo hội và xã hội, Đại lão Hòa thượng đã có nhiều đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc. Công đức ấy luôn được Giáo hội và Nhà nước trân trọng ghi nhận, trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng Nhì; Huân chương đại đoàn kết dân tộc; Huy chương vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhiều Bằng tuyên dương công đức của Giáo hội.
Theo CTTĐT Phật giáo
(PLM) - Sáng nay (22/7), khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh) đã xuất hiện những khoảng trời hửng nắng, mang đến sự tạm ổn về thời tiết. Tuy nhiên, bão số 3 vẫn tiếp tục gây mưa lớn tại nhiều nơi, trong đó có Thanh Hóa, khiến tình hình thời tiết tại đây diễn biến phức tạp và cần sự cảnh giác cao độ từ người dân và các lực lượng chức năng.
Quân và dân trên Đặc khu Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã kiên cường vượt bão thành công, không gây ra thiệt hại đáng kể nào. Sự chủ động phòng chống và tinh thần đoàn kết đã giúp các đảo giữ vững cuộc sống bình yên.
(PLM) - Chiều 20/7, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo thông tin về vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long xảy ra chiều 19/7, khiến hàng chục người thương vong. Cuộc họp báo do ông Nguyễn Văn Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì, với sự tham dự của đại diện nhiều sở, ngành và lực lượng chức năng.
(PLM) - Vào khoảng 14 giờ, ngày 19/7, tại khu vực gần hang Đầu Gỗ trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra một vụ lật tàu du lịch nghiêm trọng do ảnh hưởng của giông lốc mạnh kèm sấm sét. Chiếc tàu gặp nạn mang số hiệu QN-7105, thuộc Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Vịnh Xanh, do ông Đoàn Văn Trình làm chủ.
(PLM) - Sáng ngày 18/7, tại trụ sở Bộ Tư Pháp, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm. Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên BTV Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Thanh Ngọc và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Họ từng là những “thiên thần áo trắng” đêm ngày cống hiến thầm lặng vì người bệnh. Họ từng tin vào sự tử tế, tin vào lý tưởng y đức, tin vào con đường công lập để được cống hiến đến tận cùng. Nhưng rồi, họ âm thầm ra đi – rời đi trong ấm ức và tủi hờn với những quyết định thôi việc lạnh lùng, lý do ngắn gọn: “Khó khăn tài chính”.
(PLM) - Sau khi tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô được triển khai thi công đi qua địa bàn, nhiều khu đất trống tại xã Dương Hòa, TP Hà Nội đã bị biến thành nơi đổ trộm rác thải sinh hoạt và phế liệu xây dựng. Bãi rác tự phát ngày một mở rộng, nằm ngay sát khu dân cư, gần trường học, không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
(PLM) - Chiều ngày 17.7 tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam và Cục Quản lý Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án”. Tham dự lễ trao giải có sự góp mặt của đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng uỷ Bộ Tư pháp, Đồng chí Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp, đồng chí Nguyễn Thắng Lợi – Cục Trưởng Cục Quản lý Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, TS Vũ Hoài Nam – Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Thực hiện Kế hoạch phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự (nay là Cục Quản lý thi hành án dân sự) và Báo Pháp luật Việt Nam, nhằm hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI và Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS). Ngày 26/10/2024, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự đã phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Chiều 16/7, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025, tổng kết công tác năm học 2024 – 2025, triển khai công tác năm học 2025 – 2026 và 6 tháng cuối năm 2025. Chủ trì Hội nghị có TS. Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Tô Văn Hòa, Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng các đồng chí Phó Hiệu trưởng nhà trường, lãnh đạo các phòng, khoa, đơn vị thuộc trường và toàn thể viên chức, người lao động nhà trường.