Ấm lòng những lễ cưới không rượu, bia
Mới đây, video về một đám cưới không cồn tại Hoài Đức, Hà Nội đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Đám cưới không có rượu, bia. Ngay cả tháp sâm panh thường xuất hiện tại các đám cưới cũng được thay bằng tháp… trà sữa. Và hai ly rượu giao bôi truyền thống cũng được thay bằng hai ly trà sữa ngọt ngào. Đám cưới nói trên đã nhận nhiều ý kiến đồng tình, khen ngợi vì hướng đến lối sống văn minh.
Cuối năm 2023, tại Trảng Bom, Đồng Nai, một đám cưới của hai bạn trẻ cũng đã gây xôn xao dư luận vì chiêu đãi đến trên 400 khách mời nhưng không hề có bia, rượu, thay vào đó là nước khoáng, nước ngọt. Khi mời cưới, cô dâu, chú rể đã báo trước cho khách mời về việc đám cưới không sử dụng rượu, bia. Chu đáo hơn, trên thiệp mời cũng in dòng chữ "Lễ cưới không đãi rượu, bia nhưng sẽ rất ấm lòng" khiến khách dự đám cưới thấy rất tò mò, háo hức.
Tại đám cưới cũng không tiến hành nghi thức rót rượu sâm panh vào tháp ly như thông thường mà đôi vợ chồng trẻ chọn nghi thức tưới nước cho chậu cây xanh đặt giữa sân khấu. Nghi lễ dâng rượu cho bố mẹ hai bên cũng được thay bằng tặng quà và hoa. Những điều này đã nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt từ quan khách hai họ.
Đám cưới “không rượu, bia” đã xuất hiện ở một số tỉnh, thành từ cách đây vài năm. Ban đầu, đó là “sự lạ” đối với cả quan khách và những người chứng kiến, đôi khi nhận cả những lời đàm tiếu không hay. Rồi dần dà, những gia đình “đi ngược đám đông” ngày một nhiều hơn. Đến nay, dẫu chưa phải đa số, nhưng những đám cưới không cồn đã trở thành một trong những nét “phá cách” văn minh nhiều người hướng tới.
Bên cạnh những đám cưới như thế, vẫn có những hôn lễ “đề cao” tinh thần ăn nhậu. Trên mạng xã hội xuất hiện không ít hình ảnh tấm bảng “cảnh báo” trước cửa rạp cưới: “Đội chú rể phải đẹp mặt, không say không về” hoặc “Bạn bè cô dâu lưu ý, ai không uống vui lòng cất phong bì không tham dự”.
Tuy mang ý hài hước cho vui, nhưng điều này cũng cho thấy tinh thần “kêu gọi ăn nhậu” trong đám cưới. Ngoài ra, một số cảnh hát hò, say xỉn chọc ghẹo, thậm chí đánh nhau tại các đám cưới được lan truyền trên mạng cho thấy với nhiều người thì bia, rượu, say sưa trong đám cưới vẫn là một thú vui không thể thiếu.
Hướng đến hôn nhân văn minh
Giữa năm 2023, Huyền Thanh (27 tuổi) và Minh Tú (29 tuổi) ở TP Hồ Chí Minh đã tổ chức một đám cưới giản dị với chỉ 100 khách mời và không dùng bia, rượu. Minh Tú tâm sự, anh đã phải thuyết phục gia đình khá lâu để có được một đám cưới như mình mong muốn.
“Tôi là con trai đầu, đám cưới của tôi cũng là đám cưới đầu tiên trong các con cháu, thế nên cha mẹ và các chú bác, dì cậu đều muốn tổ chức thật xôm tụ, mời đủ thân sơ và phải có tiệc rượu linh đình. Nhưng chúng tôi từ lâu đã tâm niệm mình muốn hướng đến cuộc sống vợ chồng hạnh phúc một cách thực chất, xây dựng một đời sống văn minh. Và điều đó cần bắt đầu từ một đám cưới không quá đông đúc, rườm rà, tuyệt đối nói không với bia, rượu. Tiếp đó, sau này các cỗ bàn như thôi nôi, tân gia… vợ chồng tôi cũng dự tính sẽ không đãi rượu, bia.
Ban đầu gia đình tôi phản đối mạnh, thậm chí có bác mắng tôi là bất hiếu, mẹ tôi cũng khóc lên, khóc xuống. Nhưng tôi cứ từ từ khuyên nhủ, giải thích, đưa ra ví dụ về nhiều đám cưới khác. Rồi phân tích lợi hại về nhiều mặt như tiết kiệm được nhiều tiền đám cưới dành cho cuộc sống sau này, rồi hạn chế say xỉn, hạn chế hậu quả không hay… Sau hơn tháng thì gia đình đồng ý, vậy là vợ chồng tôi có đám cưới như mình mơ ước”, Minh Tú chia sẻ.
