Một nền giáo dục vì con người, thấm đẫm giá trị nhân văn
Vừa qua, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.
Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, sinh viên đã cùng thảo luận, trao đổi về nhiều nội dung liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về nền giáo dục Việt Nam
Bày tỏ niềm xúc động và sự trân trọng đối với ý nghĩa của Hội thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định: Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là “kim chỉ nam” cho sự nghiệp “trồng người” trong quá khứ mà còn là nền tảng vững chắc và nguồn cảm hứng bất tận cho đổi mới giáo dục hiện nay.
Trong hành trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt giáo dục vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Quan điểm “giáo dục vì con người, vì sự phát triển toàn diện của con người” thể hiện tầm nhìn chiến lược vượt thời đại. Việc học tập suốt đời, đề cao người học, khơi dậy khát vọng và năng lực tự thân… là những giá trị mà giáo dục hôm nay cần kế thừa và phát huy.
GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định: “Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là trung tâm và là vốn quý nhất của sự nghiệp cách mạng. Chính vì vậy, Bác không chỉ đề ra những quan điểm sâu sắc, mang tính chiến lược về giáo dục mà còn bằng hành động cụ thể truyền cảm hứng và khích lệ biết bao thế hệ học trò, nhà giáo, nhà quản lý giáo dục. Bức thư Bác gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập tháng 9/1945 là một minh chứng điển hình cho tầm nhìn và chiều sâu nhân văn đó”.
GS. Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại về giáo dục. Theo Bác Hồ, nền giáo dục của một nước Việt Nam độc lập, trước hết là nền giáo dục phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, gắn bó mật thiết và phục vụ hiệu quả thực tiễn cách mạng - một nền giáo dục kiến tạo. Giáo dục Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh là nền giáo dục lấy phát triển con người toàn diện làm trung tâm - một nền giáo dục thấm đẫm chủ nghĩa nhân văn…
Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là “kim chỉ nam” dẫn dắt nền giáo dục.
Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhận định, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tư tưởng quan trọng về nhân tính, thể hiện cái nhìn rất nhân bản về con người: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, ngành Giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong 80 năm qua. Đó cũng chính là thể hiện sinh động sự kế thừa và phát huy tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh. Các cấp ủy, chính quyền và ngành Giáo dục đã từng bước cụ thể hóa việc đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình giảng dạy, thi, kiểm tra, đánh giá, giáo dục chính trị, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên.
Ông khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tinh thần “thân giáo”, tức lấy bản thân mình làm tấm gương để cảm hóa, để giáo dục, để tập hợp và thuyết phục những người đồng chí, học trò và người dân. Sự mẫu mực trong nhân cách cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trong tình cảm bao la rộng khắp và sâu nặng của Hồ Chí Minh đã lan tỏa sâu lắng và góp phần tạo ra những giá trị cho dân tộc, cho thời đại, cho chính Đảng và cho con người Việt Nam.
Tự học để ứng phó với các thách thức của thời đại
Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa kế thừa chắt lọc từ tinh hoa truyền thống văn hóa giáo dục của dân tộc, vừa thâu thái những tư tưởng giáo dục tiên tiến của nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của tự học, học tập thường xuyên, học tập suốt đời, học mọi nơi, mọi lúc, học của mọi người là phương cách để phát triển con người, để con người luôn thích ứng, đáp ứng các yêu cầu của công việc và yêu cầu của thời đại.
![]() |
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: ĐHQGHN). |
GS. Phạm Hồng Quang, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Khoa học Giáo dục, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thái Nguyên cho rằng, trong quá trình xây dựng chương trình giáo dục, cơ sở giáo dục cần thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ “việc học lấy tự học làm cốt”, đồng thời cũng là tư tưởng tiên tiến của nhân loại thể hiện trong 4 trụ cột của giáo dục: “Học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để chung sống”. Do đó, GS. Phạm Hồng Quang cho rằng, cần xây dựng chương trình giáo dục nền tảng học vấn rộng, phương pháp giáo dục tăng thực hành, học và làm trong thực tế; thay đổi tư duy và cách quản lý giáo dục, thay đổi cách kiểm tra đánh giá…
Nhiều tham luận tại Hội thảo đã đi sâu phân tích tinh thần tự học và học tập suốt đời, gắn với nghiên cứu và quán triệt triển khai chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Học tập suốt đời”. Các tham luận này đã khẳng định, bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Tổng Bí thư về học tập suốt đời. Bởi học tập suốt đời theo Tổng Bí thư là “quy luật sống”, là “chìa khóa quan trọng để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực”, là “con đường duy nhất, hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để phát triển thịnh vượng và bền vững”. Từ phân tích đó, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang Bạch Đăng Khoa đề xuất một số giải pháp như: Phải nâng cao ý thức công dân về học tập suốt đời; hoàn thiện hệ thống giáo dục mở; đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài; phát triển hạ tầng công nghệ số, tạo cơ hội học tập ở mọi lúc, mọi nơi…
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, để thực hiện được tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, ngành Giáo dục sẽ tăng cường giáo dục rèn luyện năng lực tự học, kỹ năng học tập không ngừng, học tập số, ứng dụng số, nâng cao năng lực số, năng lực đổi mới sáng tạo cho người học, tạo ra lớp người mới biết ứng phó và thích ứng với các thách thức của thời đại, của trí tuệ nhân tạo và bùng nổ tri thức.
