Ý kiến trên được Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại Tọa đàm: Chuyển đổi số - Cầu nối “sống còn” giữa hai cấp chính quyền địa phương do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với Văn phòng UBND TP Hà Nội tổ chức sáng 24/7.
Đồng bộ - Dữ liệu và Chủ động
Tại Toạ đàm, chia sẻ kinh nghiệm của TP Hà Nội về triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, CCHC và triển khai chính quyền số, cụ thể trong thực hiện mô hình chính quyền hai cấp đảm bảo hiệu quả, thông suốt, Phó Chủ tịch UBND TP Trương Việt Dũng cho biết, ngay khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW vào cuối năm 2024, Thành ủy, HĐND, UBND TP cũng như các cấp chính quyền TP thời điểm đó và hiện nay, đều xác
Bởi, Nghị quyết 57-NQ/TW không chỉ đơn thuần là Nghị quyết về chuyển đổi số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, mà quan trọng hơn là thiết kế lại mô hình quản trị đô thị - nội dung mà TP nhận thức rất sâu sắc và trong quá trình triển khai.
Thành ủy, UBND TP đã ban hành Chương trình và kế hoạch hành động thông suốt từ cấp TP đến cấp quận, huyện (thời điểm trước) và 126 xã, phường sau này. “Kinh nghiệm của Hà Nội gói gọn trong 3 từ: Đồng bộ - Dữ liệu và Chủ động”,
Ông Dũng nêu cụ thể: Thứ nhất, Đồng bộ trong tổ chức thực hiện từ nhận thức cấp ủy đến hành động của chính quyền, cũng như đến từng cán bộ cơ sở khi xử lý các nội dung liên quan đến thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW.
Thứ hai, Dữ liệu là nền tảng. TP Hà Nội nhận thức sâu sắc rằng muốn quyết định vấn đề gì thì phải có dữ liệu và dữ liệu sẽ quyết định chính xác nhất và theo thời gian thực nhất.
Thứ ba, Chủ động. Bởi, ngay cả khi chúng ta vận dụng hết các quy định cũng không đáp ứng được thực tiễn. Do vậy,
Phó Chủ tịch UBND TP Trương Việt Dũng thông tin, sau 3 tuần chính thức vận hành, TP Hà Nội đã tiếp nhận 66.000 hồ sơ để triển khai các thủ tục. Đến thời điểm này, cơ bản bộ máy chính quyền địa phương hai cấp vận hành thông suốt và đồng bộ.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, trong quá trình giải quyết TTHC phục vụ người dân, với quan điểm không ai để ở lại phía sau, TP Hà Nội đặc biệt quan tâm đến các đối tượng yếu thế, người già, người khuyết tật.
Ngày 23/7, Hà Nội đã triển khai các nội dung hỗ trợ các đơn vị, người dân, cá nhân giải quyết TTHC tại chỗ thay vì các đối tượng yếu thế phải đến các Trung tâm hành chính công, cũng như điểm hành chính công để giải quyết TTHC.
“Bài học lớn nhất mà TP Hà Nội rút ra, quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, là “Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy - Động lực bắt nguồn từ sự đổi mới - Sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân”. Chúng tôi thấy rằng phải đổi mới sâu sắc cách nghĩ, cách làm. Chính từ đổi mới cách nghĩ, cách làm, chúng ta sẽ có những hành động cụ thể. Công nghệ chỉ được xác định là công cụ và con người là trung tâm. Đồng bộ trong chỉ đạo, Dữ liệu trong vận hành và Chủ động trong triển khai là đảm bảo lớn nhất để Hà Nội vận hành đồng bộ, thông suốt trong 3 tuần vừa qua”, Phó Chủ tịch UBND TP Trương Việt Dũng khẳng định.
