Trong khi đó, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam đều đề nghị cho phép ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa công khai; Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị quy định theo hướng tạo điều kiện cho cơ quan báo chí đưa tin chính xác về vụ án, Thường trực Ủy ban Tư pháp phản ánh.
Ủy ban Tư pháp – cơ quan tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án luật cho biết, Điều 141 dự thảo Luật quy định: “3. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán, người tiến hành tố tụng khác chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp khi có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, phiên họp. 4. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ và chủ tọa phiên tòa, phiên họp”. Đa số Thường trực Ủy ban Tư pháp thấy rằng tại phiên tòa, việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm hoạt động thông tin theo quy định của pháp luật.
Quá trình diễn ra phiên tòa, phiên họp, nhiều thông tin, chứng cứ được công bố tại phiên tòa, nhưng chưa được kiểm chứng, đặc biệt là những thông tin về đời tư cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh,… các thông tin, chứng cứ này cần được Hội đồng xét xử xem xét, kết luận trong bản án, quyết định. Quy định này còn góp phần bảo đảm tính tôn nghiêm tại phiên tòa, tạo điều kiện cho Hội đồng xét xử điều hành tốt phiên tòa, không bị phân tâm bởi các yếu tố khác.
Do đó, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và Kết luận của UBTVQH “yêu cầu nghiên cứu, rà soát nội dung này, bảo đảm tính khả thi, tạo thuận lợi cho các cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình”, Thường trực UB Tư pháp và TAND Tối cao thống nhất đề xuất chỉnh lý dự thảo luật theo hướng bổ sung quy định việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh…trong thời gian tuyên án, công bố quyết định; đồng thời quy định: “trường hợp cần thiết phục vụ nhiệm vụ chuyên môn hoặc nhiệm vụ khác thì Tòa án ghi âm lời nói, ghi hình ảnh diễn biến phiên tòa, phiên họp. Việc cung cấp, sử dụng kết quả ghi âm lời nói, ghi hình ảnh phải bảo đảm quyền con người, bí mật nhà nước,…” (Khoản 3 Điều 141). Cũng theo Ủy ban Tư pháp, có ý kiến cho rằng, quy định như dự thảo luật là hẹp hơn quy định của luật tố tụng hiện hành, chưa thuận lợi cho tác nghiệp của báo chí tại phiên tòa (việc ghi âm, ghi hình phần xét hỏi, tranh tụng của phiên tòa phải thông qua tòa án). Do đó, đề nghị quy định việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa như quy định của luật tố tụng hiện hành.
Tại hội nghị, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng việc tổ chức phiên tòa do tòa thực hiện, phải đảm bảo 3 yêu cầu: đúng luật; bảo đảm chất lượng; bảo đảm trang nghiêm, nghiêm túc. Ông lấy ví dụ một vụ án ly hôn, ra trước tòa, chồng nói thế này, vợ nói thế kia, toàn bộ việc đó ghi âm, ghi hình rồi đưa lên mạng là rất phức tạp, xâm phạm đến quyền con người. Họ cũng không muốn cho thế giới biết họ có bao nhiêu tài sản, lý do vì sao phải ly hôn, rất nhiều nội dung nhạy cảm, kể cả người phạm tội cũng vậy.
Chánh án TAND Tối cao cho biết để bảo đảm chất lượng phiên tòa, thế giới không cho truyền thông ghi âm, ghi hình. Lúc xét xử, Hội đồng xét xử, Viện Kiểm sát, luật sư toàn tâm toàn ý cho vụ án, tập trung suy nghĩ cho vụ án mà cứ chĩa máy quay vào mặt thì dễ bị phân tán. Quy định này nhằm bảo đảm các cơ quan tiến hành tố tụng tập trung cao nhất cho việc xét xử, chứ không phải để làm hình ảnh trước truyền thông.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình cũng cho biết tiếp thu ý kiến, dự thảo sẽ quy định tòa án ghi âm, ghi hình phục vụ công tác nghiệp vụ, việc này được lưu trong hồ sơ vụ án. Việc sử dụng cái đó phải bảo đảm quyền con người. Sau này, Viện kiểm sát giám sát thì kiểm tra trên kết quả ghi âm, ghi hình.
Theo luật sư, việc hạn chế ghi âm, ghi hình tại tòa, nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân, song dự thảo cũng cần phải đảm bảo tính khả thi, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, cá nhân, tổ chức thực hiện chức năng giám sát của mình.