Trong bối cảnh mới, Đảng và Nhà nước xác định giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, đã và đang có nhiều chính sách quan trọng, đột phá, Bộ trưởng nhấn mạnh, ngành Giáo dục sẽ tiếp tục thấm nhuần sâu sắc và vận dụng hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục; tư tưởng, triết lý, tinh thần giáo dục, tinh thần học tập và tự học, học tập suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đó là, tiếp tục nghiên cứu, làm sáng rõ thêm di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục; Làm theo, thực hiện và phát huy tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong việc xây dựng xã hội học tập và việc học tập suốt đời, thúc đẩy tinh thần tự học; Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng, xây dựng thế hệ công dân mới phát triển toàn diện cả đức - trí - thể - mỹ; Tiếp tục chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, xem đây là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới.
Trong bài viết với tiêu đề “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Chúng ta đang sống trong thời đại mà tri thức, kiến thức, hiểu biết sẽ giúp con người phát huy cao độ tiềm năng để tận dụng tốt các cơ hội, ứng phó hiệu quả với những thách thức để phát triển bền vững; cũng là thời đại mà khối lượng kiến thức của nhân loại tăng lên hằng ngày theo cấp số nhân. Chỉ khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhà nhà, người người thực hiện hiệu quả học tập suốt đời, xây dựng được đội ngũ cán bộ dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh, chúng ta mới vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng”...
(PLM) - Chiều ngày 15/5, tại trụ sở báo Pháp luật Việt Nam đã diễn ra lễ trao quyết định của Bộ Công an công nhận báo Pháp luật Việt Nam đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” năm 2024. Tham dự buổi lễ về phía Bộ Công an có Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (A03). Đại tá Phạm Văn Hà, trưởng phòng 5, Cục An ninh chính trị nội bộ cùng một số đơn vị trực thuộc. Về phía báo Pháp luật Việt có TS. Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập; TS. Vũ Hồng Thuý, Phó Tổng biên tập, cùng đại diện các phòng, ban của báo.
(PLM) - Sáng ngày 13/5, tại Cơ sở 2 của Trường Đại học Luật Hà Nội tại Bắc Ninh, Đoàn kiểm tra của Cục Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm đánh giá tiến độ thi công cũng như tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Đoàn do đồng chí Phan Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính, Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.
(PLM) - Ngày 14/05/2025 tại trường Đại học Công đoàn đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “ Du lịch xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu: Thực trạng và giải pháp”. Sau nhiều giờ làm việc, hội thảo đã trình bày nhiều tham luận quan trọng, chỉ ra nhiều giải pháp mang tính vĩ mô và vi mô giúp định hình chiến lược phát triển du lịch bền vững, có giá trị thực tiễn cao, giúp các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành có thể áp dụng hiệu quả vào hoạt động quản trị và vận hành.
(PLM) - Ngày 14/5, tại Hà Nội, trong không khí trang nghiêm của Đại lễ Vesak 2025, chùa Quán Sứ (Hà Nội) đã trở thành điểm hành hương quan trọng khi đón nhận xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia của Ấn Độ được cung nghinh về Việt Nam.
(PLM) - Sáng 13/5, tại Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa - Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn”. Theo các hiệp hội, sau hơn 20 năm áp dụng, quy định công bố hợp quy không còn phù hợp, gây tốn kém chi phí, thời gian và phát sinh thủ tục không cần thiết. Các chuyên gia đề xuất bãi bỏ quy định về công bố hợp quy nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thúc đẩy kinh tế.
(PLM) - Sáng 11/5, tại Quảng trường Nhà hát Lớn, thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng, chào mừng 70 năm Ngày giải phóng thành phố (13/5/1955 – 13/5/2025). Sự kiện trọng đại này thu hút gần 3.000 người tham gia, trở thành một ngày hội lớn của toàn dân, thể hiện niềm tự hào sâu sắc và khát vọng phát triển mạnh mẽ của thành phố Cảng anh hùng.
(PLM) - Ngày 8/5/2025, Trường Đại học Luật Hà Nội long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và công bố Quyết định về công tác cán bộ.
(PLM) - Vừa qua, báo Pháp luật Việt Nam nhận được đơn thư phản ánh của ông Trần Văn Mạnh - Giám đốc Công ty TNHH sản xuất, vận tải, thương mại Huyền Yến có địa chỉ tại: Lô số 8, Cụm Công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô, thôn Tân Thành, thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Theo đơn thư ông Mạnh cho biết; Năm 2014 gia đình ông khi đó được UBND tỉnh Bắc Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư xưởng sản xuất dầu thực vật tại Cụm Công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô. Tuy nhiên, quá trình thu hồi đất để thực hiện dự án Thửa đất số 370, 372 tờ bản đồ số 19 (xã Phi Mô nay là thị trấn Vôi) được UBND huyện Lạng Giang cấp 3 cuốn sổ đỏ cho 3 gia đình khác nhau dẫn đến việc tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện suốt nhiều năm qua, vì vậy đến nay dự án xây dựng xưởng sản xuất dầu thực vật vẫn chưa thể hoàn thiện. Trong khi đó phán quyết của Toà lại chưa rõ ràng nên cũng chưa thể thi hành án.
(CLO) Nhà báo Hồ Quang Lợi "là một nhà bình luận xuất sắc và nhạy bén trước thời sự cuộc sống. Có thể coi anh là một nhà văn có tài, bởi những bài báo của anh không chỉ mang tính tân văn mà còn mang tính thẩm mỹ. Nhiều bài báo của Hồ Quang Lợi không chỉ giàu thông tin, nhận định, ý tưởng, mà còn là những bài văn đầy mỹ cảm" - Cố GS.Anh hùng lao động Vũ Khiêu.
Nếu bạn theo dõi cuộc trò chuyện dưới đây, năng lượng đam mê SỐNG ở một con người sôi nổi có lẽ sẽ chạm tới bạn!
(PLM) - Một người đàn ông trong tình trạng "ngáo đá" đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Bình Dương bắt giữ sau khi cầm dao rựa điên cuồng "múa" trên đường, khiến người đi đường hoảng sợ.