Sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trình Quốc hội (QH) tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 gồm 15 chương, 210 điều (tăng 7 điều so với dự thảo Luật trình QH tại Kỳ họp thứ 6). Một số vấn đề lớn của dự thảo Luật báo cáo QH tại Kỳ họp gồm dự phòng rủi ro; can thiệp sớm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng; xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt, vay, cho vay đặc biệt; xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm; cơ quan quản lý nhà nước; điều khoản thi hành.
Trao đổi với phóng viên về dự thảo Luật, Đại biểu QH Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH cho biết, một trong những bài học lớn để chúng ta xây dựng các chính sách, đặc biệt trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) chính là vụ án liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và một số đơn vị. Vụ SCB không đơn giản là một vụ án hình sự bình thường mà còn tác động đến nhiều vấn đề khác liên quan đến kinh tế - xã hội, vấn đề tâm lý, niềm tin của người dân; đồng thời là bài học kinh nghiệm để xử lý câu chuyện về kiểm soát sớm, xây dựng hệ thống cảnh báo thật sự khoa học, chuẩn mực; phải thiết kế một mô hình giám sát đủ mạnh...
Về vấn đề ngăn ngừa từ sớm, từ xa đối với hoạt động tín dụng, Đại biểu An nhấn mạnh, trong tất cả các vụ việc đấu tranh với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật, phòng ngừa là khâu quan trọng hơn cả. “Vì sao một cá nhân, một công ty lại có thể chiếm đoạt tới 1 triệu tỷ đồng trong thời gian dài như vậy?”, Đại biểu An nêu vấn đề và cho rằng, nếu làm tốt khâu phòng ngừa, kiểm soát, xử lý được từ sớm, từ xa thì chắc hệ quả sẽ không ghê gớm và cần đặt ra trách nhiệm của cơ quan quản lý.
Bên cạnh trách nhiệm trong khâu quản lý, theo Đại biểu An, đối với lĩnh vực đặc biệt, nhạy cảm như ngân hàng, phải có những biện pháp vừa mềm dẻo nhưng cũng phải rất chặt chẽ. Do vậy, khâu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát rủi ro với các tổ chức tín dụng phải làm thật chặt chẽ, tất nhiên là không can thiệp. Cùng với đó, phải đánh giá xem thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng đã an toàn và chuẩn mực hay chưa.
Ghi nhận trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua đã làm rất tốt, nhưng ông Trịnh Xuân An cũng đánh giá là đang bị cuốn theo “lối đá” của các tổ chức tín dụng. Trong vụ việc này, Trưởng đoàn thanh tra liên ngành Ngân hàng Nhà nước lại vi phạm pháp luật, bị mua chuộc với hàng triệu USD để “xóa mờ” nhiều sai phạm nghiêm trọng của SCB. “Phải nói rằng, tiêu cực trong thanh, kiểm tra qua việc nhận 5 triệu USD như công bố là hệ lụy dẫn đến hậu quả thảm khốc”, ông An nhấn mạnh.
Đặc biệt, ông An đề xuất, phải có cơ chế để kiểm soát lẫn nhau. Muốn vậy, chúng ta cần phải có cơ chế đánh giá độc lập, kiểm tra chéo, chứ không để “mất bò mới lo làm chuồng”; phải có một cơ quan kiểm tra, giám sát ngân hàng độc lập để phòng ngừa được từ xa; phải có một hệ thống cảnh báo thật sự khoa học, chuẩn mực; phải thiết kế một mô hình giám sát, kiểm tra đủ mạnh, có thể độc lập hoặc cũng có thể nằm trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Bàn thêm về giải pháp kiểm soát, ngăn chặn được những vụ việc đáng tiếc tương tự, vị Ủy viên chuyên trách phân tích, phương thức, thủ đoạn của Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan trong vụ án là biến tướng của các cặp sở hữu chéo. Biến tướng của sở hữu chéo đang là cả vấn đề, các cặp sở hữu chéo trong tổ chức tín dụng rất dễ dàng nhận ra, nhưng giải pháp gì để chặt “vòi bạch tuộc” này thì chúng ta đang bị lúng túng. Việc sửa Luật Các tổ chức tín dụng theo hướng giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần chỉ là biện pháp rất kỹ thuật và hình thức. Sở hữu chéo và vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng như trường hợp của SCB giống hiện tượng “vô hình, ảo thuật” nên phải có biện pháp đặc biệt trong kiểm tra, giám sát và phải công khai minh bạch nhất có thể...
(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
(PLM) - Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe.
(PLM) - Lịch Tết là một ấn phẩm văn hóa đã đi sâu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Mỗi dịp đón năm mới, nhiều gia đình Việt lại treo lên tường cuốn lịch Tết, không chỉ để xem ngày tháng, hay trang trí trong nhà. Đặc biệt, Lịch Công an nhân dân, ấn phẩm văn hóa mang đặc trưng riêng của lực lượng công an. Trở thành quà tặng nhiều ý nghĩa của cán bộ chiến sĩ dành tặng thân nhân, bạn bè mỗi dịp Tết đến xuân về.