Chính quyền đến với người dân để lắng nghe phản ánh từ người dân
Cũng tại Toạ đàm, trả lời câu hỏi với việc không còn cấp huyện trung gian thì quy trình giải quyết TTHC cho người dân cần được "số hóa" và tối ưu như thế nào để nhanh hơn, minh bạch hơn? TP Hà Nội đã triển khai như thế nào việc này và hướng tới mục tiêu 100% dịch vụ công đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến toàn trình, người dân không cần đến trụ sở, Phó Chủ tịch UBND TP Trương Việt Dũng cho biết, thời gian qua, quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính, Hà Nội xác định, chuyển đổi số và CCHC không chỉ là công cụ kỹ thuật mà còn là bài toán về tư duy và cách thức tổ chức lại bộ máy.
![]() |
Các khách mời tại Toạ đàm. |
TP Hà Nội cũng xác định, liên thông dữ liệu là "chìa khóa vàng" trong thực hiện các nội dung trong công tác CCHC và hướng tới mục tiêu 100% hồ sơ giải quyết trực tuyến và hướng tới trực tuyến toàn trình.
Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên của của nước thực hiện mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp và sau này triển khai thêm 126 điểm, 12 chi nhánh và 476 Kios để thực hiện hỗ trợ TTHC.
Trong thời gian qua, TP đã có nhiều cách làm trong công tác chuyển đổi số và CCHC. Chia sẻ cách làm của Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Trương Việt Dũng cho biết, TP Hà Nội có khoảng 97 học viện và trường. Do vậy, TP lựa chọn những trường sinh viên có kiến thức, kỹ năng về công nghệ. Bởi, qua quá trình triển khai, Hà Nội đã huy động các tổ, đội, đoàn thanh niên nhưng để hiệu quả thì phải chọn những bạn có kiến thức, kỹ năng về công nghệ.
TP đang phối hợp trường Đại học Bách khoa và ngay trong ngày hôm nay, sẽ ban hành chỉ thị 45 ngày đêm ra quân để hỗ trợ chính quyền địa phương trong chuyển đổi số theo hướng cầm tay chỉ việc và phục vụ.
Khẳng định TP thiết kế lại hệ thống, thay vì người dân đến với chính quyền thì chính quyền đến với người dân để lắng nghe phản ánh từ người dân, ông Trương Việt Dũng thông tin, hiện nay, TP đã thiết kế lại hơn 2.000 quy trình đồng bộ, tập trung vào khoảng 100 thủ tục phát sinh nhiều hồ sơ, như Lý lịch tư pháp, giao dịch đảm bảo hay thủ tục khai sinh, đăng ký thường trú, bảo hiểm xã hội dưới 6 tuổi - những thủ tục phát sinh rất nhiều hồ sơ. TP làm có chọn lọc và trọng điểm.
Về TTHC, ngày 21/7 vừa qua, TP đã giao chỉ tiêu KPI và hướng tới mục tiêu, đến 30/7, 126 xã, phường cũng như TP phải đảm bảo 80% TTHC giải quyết trực tuyến và ít nhất 20% giải quyết toàn trình.
Hà Nội cũng gắn trách nhiệm của cấp trưởng với các nội dung. Trên thực tế, hiện nay cán bộ cơ sở rất vất vả với khối lượng công việc rất lớn, nhưng số lượng cán bộ hạn chế. Do đó, Hà Nội đã chủ động đưa cán bộ cấp TP xuống cấp xã.
Ngoài đơn vị cung cấp vận hành, Trung tâm phục vụ hành chính công cử cán bộ xuống 126 xã, 10 đoàn luật sư cử 2 luật sư hàng ngày tư vấn pháp lý, hỗ trợ người dân tại 126 điểm phục vụ hành chính công, bên cạnh sự hỗ trợ của đội ngũ đoàn viên thanh niên.
Qua triển khai hơn 20 ngày qua, TP cũng ghi nhận, lắng nghe những khó khăn, đặc biệt là khó khăn vất vả của cấp xã phường.