Về việc này, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng quy định về thông tin đối với phiên tòa trong Dự thảo luật đã thu hẹp hơn so với luật hiện hành, chưa thuận lợi cho tác nghiệp của báo chí trong phiên toà. Theo quy định hiện hành, việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa phải có sự đồng ý của Hội đồng xét xử và các đương sự, người tham gia tố tụng khác. Luật hiện hành đang rất tốt vì ghi âm, ghi hình tại phiên tòa phải hỏi xin ý kiến của chủ tọa phiên tòa và chủ tọa đồng ý mới được thực hiện.
Nêu quan điểm về nội dung này, luật sư Trần Xuân Tiền (Đoàn luật sư TP. Hà Nội), cho rằng dự thảo không quy định rõ, trường hợp nào chủ tọa đồng ý và trường hợp nào thì được phép ghi âm, ghi hình. Điều này không loại trừ trường hợp chủ tọa phiên tòa lợi dụng quy định pháp luật để gây khó dễ, hạn chế hoạt động tác nghiệp của cá nhân, tổ chức, trong đó có hoạt động của phóng viên, báo chí, điều này mâu thuẫn với Điều 25 Luật Báo chí 2016 quy định về quyền được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai của nhà báo.
Do vậy, không nên hạn chế ghi âm, ghi hình tại phiên tòa, phiên họp. Bởi lẽ, ghi âm, ghi hình là công cụ để người dân, các cơ quan báo chí giám sát các hoạt động tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng theo hướng góp phần xây dựng việc giải quyết vụ án khách quan, dân chủ.
“Mục đích của hoạt động ghi âm, ghi hình là điều cần quan tâm, vì cá nhân, tổ chức ghi âm, ghi hình ngoài mục đích nhằm giám sát khi sử dụng phải được sự đồng ý của họ, còn nếu sử dụng hình ảnh của người khác mà không xin phép, hoặc xúc phạm gây ảnh hưởng đến danh dự uy tín, nhân phẩm của họ thì tùy hành vi, tính chất, mức độ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại. Phải chăng, nên đặt ra trường hợp hạn chế ghi âm, ghi hình khi đối tượng là người chưa thành niên, người nổi tiếng…. vì lí do giữ bí mật Nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật kinh doanh, đời tư cá nhân theo yêu cầu chính đáng của họ” - luật sư Tiền phân tích.
Theo vị luật sư thuộc Đoàn luật sư TP. Hà Nội, việc hạn chế ghi âm, ghi hình nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân, tránh trường hợp sử dụng hình ảnh trái đạo đức, pháp luật. Tuy nhiên, dự thảo cũng cần phải đảm bảo tính khả thi, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, cá nhân, tổ chức thực hiện chức năng giám sát của mình. Do đó, cần thiết rà soát, bổ sung và sửa dự thảo theo hướng không nên hạn chế hoạt động ghi âm, ghi hình tại phiên tòa của các cá nhân, tổ chức nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Đề xuất của TAND tối cao ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tác nghiệp của báo chí. Do đó, cả Bộ TT&TT và Hội Nhà báo VN đều đề nghị cho phép ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa công khai. Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cũng đề nghị quy định theo hướng tạo điều kiện cho báo chí đưa tin chính xác về vụ án.
Bộ TT&TT dẫn quy định tại Điều 25 Luật Báo chí, nhà báo “được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp…”. Đồng thời, ngay tại Điều 5 dự thảo luật Tổ chức TAND sửa đổi cũng xác định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của TAND là “thực thi quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan”. Theo Bộ TT&TT, cần nghiên cứu quy định riêng về hoạt động báo chí tại phiên tòa; đảm bảo nguyên tắc nhà báo, PV được tiếp cận diễn biến phiên tòa, ghi âm, ghi hình chấp hành các quy định pháp luật về báo chí, nội quy phiên tòa.
Bà Đặng Thị Phương Thảo - Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT), nhận định báo chí là lĩnh vực hoạt động rất đặc thù, ngoài quy định chung trong hệ thống văn bản pháp luật, còn có quy định riêng tại Luật Báo chí. Theo đó, báo chí có đặc quyền về tiếp cận nguồn tin và có trách nhiệm với nguồn tin, thông tin của mình. “Nếu dự thảo Luật Tổ chức TAND quy định hạn chế ghi âm, ghi hình hoặc chỉ dự khai mạc sẽ ảnh hưởng tới tác nghiệp của báo chí, ảnh hưởng tới quyền lợi của bạn đọc, người xem” - bà Thảo nói.
