Chủ nhật 26/01/2025 13:38
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Văn hóa - Giải trí | Du lịch làng nghề ở vùng đất cố đô

Du lịch làng nghề ở vùng đất cố đô

Nhiều làng nghề tại Ninh Bình từ lâu đã nổi tiếng với những sản phẩm thủ công tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử của dân tộc, hấp dẫn du khách cả trong lẫn ngoài nước đến trải nghiệm và khám phá.

Những làng nghề mang đậm dấu ấn riêng

Ninh Bình không chỉ được biết đến là vùng đất có phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình với những dãy núi trùng điệp, bên những con sông nghiêng mình uốn lượn, mà vùng đất này còn có bề dày văn hóa lịch sử hàng nghìn năm. Chính vì thế, nơi đây cũng là “cái nôi” sản sinh ra nhiều làng nghề văn hóa. Dù nhịp sống thành thị hiện đại, hối hả nhưng dường như các làng nghề vẫn còn giữ được bản sắc, trở thành một trong những điểm riêng của Ninh Bình thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Nghề thêu ren xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư từ lâu đã nức tiếng cả nước. Bằng những sợi chỉ mảnh mai, cùng những miếng vải rộng, hẹp, đủ mọi sắc màu, với đôi bàn tay vàng, người thêu ren đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. Đường nét thêu ren rất tinh xảo, uyển chuyển, mềm mại, thanh tú, nhưng lại sống động, mịn màng như những nét vẽ. Sản phẩm thêu ren rất phong phú như: ga trải giường, rèm cửa, gối, khăn bàn, khăn ăn, khăn tay, tranh, ảnh…

Làng nghề ren Văn Lâm nằm ngay cạnh khu vực quần thể danh thắng, di sản văn hóa thiên nhiên thế giới Tràng An, nên du khách cũng sẽ dễ dàng tìm và đến được đây. Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng, từ năm 1285, khi vua Trần Thái Tông tròn 40 tuổi, nhường ngôi cho con lên làm Thái Thượng Hoàng, và về vùng núi Vũ Lâm tu hành. Sau đó, bà Trần Thị Dung là vợ của Thái sư Trần Thủ Độ, theo triều đình nhà Trần về đây truyền dạy cho nhân dân thôn Văn Lâm biết chăn tằm, dệt vải và thêu thùa. Cứ như thế, nghề thêu ren đã có đến nay trên 800 năm. Trải qua cùng với thời gian thì nghề này vẫn còn được gìn giữ. Cụ thể nhất là mỗi gia đình ở Ninh Hải đều có nhiều loại khung thêu, từ các cháu nhỏ 7 - 8 tuổi đến cụ già 70 - 80 tuổi đều có thể cầm kim thêu được.

Trước đây, người dân làng Văn Lâm chuyên thêu các sản phẩm phục vụ nghi thức, nghi lễ như quần, áo, mũ của đội tế, tàn, lọng, y môn trong đình, đền. Đến nay, các nghệ nhân Văn Lâm đã đổi mới, sáng tạo thêm nhiều sản phẩm thêu ren rất phong phú, nào là ga trải giường, rèm cửa, gối, khăn bàn, tranh, ảnh…

Làng Gốm Bồ Bát đang dần “sống dậy” với bàn tay tài hoa của những nghệ nhân Ninh Bình.
Làng Gốm Bồ Bát đang dần “sống dậy” với bàn tay tài hoa của những nghệ nhân Ninh Bình.

Cách đây hàng ngàn năm, khi vua Lý Thái Tổ dời đô về thành Đại La đã mang theo 5 dòng họ lớn của Bồ Bát nhằm xây dựng kinh đô mới, sản xuất các sản phẩm gốm sứ phục vụ triều đình và người dân ở đây. Sau đó, những nghệ nhân này đã quyết định sinh sống tại vùng đất ven sông Hồng, lập nên làng nghề Bát Tràng ngày nay.

