Thứ hai 20/01/2025 02:39
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Văn hóa - Giải trí | Kinh nghiệm bảo tồn, khai thác tinh hoa di sản thế giới

Kinh nghiệm bảo tồn, khai thác tinh hoa di sản thế giới

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, câu chuyện “đánh thức” tiềm năng di sản cần nhiều giải pháp đồng bộ từ thể chế, chính sách đến sự phối hợp, chung tay của cộng đồng địa phương để phát triển một cách bền vững.

Từ chính sách đến thực tế

Hoạt động quản lý Nhà nước có vai trò quan trọng trong công cuộc khai thác và bảo tồn di sản. Ở những quốc gia phát triển mạnh mẽ về du lịch di sản, vấn đề này thậm chí được đặt lên hàng đầu.

Đơn cử, xứ sở hoa anh đào Nhật Bản có những quy định nghiêm ngặt về các lĩnh vực cần bảo tồn, được chia thành: Di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di sản văn hóa dân gian, tài sản văn hóa, di tích lịch sử, danh thắng và danh thắng tự nhiên, di sản văn hóa là quần thể kiến trúc. Hoạt động bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản của đất nước này đã bắt đầu từ rất sớm. Một số mốc quan trọng như, Nhật Bản thành lập Cục Điều tra và Bảo tồn Bảo vật quốc gia lâm thời vào năm 1888, tiến hành điều tra bảo vật quốc gia trên cả nước vào năm 1897, Chính phủ ban hành Luật Bảo tồn Di tích chùa chiền cổ năm 1898, ban hành Luật Bảo tồn di tích lịch sử và danh thắng thiên nhiên năm 1911. Đặc biệt là vào năm 1929, Luật Bảo tồn bảo vật quốc gia được thực hiện trên khắp Nhật Bản - đây được coi là tiền đề để hoàn thiện bộ luật bảo tồn di sản hoàn chỉnh vào năm 1950. Những năm gần đây, chính phủ tiếp tục sửa đổi Đạo luật Bảo vệ tài sản văn hóa, ban hành Luật Quy hoạch thị trấn lịch sử; Ban hành Luật Phát triển các điểm đến du lịch; Gia tăng ngân sách dành cho phát triển văn hóa và du lịch.

Nhật Bản có những quy định nghiêm ngặt về bảo tồn di sản. (Nguồn: Getty)
Nhật Bản có những quy định nghiêm ngặt về bảo tồn di sản. (Nguồn: Getty)

Tại Trung Quốc, “Thành phố lịch sử và văn hóa cấp quốc gia” là một cơ chế bảo vệ di tích văn hóa được thành lập vào năm 1982. Theo Luật Bảo tồn di sản văn hóa của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, “Thành phố lịch sử và văn hóa” bao gồm các thành phố có di tích văn hóa đặc biệt phong phú, có giá trị lịch sử quan trọng hoặc có ý nghĩa cách mạng. Từ góc độ quy hoạch hành chính, “Thành phố lịch sử và văn hóa” không nhất thiết phải là “thành phố”, cũng có thể là “quận, huyện” hoặc “trấn”. Tính đến ngày 2/5/2018, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã công nhận 135 thành phố lịch sử và văn hóa cấp quốc gia và có những chính sách bảo vệ đặc biệt đối với các di sản văn hóa của những thành phố này. Một số các thành phố tiêu biểu nằm trong danh sách như: Bắc Kinh, Nam Kinh, Hàng Châu, Tô Châu, Lạc Dương, Quế Lâm, Thành Đô, Côn Minh, Thượng Hải, Lệ Giang, Vô Tích… Năm 2005, “Hướng dẫn bảo vệ và quy hoạch các thành phố lịch sử và văn hóa” đã chính thức xác lập các nguyên tắc, biện pháp, nội dung và ưu tiên bảo vệ. Năm 2008, “Quy định về việc bảo vệ các thành phố, trấn và làng lịch sử và văn hóa” đã có hiệu lực, tiêu chuẩn hóa việc phê duyệt và công nhận các thành phố, trấn và làng lịch sử, văn hóa.

Ngoài việc kiện toàn hành lang pháp lý, đầu tư tôn tạo, chính quyền nước này cũng triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để vừa bảo tồn di tích, vừa hạn chế ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Với tiềm năng du lịch to lớn, một khi được công nhận là di sản thế giới sẽ là động lực cho du lịch, giúp phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Trung Quốc chủ trương kết hợp bảo tồn di sản với phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh mang lại lợi ích cho người dân thông qua nhượng quyền, chia sẻ lợi ích và các hình thức khác tùy theo đặc điểm địa phương. Nhiều di sản thế giới như Tử Cấm Thành được Trung Quốc bảo tồn gần như nguyên trạng. Xung quanh đó là các khu phố cổ, nhà ở của người dân được giữ gìn, tôn tạo như cách đây hàng trăm năm. Cảnh quan không bị phá vỡ do có quy định trong bán kính nhất định không được xây dựng kiến trúc cao tầng.