Bày tỏ quyết tâm của chính quyền TP, Phó Chủ tịch UBND TP Trương Việt Dũng mong các Bộ, ngành Trung ương và các chuyên gia thiết kế lại cấu trúc hệ thống này. Hà Nội khẳng định, với tinh thần quyết tâm chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đang vận hành hệ thống một cách trơn tru, đồng bộ và hiệu quả.
“Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng khi thiết kế lại quy trình, mục tiêu cao nhất, lớn nhất là phục vụ người dân và người dân là đối tượng thụ hưởng. Với thần quyết liệt chỉ bàn làm không bàn lùi của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội quyết tâm và cam kết với Trung ương, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Nội vụ xin nhận những mô hình thí điểm, những mô hình trong quy định chưa có tiền lệ. Hà Nội xin tiên phong đi đầu, khi thiết kế các nội dung phục vụ người dân, và sẽ bàn giao sản phẩm để chia sẻ, nhân rộng trên toàn quốc", Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng khẳng định.
(PLM) - Vào lúc 21h ngày 22 tháng 7 năm 2025 lưu lượng nước đổ về thuỷ điện Bản vẽ đạt 9.543m3/s, gần đạt lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra là 10,500m3/s (tần xuất 0,02%, tức là 5000 năm xảy ra 1 lần). Lượng mưa lớn, kết hợp với Thuỷ điện xả lũ đã khiến các xã Tương Dương, Tam Thái, Lượng Minh, Mường Xén và nhiều xã vùng (Nghệ An)… bị ngập sâu.
(PLM) Chiều 23/7, tại Đà Nẵng, Đảng ủy Bộ Tư pháp phối hợp với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội thảo để trao đổi, lấy ý kiến đối với kết quả rà soát và đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật ở tại khu vực miền Trung.
(PLM) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, toàn bộ diện tịch hoa màu của xã Hải Thịnh (Ninh Bình) bị ngập trắng, hơn 300ha nuôi trồng thuỷ sản của địa phương này cũng mưa lớn làm bị tràn bờ, gây thiệt hại lớn.
(PLM) - Một vụ việc có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản và chiếm giữ phương tiện trái pháp luật đang gây bức xúc trong giới vận tải khi tài xế Nguyễn Đức Chính (sinh năm 1976, quê Hưng Yên) vừa gửi đơn thư đến cơ quan chức năng về hành vi bất thường liên quan đến ông Ngọc – người đứng ra điều hành việc giao nhận sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.
(PLM) Đêm 21, sáng 22/7, thành phố Hải Phòng triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống bão, chủ động ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
(PLM) - Sáng nay (22/7), khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh) đã xuất hiện những khoảng trời hửng nắng, mang đến sự tạm ổn về thời tiết. Tuy nhiên, bão số 3 vẫn tiếp tục gây mưa lớn tại nhiều nơi, trong đó có Thanh Hóa, khiến tình hình thời tiết tại đây diễn biến phức tạp và cần sự cảnh giác cao độ từ người dân và các lực lượng chức năng.
Quân và dân trên Đặc khu Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã kiên cường vượt bão thành công, không gây ra thiệt hại đáng kể nào. Sự chủ động phòng chống và tinh thần đoàn kết đã giúp các đảo giữ vững cuộc sống bình yên.
(PLM) - Chiều 20/7, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo thông tin về vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long xảy ra chiều 19/7, khiến hàng chục người thương vong. Cuộc họp báo do ông Nguyễn Văn Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì, với sự tham dự của đại diện nhiều sở, ngành và lực lượng chức năng.
(PLM) - Vào khoảng 14 giờ, ngày 19/7, tại khu vực gần hang Đầu Gỗ trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra một vụ lật tàu du lịch nghiêm trọng do ảnh hưởng của giông lốc mạnh kèm sấm sét. Chiếc tàu gặp nạn mang số hiệu QN-7105, thuộc Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Vịnh Xanh, do ông Đoàn Văn Trình làm chủ.
(PLM) - Sáng ngày 18/7, tại trụ sở Bộ Tư Pháp, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm. Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên BTV Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Thanh Ngọc và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.