Từ đó, nghề gốm của làng bị lãng quên theo thời gian, dần mai một và bị thất truyền từ đó. Cũng tưởng chừng đã bị lãng quên, nhưng cách đây hơn 10 năm, những sản phẩm gốm Bồ Bát đã xuất hiện trở lại trên thị trường trong nước. Sản phẩm gốm sứ Bồ Bát cũng rất đa dạng, từ những vật dụng sinh hoạt như ấm chén, bát đĩa, lọ hoa… đến những sản phẩm lưu niệm, trang trí như chuông gió, vòng cổ, tranh gốm mỹ thuật…

Ngoài gốm Bồ Bát, làng nghề gốm truyền thống có tuổi đời hơn 50 năm ở xã Gia Thủy, huyện Nho Quan cũng rất nổi tiếng. Gốm Gia Thủy không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động.

Một trong những làng nghề Ninh Bình đã có từ rất lâu, làm nên “thương hiệu” của Ninh Bình, đó là Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân. Tại đây, nghề chế tác đá mỹ nghệ đã gắn bó với người dân hơn 400 năm tuổi, và hầu như nhà nào cũng có người theo nghề đục, gọt, mài đá cả.

Khác với những làng đá nổi tiếng khác, nét độc đáo khiến làng đá Ninh Vân khó bị thay thế, chính là các sản phẩm đá mỹ nghệ đều được chế tác vô cùng hoành tráng trên những công trình như đình, chùa, lăng mộ, tượng đài, phù điêu… Người dân ở xã Ninh Vân có khối óc sáng tạo, cùng với đôi bàn tay tài hoa, đã “biến” những tảng đá vô tri vô giác, thành các tác phẩm nghệ thuật có hồn, làm lay động lòng người. Còn sản phẩm đá bao gồm: tượng, chim thú, bể cảnh, bia, chậu hoa, bàn, ghế, sập, hương án, cổng... Trải qua biết bao thăng trầm, làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân vẫn tồn tại và không ngừng nỗ lực phát triển.

Nghề trồng cói và dệt cói ở Kim Sơn đã sản xuất ra những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu của nhân dân. Không những thế, hiện nay, sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn đã có mặt ở hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính đến năm 2016, huyện Kim Sơn có 100% làng, xã đều tham gia chế biến cói, khoảng 20 làng nghề cói được UBND tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề với hơn 5.000 doanh nghiệp, cơ sở và hộ cá thể tham gia trồng cói.

Làng hoa Ninh Phúc nằm ở ven đô thành phố Ninh Bình được hình thành trên các cánh đồng và thôn xóm có tổng diện tích gần 200 ha. Các loài hoa được coi là thế mạnh của Ninh Phúc là hoa hồng, ly, cúc, dơn, đồng tiền, violet, huệ và các hoa mới như Cát Tường, Dạ Yến Thảo, Cúc Báo Xuân, Phong Vũ Thảo…

Sản phẩm của Làng nghề Dệt cói Kim Sơn.
Sản phẩm của Làng nghề Dệt cói Kim Sơn.

Tuyến du lịch kết hợp với làng nghề

Từ năm 2013, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề gắn với du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề kết hợp với phục vụ du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được xây dựng nhằm mục tiêu bảo tồn và phát triển làng nghề hiện có và du nhập nghề mới; gắn hoạt động sản xuất của làng nghề với các hoạt động du lịch lễ hội truyền thống; Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn và bảo vệ môi trường sinh thái; thực hiện di chuyển các nghề, làng nghề gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư.

Trong quy hoạch phát triển nghề, làng nghề kết hợp với phục vụ du lịch tỉnh Ninh Bình có nội dung Quy hoạch phát triển làng nghề kết hợp với du lịch có định hướng xây dựng 4 tuyến du lịch kết hợp với làng nghề; dự kiến xây dựng 10 điểm du lịch làng nghề. Bên cạnh đó, Quy hoạch còn đưa ra hệ thống giải pháp toàn diện đặc biệt là các giải pháp về thị trường tiêu thụ, thiết kế mẫu mã sản phẩm, bảo vệ môi trường, kỹ thuật công nghệ, vốn để hỗ trợ, khuyến khích các nghề, làng nghề phát triển, đồng thời gắn với phát triển du lịch, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh.