Di sản Tử Cấm Thành được Trung Quốc bảo tồn gần như nguyên trạng. (Nguồn: Getty)
Di sản Tử Cấm Thành được Trung Quốc bảo tồn gần như nguyên trạng. (Nguồn: Getty)

Mặt khác, tại Vương quốc Anh, chính sách quốc gia này quy định hai đơn vị Quỹ Di sản Xổ số Quốc gia (National Lottery Heritage Fund) và Quỹ Di sản Lưu niệm quốc gia (National Memorial Heritage National Fund) là hai cơ quan lớn nhất hỗ trợ các dự án liên quan đến di sản ở cấp độ quốc gia và địa phương từ tài trợ từ Chính phủ. Phạm vi công việc của các quỹ này là hỗ trợ tất cả những tổ chức làm việc liên quan đến di sản, bao gồm các khu di tích lịch sử, công nghiệp và hàng hải, bảo tàng, thư viện và kho lưu trữ, công viên và vườn, cảnh quan và thiên nhiên. Giá trị của các tổ chức này là tập trung vào việc bảo vệ các di sản mà có thể đóng góp vào cuộc sống của người dân. Trong bốn thập kỷ qua, Quỹ Di sản Lưu niệm Quốc gia đã lưu giữ hơn 1.200 vật thể và địa điểm mang tính biểu tượng nhất của Vương quốc Anh, chẳng hạn như tàu chiến của Vua Henry VIII, ngôi nhà đồng quê lớn nhất nước Anh, Flying Scotsman…

Phối hợp nhiều giải pháp

Khi di sản được “đánh thức” và thu hút đông đảo du khách thì thực trạng du lịch quá tải lại trở thành một vấn nạn. Bên cạnh đó, nhiều điểm đến di sản thiên nhiên cũng đang đứng trước tác động nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu. Bởi vậy, những biện pháp nhằm kiểm soát lượng du khách nhưng vẫn bảo đảm trải nghiệm, ứng phó với các diễn biến thời tiết thay đổi thất thường, cực đoan là những vấn đề được quan tâm nhiều năm nay.

Đơn cử, Khu bảo tồn lịch sử Machu Picchu, tàn tích của nền văn minh Inca và là “viên ngọc quý” của du lịch Peru, từng đón trung bình 4.000 khách du lịch mỗi ngày trong năm 2018 và 2019. Nhiều nhà bảo tồn đánh giá con số này gần gấp đôi lượng du khách phù hợp đến di sản này. Do đó, năm 2020, Bộ Văn hóa Peru thông báo giới hạn lượt khách tham quan Machu Picchu ở mức 2.244 du khách mỗi ngày để giữ gìn hiện trạng của di sản này. Tuy nhiên, dự án sân bay gần thành phố Cusco dự kiến hoàn thành vào năm 2025 khiến chính quyền địa phương phải thay đổi định mức giới hạn lượt khách và mô hình phát triển bền vững. Trọng tâm công tác bảo tồn là xây dựng những tuyến đường mới nhằm giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn diễn ra thường xuyên ở Machu Picchu, đồng thời giúp các cộng đồng bản địa hưởng lợi từ du lịch. Bên cạnh đó, đơn vị quản lý của Machu Picchu cũng giảm quy mô nhóm tối đa tham quan Machu Picchu từ 16 xuống 12 người. Những du khách có hành vi thiếu tôn trọng và gây tổn hại di tích, bao gồm nằm xuống cỏ, chạy nhảy, la hét, ăn uống và huýt sáo sẽ bị phạt nặng. Những biện pháp này không chỉ góp phần giảm tải từ áp lực quá đông du khách mà còn tăng thêm trải nghiệm cho mỗi chuyến đi không trở thành những chuyến “hành xác”.

Ứng phó với biến đổi khí hậu có thể kể tới một điển hình ở Hy Lạp, các tổ chức liên chính phủ đang sử dụng những công nghệ mới để bảo vệ thánh địa Olympia và Lindos Acropolis, hai di sản thế giới được UNESCO công nhận. Cụ thể, Trung tâm di sản thế giới của UNESCO và nhóm quan sát Trái đất Hellenic (GEO) đã hợp tác để khởi động dự án Đài quan sát khí hậu di sản đô thị (UHCO). Đây là nền tảng toàn cầu sử dụng dữ liệu vệ tinh theo thời gian thực, cảm biến hiện đại và ứng dụng trí tuệ nhân tạo để nhanh chóng xác định những thiên tai, ví như cháy rừng, sạt lở đất, lũ lụt,… gần địa điểm di sản, cũng như đánh giá mức độ thảm họa đối với di tích.