Để đảm bảo quyền tư pháp kịp thời, công bằng, vô tư, khách quan, bà Thảo đề nghị cơ quan soạn thảo nên tính đến quy định cụ thể cho báo chí vừa đúng quy định của Luật Tổ chức TAND vừa đảm bảo quy định của luật Báo chí.
Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng cần có quy định cụ thể hơn để có sự thống nhất giữa luật Tổ chức TAND sửa đổi với Luật Báo chí về trường hợp, đối tượng nào cần giới hạn ghi âm, ghi hình để đảm bảo bí mật đời tư, cá nhân; cũng như không hạn chế quyền giám sát hoạt động phiên tòa của công dân. “Đề nghị không hạn chế ghi âm, ghi hình của báo chí để báo chí thực hiện đúng chức năng của mình” - công văn nêu.
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Phó Trưởng ban Kiểm tra chuyên trách (Hội Nhà báo Việt Nam), đánh giá đề xuất của TAND tối cao chưa đảm bảo tính công khai như tinh thần của Bộ luật Tố tụng dân sự, luật Tố tụng hành chính; đặc biệt là các quy định liên quan đến hoạt động tác nghiệp của nhà báo theo Luật Báo chí.
Ông Tuấn đề nghị nên tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm với sự tham gia của đại diện cơ quan báo chí, quản lý báo chí, Hội Nhà báo VN, các cơ quan tiến hành tố tụng, chuyên gia pháp luật để phân tích rõ các vấn đề bất cập trong quá trình hoạt động tác nghiệp của báo chí tại các phiên tòa. Từ đó có những quy định cụ thể chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được quyền lợi, đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các bên liên quan.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
(PLM) - Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe.
(PLM) - Lịch Tết là một ấn phẩm văn hóa đã đi sâu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Mỗi dịp đón năm mới, nhiều gia đình Việt lại treo lên tường cuốn lịch Tết, không chỉ để xem ngày tháng, hay trang trí trong nhà. Đặc biệt, Lịch Công an nhân dân, ấn phẩm văn hóa mang đặc trưng riêng của lực lượng công an. Trở thành quà tặng nhiều ý nghĩa của cán bộ chiến sĩ dành tặng thân nhân, bạn bè mỗi dịp Tết đến xuân về.
(PLM) - Thời gian vừa qua, trên một số trang mạng xã hội facebook như: N-Collagen, Trần Thị Bích Ngân…và tại các website: kemncollagen.com/, myphamkis22.vn/, ncollagen.com.vn/... đang xuất hiện hàng loạt các quảng cáo về sản phẩm N-Collagen đông trùng tổ yến Plus + có dấu hiệu vi phạm quảng cáo. Sản phẩm đang được “nổ” hàng loạt công dụng như: “Giải pháp giúp nám “rời xa”; điều hòa và cân bằng nội tiết; giảm nám do rối loạn nội tiết; dưỡng da trắng sáng, đều màu; ngừa mụn nội tiết, mờ thâm sạm; cải thiện độ đàn hồi, ngăn lão hoa; tái tạo da sau biến đổi nội tiết…”. Tuy vậy, N-Collagen đông trùng tổ yến Plus thực chất chỉ là một loại thực phẩm bổ sung với các chiết xuất được ghi trên bao bì là bình vôi, lạc tiên, tâm sen…mà không phải là dược phẩm.
(PLM) - Ngay khi vừa đáp xuống sân bay Nội Bài, đội tuyển bóng đá Việt Nam sau chức vô địch ASEAN Cup 2024 trên đất Thái Lan đã được đón tiếp trong vòng tay của hàng nghìn người hâm mộ đứng dọc các tuyến đường.
(PLM) - Tết Nguyên đán năm nay, thị trường cây cảnh đặc biệt là quất Tết đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung do thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3. Giá quất dự báo sẽ tăng mạnh, khiến các nhà vườn đắn đo khi nhận cọc sớm, trong khi thương lái đã bắt đầu săn tìm những cây quất đẹp, đặc biệt là các giống quất mini và quất thế.
(PLM) - Theo người dân phản ánh đường đê thuộc xã Định Tăng huyện Yên Định Tỉnh Thanh Hóa dù mới thi công thậm chí chưa được nghiệm thu nhưng đã nứt ở rất nhiều vị trí khiến người dân lo ngại về chất lượng công trình.
(PLM) - Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh xuất hiện nhiều xe trọng tải lớn chở đất từ mỏ đất xã Quảng Thành (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) vào nội đô có dấu hiệu quá tải, hoạt động với tần suất cao tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường.