Chủ trì và phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết: Căn cứ chương trình công tác Quý II năm 2025 và tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên họp thứ 45 để tiếp tục cho ý kiến về một số nội dung dự kiến trình Quốc hội tại đợt 1 của Kỳ họp. Trong tháng 5/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp nhiều phiên để thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và xem xét một số nội dung thuộc thẩm quyền.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN |
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: Tuần làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9 đã được tiến hành với tinh thần làm việc hết sức nghiêm túc, trách nhiệm, khẩn trương và quyết tâm chính trị rất cao, tạo được sự đồng thuận của các đại biểu Quốc hội. Trọng tâm lớn nhất và cũng là nội dung có ý nghĩa chính trị - pháp lý đặc biệt là việc Quốc hội biểu quyết thông qua 2 nghị quyết quyết định việc xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 để tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt tán thành. Điều này thể hiện ý chí chính trị mạnh mẽ, đồng lòng của Quốc hội trong việc quyết tâm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Ngay sau khi được thành lập, Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã tổ chức phiên họp thứ nhất, cho ý kiến về Dự thảo Tờ trình Quốc hội và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Dự thảo Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp; phân công nhiệm vụ thành viên Ủy ban.
Ngay sau đó, ngày 6/5, Ủy ban đã tổ chức công bố lấy ý kiến nhân dân về toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Ngày 7/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình và thảo luận tổ về nội dung này. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan, đơn vị bám sát Kế hoạch, chủ động triển khai các nhiệm vụ được phân công trong việc lấy ý kiến nhân dân.
![]() |
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN |
Bên cạnh đó, trong tuần làm việc đầu tiên, Quốc hội thảo luận tại hội trường về 7 dự án luật (Luật Nhà giáo; Luật Việc làm (sửa đổi); Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Hóa chất (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật) và tiến hành nhiều nội dung quan trọng khác.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, theo chương trình, Phiên họp thứ 45 sẽ tiến hành thành 2 đợt. Đợt 1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 2 nội dung dự kiến trình Quốc hội, bao gồm: Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Đợt 2 (dự kiến diễn ra chiều 17/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung, bao gồm: Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku; chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh; bố trí nguồn thanh toán các khoản nợ thuộc trách nhiệm của Chính phủ tại Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) và 1 nghị quyết thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của chủ hộ kinh doanh đã tham gia trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 có hiệu lực thi hành.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN |
Bốn nội dung được bố trí trình Quốc hội tại đợt 2 của Kỳ họp thứ 9 (gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật trong lĩnh vực quốc phòng; Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt; Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh), dự kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét tại Phiên họp tháng 6/2025.
Trong đó, Chủ tịch Quốc hội lưu ý việc xem xét Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Theo đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 về phát triển kinh tế tư nhân; Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức phiên họp để xây dựng dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội. Nhấn mạnh "Đảng đã chỉ đường, chúng ta phải thực hiện, cụ thể hóa vấn đề này", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: Việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân phải được triển khai cấp bách. Chủ tịch Quốc hội cho biết đã giao Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ, từ sớm, từ xa để hoàn thành các nội dung công việc.
![]() |
Đại biểu dự khai mạc Phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN |
Phát huy tinh thần, trách nhiệm cao, hiệu quả thực tế từ công tác chỉ đạo, điều hành đến công tác tham mưu, phục vụ của tuần họp đầu tiên, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ quan điểm, phát biểu thẳng vào vấn đề xin ý kiến và đề xuất cụ thể phương án và nội dung chỉnh sửa, làm cơ sở cho các cơ quan tiếp thu, hoàn thiện nghiêm túc, đầy đủ, thấu đáo để báo cáo Quốc hội.
Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật và dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành tại Hà Nội và TP.HCM.
(PLM) - Năm 2025, đánh dấu 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và cũng là năm thứ 18 liên tiếp hành trình tri ân tháng Bảy được tiếp nối “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn”.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.
(PLM) - Tiếp tục chương trình Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 29/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Lý Minh Chinh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh, Hội nghị đã diễn ra 4 phiên thảo luận chuyên đề gồm: Công tác luật sư; công tác hòa giải; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp dân sự, thương mại và Đào tạo nhân lực pháp lý.
(PLM) - Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng dàn xe đầu kéo, kéo theo rơ moóc thùng chở cát, chở đá từ huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xuôi hướng về các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, có dấu hiệu quá tải lưu thông trên QL2.