Khai xuân là một thuật ngữ trong văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc Á Đông, bao gồm cả Việt Nam. Với ý nghĩa mở cửa xuân, khai xuân tức là bắt đầu một năm mới với những lễ hội, nghi lễ và hoạt động tràn đầy niềm vui. Khai xuân thường diễn ra vào những ngày đầu tiên của năm mới và được tổ chức trên khắp các quốc gia có văn hóa truyền thống này. Tuy vậy, mỗi vùng miền, dân tộc, quốc gia lại có những phong tục truyền thống riêng trong dịp khai xuân, tùy thuộc vào văn hóa và tín ngưỡng đặc trưng của từng nơi.
Tại Việt Nam, khai xuân có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, không chỉ đơn thuần là một phong tục mà còn là một phần quan trọng trong cấu trúc văn hóa dân tộc, gắn liền với nhiều hoạt động tốt đẹp. Đã thành thông lệ, vào những ngày đầu năm mới, trên khắp mọi miền Tổ quốc, người người, nhà nhà nô nức khai xuân với những hoạt động, phong tục đậm nét văn hóa. Những hoạt động này không chỉ giữ gìn giá trị truyền thống mà còn là dịp để gắn kết cộng đồng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, no đủ và là dịp để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn.
Đầu năm đi lễ cầu may
Một trong những hoạt động thường diễn ra trong dịp khai xuân là đi lễ đầu năm, đây là phong tục luôn được người Việt trân trọng, gìn giữ và phát huy suốt bao đời nay. Trong tâm thức người Việt, Tết không chỉ mang ý nghĩa của việc tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, mà còn mang đậm nét tâm linh, tín ngưỡng. Do đó, ngoài tục lệ cúng gia tiên, khi xưa người dân thường chọn khoảnh khắc đầu tiên của năm mới để đi chùa lễ Phật hoặc đến đền, miếu, phủ gửi gắm những ước vọng của bản thân như cầu an, cầu tài, cầu lộc vào cõi thiêng.
Phong tục này từng được cụ Nguyễn Văn Huyên nói rất kỹ trong cuốn “Hội hè lễ Tết người Việt” rằng đêm giao thừa đón năm mới được đánh dấu bằng những “cuộc đi lễ đền chùa”. Cụ thể là “Ai cũng lấy làm vui thích và tự thấy mình có bổn phận phải ra đình và đến các đền chùa. Chẳng đêm nào thú vị và đẹp như đêm ấy. Đúng là một điều vui thích hiếm có khi được thức đêm đó ngoài trời. Ở tất cả các đền chùa này, nghi ngút đèn hương, mọi người, cả già lẫn trẻ đến dâng lên chư Phật cùng những thần linh khác những lời cầu nguyện đầu tiên. Ta có cảm tưởng sống một cuộc sống thật thanh bình, sâu lắng giữa đám đông sùng mộ, giản dị và thành tâm”.
Ngày nay, phong tục đi lễ đầu năm vẫn giữ được giá trị nguyên vẹn trong không khí Tết hiện đại. Minh chứng rõ nét nhất là khoảnh khắc ngay sau giờ phút giao thừa, khi năm cũ khép lại và năm mới bắt đầu, rất nhiều gia đình tổ chức đi lễ. Thời điểm đó, những sân chùa, sân đình bỗng trở nên đông đúc, người già, người trẻ chắp tay niệm Phật, gửi gắm những lời cầu nguyện. Có người cầu tài, cầu lộc, cầu duyên, có người mong sức khỏe, bình an cho bản thân và gia đình. Cũng có những người đến chùa chỉ để tìm kiếm sự an yên, tạm gác lại những bộn bề, lo toan của cuộc sống.
Ngay sau Tết Nguyên đán cũng là khoảng thời gian các lễ hội truyền thống được tổ chức rộn ràng khắp các vùng miền trên cả nước. Có những lễ hội kéo dài một tuần, nhưng cũng có lễ hội diễn ra suốt một tháng hoặc thậm chí đến tận tháng Ba âm lịch. Cũng chính vì thế, nguyên tháng Giêng người dân từ khắp nơi nô nức đi đền chùa, tham gia lễ hội như một cách hòa mình vào không khí du xuân. Phan Kế Bính viết trong “Việt Nam phong tục” đã từng mô tả: “Suốt một tháng Giêng, già trẻ, trai gái, kẻ chợ nhà quê, quần điều áo thắm, kẻ thì lễ bái chùa này, miếu nọ, người thì du ngoạn cảnh nọ, cảnh kia, chỗ thì thi hoa thủy tiên, chỗ thì thi hoa đăng, chỗ thì hội hè hát xướng”.