Bày tỏ quan điểm, nhiều bạn trẻ hiện nay cũng cho biết cảm thấy “ngán” trước những đám cưới thủ tục nhiêu khê, cỗ bàn linh đình. Đặc biệt cảnh chúc tụng, cụng ly, ép nhau uống bia, rượu, say xỉn trong và sau tiệc rượu làm nhiều người thấy phản cảm.
Lạm dụng bia, rượu đã gây ra quá nhiều hậu quả thương tâm cho đời sống, là một trong những nguyên nhân khiến bao người bị tai nạn, bạo hành, gia đình tan vỡ… Việc nhiều nguời “nói không” với bia, rượu trong đám cưới không đơn giản chỉ là một “phá cách” mới mẻ, hay loại bỏ một thức uống dễ gây hại trong hôn lễ, mà sâu sắc hơn, đó là lựa chọn cho cả một lối sống, một chặng đường hôn nhân sau này: Hướng đến hạnh phúc đích thực, hướng đến hành xử văn minh, không để bia, rượu gây hại đến đến cuộc sống, phá vỡ hạnh phúc đôi lứa.
(PLM) - Thời gian qua, tại khu vực cầu Đô Lương và dọc tuyến Quốc lộ 7A đoạn qua địa bàn xã Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang xuất hiện tình trạng nhiều xe chở cát ướt trong quá trình di chuyển khiến nước vương vãi trên đường, đi đến đâu thì cuốn bụi mù mịt đến đó ảnh hưởng tới người đi đường và phương tiện cùng lưu thông. Đáng chú ý, các xe chở cát có dấu hiệu quá tải này đang đe dọa giới hạn tải trọng của cầu Đô Lương.
(PLM) Liên quan đến bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 của TAND huyện Lạng Giang và bản án số 82/2021/DS-PT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ nay là tỉnh Bắc Ninh, ngày 20/12/2024 và ngày 12.3.2025 Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang cũ trước đây nay là phòng Thi hành án dân sự khu vưc 4 – tỉnh Bắc Ninh đã 2 lần có công văn gửi Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ đề nghị giải thích bản án. Ngày 9/6/2025, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang đã có công văn số 982 gửi Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xem xét lại bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 TAND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và bản án số 82/2021/DSPT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang theo thủ tục tái thẩm. Bởi theo Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang văn bản số 80 của ngày 19/5/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Giang với nội dung giữ nguyên phần quyết định của bản án đã tuyên và đề nghị đơn vị này căn cứ vào 2 bản án đã tuyên để tiếp tục thi hành theo quy định của pháp luật mà không giải thích về việc bản án của toà án tuyên không đúng với diện tích đất và thửa đất. Do đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang không thể tổ chức thi hành án được.
(PLM) Tuyến phố Vọng Đức, thuộc phường Cửa Nam, TP Hà Nội tối ngày 13.7 nhiều hàng quán kinh doanh dưới lòng đường cùng với đó xe máy, ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, biển quảng cáo rao vặt được treo có dấu hiệu chưa đúng quy định, gây mất mỹ quan đô thị. Theo phản ánh của người dân tình trạng này diễn ra thường xuyên liên tục nhất là giờ cao điểm buổi trưa và buổi tối, khiến giao thông đi lại tại khu vực gặp nhiều khó khăn.
(PLM) - Với phương châm “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”, Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tổ chức phiên Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030 diễn ra từ ngày 13/7 đến 14/7, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một giai đoạn phát triển mới.
(PLM) Chiều ngày 11 tháng 7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của Pháp luật. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Bộ Tư pháp và trực tuyến tại ba mươi tư tỉnh, thành phố trên cả nước.
(PLVN) Thời gian gần đây trên tuyến đường Khuất Duy Tiến và đường Tố Hữu tình trạng phương tiện đi lên vỉa hè tái diễn, nhất là vào giờ cao điểm. Mặc dù, mức xử phạt theo Nghị định 168 đối với hành vi vi phạm này đã tăng cao, thế nhưng nhiều người vẫn bất chấp các quy định của pháp luật, cố tình điều khiển phương tiện lấn chiếm lối đi của người đi bộ.
(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.
(PLM) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về chặng đường phát triển của Báo, những kỳ vọng đặt ra trong thời kỳ mới, cũng như thông điệp gửi gắm tới đội ngũ những người làm báo của ngành Tư pháp.
(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.