Chiều 8/1, tại Phiên họp thứ 29, Ủy ban Thường vụ QH (UBTVQH) cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG).
Đề xuất phân cấp cho địa phương quyết định phân bổ chi tiết dự toán chi thường xuyên
Trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, dự thảo Nghị quyết đề xuất 8 cơ chế đặc thù gồm phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm; điều chỉnh dự toán NSNN, kế hoạch đầu tư vốn hàng năm của CTMTQG; cho phép UBND cấp tỉnh được ban hành quy định về thủ tục hành chính trong lựa chọn dự án phát triển.
Cùng với đó là cơ chế sử dụng NSNN trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hoá phục vụ hoạt động phát triển sản xuất; quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; ủy thác vốn tự cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội; thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các CTMTQG; giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hàng năm đối với dự án đầu tư quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp.
Trong đó, về cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hàng năm, Chính phủ đề xuất QH quyết định phân bổ dự toán; Thủ tướng Chính phủ giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hàng năm thực hiện từng CTMTQG cho các địa phương theo tổng kinh phí từng chương trình. HĐND cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ hàng năm của từng CTMTQG chi tiết đến dự án thành phần.
Về cơ chế điều chỉnh dự toán NSNN, kế hoạch đầu tư vốn hàng năm của CTMTQG, Chính phủ đề xuất quy định HĐND cấp tỉnh được điều chỉnh dự toán ngân sách ngân sách trung ương (NSTW) hỗ trợ năm 2024 và dự toán các năm 2021, 2022, 2023 được kéo dài sang năm 2024 theo nguyên tắc không vượt quá tổng dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao.
UBND cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền phân cấp, quyết định việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn của các năm 2021, năm 2022, năm 2023 được kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân sang năm 2024 trong tổng mức vốn đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch.
Về cơ chế sử dụng NSNN trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hoá phục vụ hoạt động phát triển sản xuất, Chính phủ đề xuất quy định chủ dự án phát triển sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, người dân) khi được giao thực hiện việc mua sắm hàng hóa từ nguồn vốn hỗ trợ của NSNN cũng được tự quyết định phương thức mua sắm hàng hoá thuộc nội dung dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (không bắt buộc thực hiện đấu thầu trong mua sắm hàng hoá).
Các trường hợp cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện việc mua sắm hàng hoá và bàn giao lại cho chủ dự án hoặc hỗ trợ trực tiếp cho người dân trong thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất phải thực hiện đấu thầu mua sắm hàng hoá theo quy định Luật Đấu thầu…
Chọn lọc các cơ chế, chính sách thiết thực và cần thiết
Qua thảo luận, UBTVQH thống nhất sự cần thiết ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các CTMTQG để đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả của các Chương trình trong thời gian tới.
Về tên gọi của Nghị quyết, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc UBTVQH Nguyễn Thị Thanh đồng tình sử dụng tên gọi là Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các CTMTQG, như vậy sẽ ngắn gọn hơn; không nên dùng từ “thí điểm” vì thời gian thực hiện các Chương trình chỉ còn 2 năm và các chính sách tương đối rõ, dùng từ “đặc thù” hợp lý hơn.
Nhấn mạnh thời gian thực hiện 3 CTMTQG chỉ 2 năm, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh đề nghị chọn lọc các cơ chế, chính sách thiết thực và cần thiết, rà soát kỹ lưỡng các nội dung quy định để khi Nghị quyết của QH được ban hành có thể thực hiện được ngay, đảm bảo đúng mục tiêu là tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các CTMTQG đạt được theo yêu cầu.
Đồng quan điểm, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ khẳng định sự cần thiết của Nghị quyết và ghi nhận vai trò tích cực của Chính phủ, của các cơ quan thẩm tra. Nhấn mạnh một số nội dung, Chủ tịch QH đề nghị rà soát để thể hiện tên gọi một cách ngắn gọn.
Chủ tịch QH Vương Đình Huệ nhấn mạnh nguyên tắc, cơ chế, chính sách đặc thù nhưng không được trái với những chủ trương, đường lối của Đảng; phải phù hợp với Hiến pháp, các thỏa thuận quốc tế.
Đề cập đến việc phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các CTMTQG, Chủ tịch QH đề nghị Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ và UBTVQH, nếu chính sách không phát huy tác dụng ngay trong giai đoạn hiện nay, không giúp ích cho quá trình xây dựng nội dung Chương trình thời gian tới thì sẽ để quy định trong Nghị quyết của QH khi phê chuẩn CTMTQG trong giai đoạn mới.
Trường hợp giải quyết những vấn đề trước mắt, vừa có tác dụng làm một chủ trương chính thức hóa để cho các cơ quan của Chính phủ khi xây dựng chương trình mới thì quy định trong Nghị quyết này để có căn cứ triển khai.
Đồng tình với các ý kiến phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, Chính phủ sẽ nỗ lực hoàn thiện các công việc còn lại, đáp ứng các yêu cầu đề ra trong thời gian sớm nhất.
(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).
(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.