Nhiều tiềm năng là thế nhưng đến nay, việc phát triển du lịch làng nghề tại tỉnh Ninh Bình còn tồn tại những khó khăn, bất cập. Theo ông Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình, hiện nay số làng nghề kết hợp sản xuất với khai thác phát triển dịch vụ du lịch còn ít. Phần lớn các làng nghề chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, khả năng tổ chức, quản lý, vốn, kiến thức thị trường và truyền thông hạn chế. Trong khi đó, các làng nghề mới chỉ tập trung vào việc truyền thông, quảng bá sản phẩm của mình qua các kênh thương mại, tập trung vào xuất khẩu với các đơn đặt hàng sẵn có của khách hàng mà chưa quan tâm, chú trọng đến phát triển và quảng bá sản phẩm theo kênh du lịch. Việc kết nối giữa các làng nghề với làng nghề, các làng nghề trong khu vực, giữa làng nghề với đơn vị lữ hành chưa được khai thác hiệu quả, thiếu tính liên kết.

Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa sẽ là tiền đề để mỗi làng nghề nói riêng và du lịch Ninh Bình nói chung, hòa chung với nhịp sống của thời đại. Điều này góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, vừa bảo tồn những giá trị văn hóa riêng của tỉnh nhà. Chắc hẳn những du khách, nhất là khách quốc tế, sẽ rất thích thú khi được trải nghiệm những tour du lịch này khi đến với Ninh Bình.

Hồng Đức (https://baophapluat.vn/du-lich-lang-nghe-o-vung-dat-co-do-post485862.html)

Tags:

Bài liên quan
Tin bài khác
Về nhà thôi, Tết rồi!

Về nhà thôi, Tết rồi!

(PLVN) - Cứ vào độ cuối đông, nắng hanh hao bắt đầu nhường chỗ cho những cơn mưa phùn, hàng hoa rong trên phố rộn ràng màu trắng hồng phơn phớt của những bông cúc bướm, màu tím biếc của những cành violet, màu đỏ rực rỡ của thược dược, màu vàng của quất… Ấy là Tết đang về!
Tết này, vào chùa lối nào để thể hiện lòng thành kính?

Tết này, vào chùa lối nào để thể hiện lòng thành kính?

(PLVN) - Đi chùa không chỉ là hành động tâm linh mà còn là hành trình tìm về sự an yên qua từng bước chân, lời khấn nguyện và lòng thành kính.
Sợi dây liên kết trong văn hóa cồng chiêng M’nông

Sợi dây liên kết trong văn hóa cồng chiêng M’nông

(PLVN) - Với người M’nông, cồng chiêng không chỉ là một nhạc cụ, mà còn là cầu nối tâm linh, biểu tượng văn hóa và sợi dây gắn kết cộng đồng.
Hàng trăm bức thư pháp Hán Nôm và Quốc ngữ tại “Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025”

Hàng trăm bức thư pháp Hán Nôm và Quốc ngữ tại “Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025”

(PLVN) - "Hội chữ Xuân Ất Tỵ" với hàng trăm bức thư pháp Hán Nôm và Quốc ngữ lớn nhỏ khác nhau, đa dạng về phong cách viết cũng như thể thức trình bày cùng với những phong cách riêng biệt xoay quanh chủ đề "Thực học".
Xuân Son xuất viện

Xuân Son xuất viện

(PLVN) - Xuân Son xuất viện và tiếp tục quá trình điều trị phục hồi tại nhà từ ngày 24/1.
Trang trọng Lễ giỗ nữ Anh hùng Võ Thị Sáu