Có thể thấy, từ xưa đến nay, người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn thuần chỉ để ước nguyện, mà còn là dịp để con người tìm về chốn tâm linh, buông bỏ những nhọc nhằn đời thường, đồng thời tận hưởng khoảnh khắc du xuân, vãn cảnh. Phong tục đi lễ đầu năm vì thế trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt. Dù cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển, phong tục văn hóa tín ngưỡng này vẫn luôn được trân trọng và gìn giữ như một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của người Việt.
![]() |
Đầu năm đi lễ chính là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của người Việt. |
Nét đẹp khai bút đầu xuân
Ngoài phong tục đi lễ đầu năm, dịp khai xuân còn gắn liền với nhiều tập tục ý nghĩa, được coi là thuần phong mỹ tục của dân tộc. Trong số đó, tục khai bút đầu xuân nổi bật như một nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần trọng học, trọng tri thức của người Việt mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Theo sử sách, nguồn gốc của tục khai bút đầu xuân gắn liền với hình ảnh thầy giáo Chu Văn An (1292 - 1370), một bậc hiền tài dưới thời nhà Trần. Ông đỗ Thái học sinh nhưng không làm quan mà mà về quê gắn bó với công việc đèn sách. Sau này, khi triều đình suy thoái, ông cáo quan, về ẩn cư tại núi Phượng Hoàng, tiếp tục dạy học và truyền bá tri thức.
Sau này, ông được Vua Trần Minh Tông mời ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, dạy học cho thái tử và phò giúp vua. Đến thời Vua Trần Dụ Tông, triều đình rối ren, ông khuyên can vua và dâng “thất trảm sớ” nhưng đều bất thành. Ông cáo quan về núi Phượng Hoàng ở ẩn, tiếp tục dạy học và truyền bá tri thức. Tương truyền, mỗi khi học trò về thăm, thầy Chu Văn An thường tự tay viết tặng họ một chữ để khích lệ, thể hiện lòng tin yêu và sự kỳ vọng. Từ đó, tục khai bút dần lan rộng trong giới học sĩ, trở thành biểu tượng cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” và tinh thần hiếu học.
Ngoài ra, người Việt cũng quan niệm cây bút là công cụ gắn bó giữa đời sống trí tuệ và tâm hồn. Điều này một lần nữa khẳng định khai bút không chỉ đơn thuần là một phong tục, mà còn mang ý nghĩa tôn vinh tri thức và khơi dậy quyết tâm học tập, rèn luyện của mỗi người. Với niềm tin tri thức là cánh cửa mở ra thành công và thịnh vượng, phong tục khai bút đầu xuân không chỉ tượng trưng cho sự khởi đầu một sự nghiệp, sự học mà gửi gắm ước vọng về một năm mới hanh thông, hạnh phúc và đạt nhiều thành tựu.
Thời xưa, tục khai bút thường chỉ được thực hiện bởi các ông đồ, nhà nho hay người trí thức. Sau thời khắc giao thừa hoặc vào mồng 1 Tết, họ đốt lư trầm, dùng bút mới, mài mực tàu và viết lên giấy hoa tiêu hoặc hồng điều. Có người chỉ viết ngày, tháng để tượng trưng, có người sáng tác cả một bài văn hoặc bày tỏ tâm nguyện qua từng nét chữ. Cũng có những ông đồ hay nho sĩ khi khai bút lại thường viết câu đối hoặc một chữ đẹp để treo trong nhà vào dịp Tết.
Ngày nay, phong tục khai bút đã trở nên phổ biến và gần gũi hơn. Không chỉ các học giả, nhà văn hay nhà thơ, học sinh, sinh viên và cả những người bình thường cũng chọn khai bút đầu xuân để đánh dấu khởi đầu năm mới. Người thì viết lời chúc, giải một bài toán hay làm một đề văn, người lại khai bút bằng công việc hằng ngày của mình. Đặc biệt, hình ảnh các ông đồ miệt mài cho chữ ngày xuân trên phố phường xuất hiện vào những ngày đầu năm là minh chứng cho thấy phong tục khai bút vẫn chưa phai nhạt.
Có thể thấy, dẫu hình thức và nội dung phong tục khai bút đã phần nào đổi thay nhưng giá trị truyền thống vẫn được lưu giữ, như một lời nhắc nhở về sự nỗ lực và kỳ vọng vào những thành công mới trong năm. Dù không còn là một nghi lễ bắt buộc trong ngày Tết nhưng khai bút vẫn được trân trọng, là biểu tượng cho truyền thống hiếu học và tinh thần “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh các hoạt động như đi lễ đầu năm, khai bút, còn có nhiều phong tục khai xuân ý nghĩa khác như hái lộc, trồng cây, xin nước đầu năm,... Mỗi ngành nghề cũng có nghi thức riêng như khai bếp, khai máy, khai phím,… tất cả đều hướng đến hy vọng về một năm an lành, thuận lợi. Đây cũng là dịp các cơ quan, doanh nghiệp hay nhà máy tổ chức lễ khai trương để khởi đầu năm mới đầy thuận lợi.
