Sáng 13/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng.
Trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, việc ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan toả lớn trong vùng ĐBSH và đóng góp lớn hơn vào mục tiêu tăng trưởng cao trong giai đoạn 2026 - 2030 của cả nước là cần thiết và phù hợp với mục tiêu Bộ Chính trị đã đặt ra tại Nghị quyết số 45-NQ/TW, Kết luận số 96-KL/TW.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định 6 nhóm chính sách lớn với 41 chính sách cụ thể, bao gồm: quản lý đầu tư (2 chính sách); Quản lý tài chính, ngân sách nhà nước (4 chính sách); quản lý quy hoạch, đô thị, tài nguyên và môi trường (9 chính sách); quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo (8 chính sách); thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc TP Hải Phòng quản lý (1 chính sách); thành lập và các cơ chế, chính sách trong Khu Thương mại tự do (TMTD) tại TP Hải Phòng (17 chính sách).
Đặc biệt, dự thảo Nghị quyết quy định thành lập Khu TMTD tại TP Hải Phòng, một số chính sách đặc thù ưu đãi như đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư, kinh doanh; thủ tục xuất nhập khẩu; thủ tục xuất nhập cảnh, tạm trú và giấy phép lao động (khoản 1); thủ tục đất đai, đầu tư xây dựng (khoản 2, khoản 3); tối ưu hóa ưu đãi đầu tư về tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế (khoản 5); hoạt động đầu tư, kinh doanh khác trong Khu TMTD (khoản 6) và cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mở phòng giao dịch trong Khu TMTD ngoài trụ sở chi nhánh (khoản 7)
Bên cạnh đó, để thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa, tại chỗ” đối với Khu TMTD Hải Phòng, dự thảo Nghị quyết quy định Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng được thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu chức năng thuộc Khu TMTD Hải Phòng và giao thẩm quyền cho Ban quản lý giải quyết trực tiếp các thủ tục về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; cấp, cấp đổi, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho nhà đầu tư và cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động và xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động vào Khu TMTD Hải Phòng.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi. (Ảnh: Cổng TTĐTQH) |
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho biết, Ủy ban tán thành việc ban hành Nghị quyết thay thế Nghị quyết 35 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính lưu ý, dự thảo Nghị quyết đã có điều khoản mở (khoản 5 Điều 12) áp dụng cho trường hợp sáp nhập, nhưng đánh giá tác động, mục tiêu đặt ra hiện cơ bản dựa trên cơ sở địa giới hiện có, dân số hiện hữu, tiềm năng của riêng Hải Phòng trước sáp nhập.
Vì vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Văn Mãi đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng, xây dựng chính sách phù hợp, tương ứng để phát huy lợi thế, đặc điểm riêng biệt về vị trí địa lý, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo đảm phù hợp với Văn bản số 14708-CV/VPTW về thông báo ý kiến của Bộ Chính trị về việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, nhà nước.
Riêng về thành lập Khu tại Hải Phòng, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Văn Mãi cho rằng, việc thí điểm thành lập Khu TMTD là cần thiết, là quyết tâm chính trị của TP Hải Phòng và Chính phủ; có đủ căn cứ chính trị, cơ sở pháp lý. Song đây là vấn đề lớn, không chỉ mang tính chất kinh tế mà liên quan đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Do vậy, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính, cần đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế, ngân sách, xã hội; tính lan tỏa vùng miền...; cơ chế quản lý rủi ro, cơ chế giám sát bảo đảm một mặt thông thoáng song giữ vững an toàn tài chính, an ninh kinh tế, trật tự xã hội; trách nhiệm trong triển khai của các cá nhân, tổ chức liên quan.
Về chính sách thí điểm trong Khu TMTD Hải Phòng, Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị rà soát thẩm quyền Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng thực hiện cơ chế “một cửa” để bảo đảm đơn giản hóa thủ tục hành chính; rõ ràng, minh bạch, kịp thời (ngắn về thời hạn); cụ thể về quy trình; hợp lý về thẩm quyền, bảo đảm năng lực tổ chức thực hiện…
Sơn Hoàng
(PLM) - Việc cơ quan nhà nước siết chặt hoạt động khai thác cùng với nhu cầu vật liệu ngày càng cao, khiến giá cát hiện tại tăng mạnh. Trước thực trạng đó một số đối tượng trên địa bàn xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã sử dụng xe công nông tự chế đào sới vận chuyển cát từ bãi bồi sông Chảy lên bờ tập kết rồi cho các xe vận tải chở đi tiêu thụ.