Trang trọng Lễ giỗ nữ Anh hùng Võ Thị Sáu

Ngày 23/1, tại Nghĩa trang Hàng Dương và Đền thờ Côn Đảo, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Côn Đảo tổ chức Lễ giỗ lần thứ 73 của nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu (23/1/1952 - 23/1/2025).
Hơn 300 ấn phẩm và ảnh tư liệu quý trưng bày tại Hội báo Xuân Quảng Bình 2025

Hơn 300 ấn phẩm và ảnh tư liệu quý trưng bày tại Hội báo Xuân Quảng Bình 2025

(PLVN) - Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 tại Quảng Bình được trưng bày, giới thiệu hơn 300 ấn phẩm báo Xuân, kết hợp triển lãm ảnh lịch sử, tạo điểm nhấn không gian văn hóa đặc sắc dịp Tết đến Xuân về.
Không khí mừng Đảng, mừng Xuân rộn ràng khắp phố phường Hà Nội

Không khí mừng Đảng, mừng Xuân rộn ràng khắp phố phường Hà Nội

(PLVN) - Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đang cận kề, không khí mừng Đảng, mừng Xuân đang bao trùm khắp các tuyến phố của Hà Nội. Khắp nơi được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu... gợi lên không khí vui tươi, phấn khởi.
Hành trình bảo tồn y học cổ truyền và phát triển kinh tế bền vững của cộng đồng người Dao đỏ

Hành trình bảo tồn y học cổ truyền và phát triển kinh tế bền vững của cộng đồng người Dao đỏ

(PLVN) - Nằm sâu trong những cánh rừng xanh thẳm của xã Phan Thanh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, cộng đồng người Dao đỏ từ lâu đã nổi tiếng với những bài thuốc cổ truyền độc đáo.
Các điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên cả nước

Các điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên cả nước

(PLVN) - Đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2025, tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước đều tổ chức bắn pháo hoa cùng nhiều chương trình nghệ thuật phục vụ người dân.
Lịch trình chi tiết Lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định năm 2025

Lịch trình chi tiết Lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định năm 2025

(PLVN) - Chiều 22/1, UBND Thành phố Nam Định tổ chức họp báo thông tin kế hoạch Lễ hội khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Nên bao sái bàn thờ trước hay sau lễ cúng ông Công ông Táo?

Nên bao sái bàn thờ trước hay sau lễ cúng ông Công ông Táo?

(PLVN) - Dịp cuối năm, các gia đình đều bao sái bàn thời, rút tỉa chân nhang. Tuy nhiên, nhiều người lăn tăn không biết nên bao sái bàn thời để cúng cúng ông Công ông Táo, hay tiễn Táo quân rồi mới bao sái bàn thờ?
Thủ tướng: Tiếp tục xử lý cán bộ cao hơn gây chậm trễ dự án Cảng hàng không Long Thành

Thủ tướng: Tiếp tục xử lý cán bộ cao hơn gây chậm trễ dự án Cảng hàng không Long Thành

Sáng 25/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì cuộc họp về tình hình thực hiện Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.
Trung ương thống nhất tinh gọn bộ máy của Chính phủ còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc

Trung ương thống nhất tinh gọn bộ máy của Chính phủ còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra trong hai ngày 23 và 24/1, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cho ý kiến và thông qua nội dung tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị về Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

"Những nội dung được Trung ương thông qua cần sớm được triển khai thực hiện. Đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình khẩn trương nghiên cứu, quán triệt các nội dung đã được Trung ương thông qua để xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện với tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt, nói đi đôi với làm", Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ.
BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM MỞ CHUYÊN MỤC “LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (SỬA ĐỔI)"

BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM MỞ CHUYÊN MỤC “LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (SỬA ĐỔI)"