Theo thời gian, không thể phủ nhận rằng Tết ngày nay đã có nhiều đổi thay. Dẫu vậy, những phong tục truyền thống trước, trong và sau Tết cổ truyền vẫn luôn là biểu tượng sinh động, phong phú và đặc sắc nhất của văn hoá Tết, góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Tuệ Anh
(PLM) - Chiều ngày 17.7 tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam và Cục Quản lý Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án”. Tham dự lễ trao giải có sự góp mặt của đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng uỷ Bộ Tư pháp, Đồng chí Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp, đồng chí Nguyễn Thắng Lợi – Cục Trưởng Cục Quản lý Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, TS Vũ Hoài Nam – Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Thực hiện Kế hoạch phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự (nay là Cục Quản lý thi hành án dân sự) và Báo Pháp luật Việt Nam, nhằm hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI và Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS). Ngày 26/10/2024, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự đã phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Chiều 16/7, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025, tổng kết công tác năm học 2024 – 2025, triển khai công tác năm học 2025 – 2026 và 6 tháng cuối năm 2025. Chủ trì Hội nghị có TS. Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Tô Văn Hòa, Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng các đồng chí Phó Hiệu trưởng nhà trường, lãnh đạo các phòng, khoa, đơn vị thuộc trường và toàn thể viên chức, người lao động nhà trường.
(PLM) - Thời gian qua, tại khu vực cầu Đô Lương và dọc tuyến Quốc lộ 7A đoạn qua địa bàn xã Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang xuất hiện tình trạng nhiều xe chở cát ướt trong quá trình di chuyển khiến nước vương vãi trên đường, đi đến đâu thì cuốn bụi mù mịt đến đó ảnh hưởng tới người đi đường và phương tiện cùng lưu thông. Đáng chú ý, các xe chở cát có dấu hiệu quá tải này đang đe dọa giới hạn tải trọng của cầu Đô Lương.
(PLM) Liên quan đến bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 của TAND huyện Lạng Giang và bản án số 82/2021/DS-PT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ nay là tỉnh Bắc Ninh, ngày 20/12/2024 và ngày 12.3.2025 Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang cũ trước đây nay là phòng Thi hành án dân sự khu vưc 4 – tỉnh Bắc Ninh đã 2 lần có công văn gửi Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ đề nghị giải thích bản án. Ngày 9/6/2025, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang đã có công văn số 982 gửi Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xem xét lại bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 TAND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và bản án số 82/2021/DSPT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang theo thủ tục tái thẩm. Bởi theo Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang văn bản số 80 của ngày 19/5/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Giang với nội dung giữ nguyên phần quyết định của bản án đã tuyên và đề nghị đơn vị này căn cứ vào 2 bản án đã tuyên để tiếp tục thi hành theo quy định của pháp luật mà không giải thích về việc bản án của toà án tuyên không đúng với diện tích đất và thửa đất. Do đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang không thể tổ chức thi hành án được.
(PLM) Tuyến phố Vọng Đức, thuộc phường Cửa Nam, TP Hà Nội tối ngày 13.7 nhiều hàng quán kinh doanh dưới lòng đường cùng với đó xe máy, ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, biển quảng cáo rao vặt được treo có dấu hiệu chưa đúng quy định, gây mất mỹ quan đô thị. Theo phản ánh của người dân tình trạng này diễn ra thường xuyên liên tục nhất là giờ cao điểm buổi trưa và buổi tối, khiến giao thông đi lại tại khu vực gặp nhiều khó khăn.
(PLM) - Với phương châm “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”, Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tổ chức phiên Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030 diễn ra từ ngày 13/7 đến 14/7, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một giai đoạn phát triển mới.
(PLM) Chiều ngày 11 tháng 7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của Pháp luật. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Bộ Tư pháp và trực tuyến tại ba mươi tư tỉnh, thành phố trên cả nước.
(PLVN) Thời gian gần đây trên tuyến đường Khuất Duy Tiến và đường Tố Hữu tình trạng phương tiện đi lên vỉa hè tái diễn, nhất là vào giờ cao điểm. Mặc dù, mức xử phạt theo Nghị định 168 đối với hành vi vi phạm này đã tăng cao, thế nhưng nhiều người vẫn bất chấp các quy định của pháp luật, cố tình điều khiển phương tiện lấn chiếm lối đi của người đi bộ.
(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.