(PLM) - Như Báo Pháp luật Việt Nam đã thông tin trước đó tại phóng sự “Ba Vì – Hà Nội: Người dân xã Yên Bài 18 năm mòn mỏi chờ đợi quyền lợi, mong sớm được giải quyết”. Liên hệ tới chính quyền địa phương để làm rõ những nội dung phản ánh của người dân xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam được Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Ba Vì cho biết, ngoài cung cấp thông tin thì chỉ có thể cho phóng viên xem qua hồ sơ mà không thể cung cấp. Trừ khi được lãnh đạo UBND huyện cho phép vì đây là “quy định riêng”.
(PLM) - Tuyến đường Đại Thanh nằm trên địa bàn huyện Thanh Trì kết nối các xã Tả Thanh Oai, Đại Áng, Tam Hiệp và Vĩnh Quỳnh. Dù mới được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác nhưng tuyến đường này lại thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng sau mỗi cơn mưa lớn. Nước ngập sâu khiến các phương tiện di chuyển khó khăn và đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra khiến người dân vô cùng lo lắng.
(PLM) - Diễn đàn Báo chí Toàn quốc lần thứ II, diễn ra trong hai ngày 19-20/6 tại Hà Nội, đã trở thành điểm nhấn quan trọng hướng tới kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam. Với 12 phiên thảo luận chuyên sâu, sự kiện quy tụ giới báo chí cả nước cùng tìm giải pháp đổi mới, thích ứng trong kỷ nguyên số, đặc biệt tập trung vào việc chinh phục thế hệ độc giả trẻ. Trong khuôn khổ diễn đàn, phiên thảo luận "Chinh phục độc giả Gen Z – Giải mã công thức thành công" thu hút sự quan tâm đặc biệt. Nhà báo Phùng Công Sưởng, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong, cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí đã chỉ rõ: Gen Z là thế hệ sinh từ 1996-2012 là nhóm độc giả chủ lực hiện nay, thế hệ này ưu tiên thông tin tốc độ cao, tương tác mạnh, nội dung ngắn gọn, trực quan và cá nhân hóa.
(PLM) - Theo báo cáo số 261 ngày 29/4/2025 của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Đuống gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, từ ngày 31/3 đến ngày 29/4/2025, trên địa bàn huyện Lương Tài tồn tại 7 trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi tại các xã Lâm Thao, Bình Định, thị trấn Thứa.
(PLM) - Xuống cấp, dột nát, là thực tế tại 1 số ki ốt Chợ Quang Minh, Mê Linh, TP Hà Nội sau gần 20 năm đi vào hoạt động. Khắc phục tình trạng này các tiểu thương đã tiến hành cải tạo nâng cấp ki ốt. Và chuyện bắt đầu từ đây, từ ngỡ ngàng, lo lắng rồi hoang mang khi 8 hộ kinh doanh nhận được quyết định Quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ UBND huyện Mê Linh.
(PLM) - Suốt chặng đường một thế kỷ hình thành và phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam đã khẳng định vai trò là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng – văn hóa, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước, cũng như đóng góp không nhỏ trong hành trình đổi mới, phát triển và hội nhập. Báo chí không chỉ phản ánh hiện thực, mà còn góp phần định hướng dư luận, khơi dậy lòng yêu nước, hun đúc khát vọng vươn lên và lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong đời sống xã hội. Bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số, khi công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) đang định hình lại toàn bộ cấu trúc truyền thông toàn cầu, nền báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới.
(PLM) - Ngày 03/6/2025 vừa qua, Toàn án nhân dân TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đã mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ “Kiện đòi tài sản" giữa nguyên đơn là ông Đỗ Văn Khoát, sinh năm 1977, có địa chị tại Thị Trấn Thổ Tang, Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc và bị đơn là ông Phạm Văn Tuyến, sinh năm 1974, có địa chỉ tại tổ 06, Phường Tân Hà, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang. Theo nội dung vụ án, thì ông Khoát cho rằng, “Ông Tuyến có vay của ông số tiền là 1,5 tỷ đồng. Sau một ngày nghị án, chiều ngày 4/6/2025, HĐXX tuyên chấp nhận yêu cầu đòi nợ của ông Đỗ Văn Khoát, buộc ông Phạm Văn Tuyến phải trả cho ông Khoát khoản nợ 1,5 tỷ đồng; ngoài ra Tòa tuyên bác phần yêu cầu trả tiền lãi chậm trả của ông Khoát. Ông Tuyến cho rằng bản án chưa thấu tình, cũng chưa đạt lý, nên sẽ kháng cáo. Bởi ông Tuyến cho rằng, ông đã cung cấp nhiều bằng chứng chứng minh ông và người thân đã chuyển trả số tiền nhưng không được toà cho vào khấu trừ số tiền trong vụ án.
(PLM) - Sáng 17/6, đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm và chúc mừng Báo Pháp luật Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).
(PLM) - Hội đồng Giải Báo chí TP Hải Phòng vừa long trọng tổ chức Lễ công bố và trao Giải Báo chí TP Hải Phòng năm 2023–2024. Đây là sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).