(PLVN) - Từ hôm nay (24/1), Báo Pháp luật Việt Nam mở chuyên mục “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Sửa đổi) ” (VBQPPL) để đăng tải các thông tin mới nhất về quá trình xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đáp ứng yêu cầu đổi mới tư duy về xây dựng pháp luật, phục vụ Kỷ nguyên mới của dân tộc.
Đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu chờ đón Lễ hội Gầu Tào dịp đầu xuân 2025

Đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu chờ đón Lễ hội Gầu Tào dịp đầu xuân 2025

(PLM) - Tết với mỗi người Việt nói chung và đồng bào dân tộc Mông tại huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái nói riêng đều có lễ hội mang đậm những nét văn hoá đặc trưng. Đối với đồng bào dân tộc Mông – Lễ hội Gầu Tào là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng đã có từ xa xưa của ông cha được những người con vùng núi cao Tây Bắc, lưu giữ và phát triển đến tận ngày nay. Không chỉ để tiếp nối nét đẹp truyền thống mà còn là dịp đồng bào nơi đây tái hiện những giá trị lịch sử để lại. Đã thành thông lệ, năm 2025, Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu sẽ diễn ra vào sáng ngày 15/02/2025 (tức ngày 18/01 năm Ất Tỵ) và công bố Quyết định công nhận cây di sản Việt Nam và trao bằng công nhận cây Di sản đối với quần thể cây Du Sam núi đất” tại Sân vận động Trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để người dân cùng vui đón xuân, rộn ràng khắp bản.

Tràng Cát, Hải Phòng: Người dân vẫn đang đi tìm công lý

Tràng Cát, Hải Phòng: Người dân vẫn đang đi tìm công lý

(PLM) - Liên quan đến vụ việc người dân có đơn tố cáo một đơn vị thi công có dấu hiệu huỷ hoại tài sản tại phường Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, mới đây Công an quận Hải An đã có hướng dẫn nơi gửi đơn giải quyết cho người dân.

Mua sắm Online: Xu hướng lên ngôi trong Tết 2025

Mua sắm Online: Xu hướng lên ngôi trong Tết 2025

(PLM) - Thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi rõ rệt, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Với sự tiện lợi và đa dạng, các sàn thương mại điện tử ngày càng trở thành lựa chọn hàng đầu, bất chấp một số lo ngại về giao hàng.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt giải A Giải Búa liềm vàng 2024

Báo Pháp luật Việt Nam đạt giải A Giải Búa liềm vàng 2024

(PLM) - Tối 20-1, tại Nhà hát Hồ Gươm, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 / 3-2-2025), Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ công bố và trao Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX-năm 2024.

Nhiều điểm mới trong công tác quản lý, tổ chức Lễ hội Chùa Hương năm 2025

Nhiều điểm mới trong công tác quản lý, tổ chức Lễ hội Chùa Hương năm 2025

(PLM) - Sáng 20/1, UBND huyện Mỹ Đức (TP.Hà Nội) đã tổ chức họp báo về công tác tổ chức và quản lý Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025 và công bố quyết định công nhận khu du lịch cấp Thành phố. Để chuẩn bị tốt công tác tổ chức, phát huy giá trị khu di tích Quốc gia đặc biệt, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và nhân dân về tham quan lễ Phật, Lễ hội Chùa Hương năm 2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Trao lời “Tết ấm”, gửi lời “Xuân thương”

Trao lời “Tết ấm”, gửi lời “Xuân thương”

(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).

Tái diễn tình trạng đổ trộm phế thải trên đường Nguyễn Xiển

Tái diễn tình trạng đổ trộm phế thải trên đường Nguyễn Xiển

(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.

Tai nạn gây ùn tắc nghiêm trọng trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu

Tai nạn gây ùn tắc nghiêm trọng trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu

(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.

Bộ Tư pháp: Tạo môi trường làm việc thuận lợi thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

Bộ Tư pháp: Tạo môi trường làm việc thuận lợi thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là "chìa khóa vàng" hiện thực hóa khát vọng đất nước

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là "chìa khóa vàng" hiện thực hóa khát vọng đất nước

(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.