Đặc biệt, trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, sự cân bằng, hài hòa, bền vững luôn được coi là mục tiêu hàng đầu, nhất là đối với các cộng đồng bản địa. Tuy nhiên, khi triển khai ở các hoàn cảnh và đối tượng cụ thể, cách ứng xử với các di sản của các bên cũng hoàn toàn khác biệt. Khi ẩm thực với lịch sử 10.000 năm của Mexico được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại từ năm 2010, ẩm thực vùng và địa phương đã trở thành một trong những điểm thu hút mạnh mẽ nhất đối với du lịch trong và ngoài nước, tạo ra hàng triệu việc làm cho đất nước này. Để phát huy thế mạnh của di sản văn hóa phi vật thể này, Chính phủ Mexico đã công nhận nhiều điểm đến ẩm thực như: bang Oaxaca, Puebla hoặc Yucatan, Nayarit, Colima, Chiapas và thành phố Mexico… Cùng với đó là các chương trình như tuyến đường “Nghìn hương vị” ở Tlaxcala, Puebla và Oaxaca; Chương trình “Con đường của Don Vasco” với sự tham gia của 15 đô thị và 40 làng... Để bảo tồn và phát huy những giá trị di sản này, sự tham gia của cộng đồng địa phương có vai trò then chốt, cùng với sự định hướng từ chính phủ. Du khách không chỉ thưởng thức văn hoá, trải nghiệm hoạt động nông nghiệp, nghi lễ, kiến thức lịch sử, kỹ thuật nấu nướng, họ còn yêu thích tìm hiểu phong tục và cách ứng xử của cộng đồng bản địa.

Diệu Bảo (https://baophapluat.vn/kinh-nghiem-bao-ton-khai-thac-tinh-hoa-di-san-the-gioi-post496691.html)

Tags:

Bài liên quan
Tin bài khác
Liệu Hà Nội FC có nhường SHB Đà Nẵng ?

Liệu Hà Nội FC có nhường SHB Đà Nẵng ?

(PLVN) - Hà Nội FC và SHB Đà Nẵng liệu có nhường nhau điểm số vì "tình anh em"?
Thú vị chuyện của 1.307 vị tiến sĩ được

Thú vị chuyện của 1.307 vị tiến sĩ được 'kể' qua bia đá

(PLVN) - Những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ được thể hiện đơn thuần qua những hàng chữ Nho hay hoa văn trang trí trên mặt bia. Ẩn sau lớp mặt đá khô cứng và câm lặng đó là hàng ngàn câu chuyện thú vị về cuộc đời và sự nghiệp của hơn 1.307 vị tiến sĩ đang chờ đợi các thế hệ sau tìm hiểu.
Ông Kim Sang Sik trở lại Việt Nam sớm

Ông Kim Sang Sik trở lại Việt Nam sớm

Ông Kim Sang Sik trở lại Việt Nam sớm, HLV Kim Sang Sik, guồng quay công việc, mục tiêu mới trong năm 2025
Táo quân 2025 có sự trở lại của những gương mặt quen thuộc

Táo quân 2025 có sự trở lại của những gương mặt quen thuộc

Táo quân 2025 có sự trở lại của những gương mặt quen thuộc, chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Thiên đình, ‘xoá tên’, ‘sáp nhập’ với Táo khác
Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt

Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt

Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt, múa rối nước - di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam, duy trì và phát huy giá trị truyền thống
Hải Phòng tổ chức bắn pháo hoa tại 13 điểm trong đêm giao thừa

Hải Phòng tổ chức bắn pháo hoa tại 13 điểm trong đêm giao thừa

(PLVN) - Đêm giao thừa Tết Nguyên đán xuân Ất Tỵ 2025 , TP Hải Phòng sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 7 điểm tầm cao và 6 điểm tầm thấp trong thời gian từ 8 đến 15 phút .
Thời tiết ngày 17/1: Bắc Bộ ngày nắng, đêm không mưa

Thời tiết ngày 17/1: Bắc Bộ ngày nắng, đêm không mưa

(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hôm nay, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc duy trì thời tiết ít mây, ngày nắng, đêm không mưa, sáng và đêm trời rét, có nơi rét đậm, rét hại.
Hà Nội sẽ cấm nhiều tuyến đường phục vụ chương trình

Hà Nội sẽ cấm nhiều tuyến đường phục vụ chương trình 'Hòa nhạc ánh sáng'

(PLVN) - Ban Tổ chức Chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” vừa có thông báo về phương án phân luồng giao thông để tổ chức chương trình trong hai ngày 17/1 và 18/1/2025.
An toàn du lịch vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ

An toàn du lịch vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ

(PLVN) - Tết Nguyên đán năm 2025, người dân được nghỉ liên tục 9 ngày, đây là thời gian nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn diễn ra. Bên cạnh việc vui chơi, trải nghiệm, tham quan các điểm đến hấp dẫn, du khách cần lưu ý đảm bảo an toàn để có một kỳ nghỉ trọn vẹn niềm vui.
Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

(PLVN) - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, làng Chuông vẫn lặng lẽ gìn giữ hơi thở truyền thống qua từng chiếc nón lá tinh khôi. Từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cao tuổi đến niềm đam mê cháy bỏng và tâm huyết của lớp nghệ nhân trẻ, mỗi chiếc nón nơi đây không chỉ là biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà còn vươn ra thế giới, trở thành nhịp cầu kết nối hồn quê với bạn bè quốc tế. "Muốn ăn cơm trắng cá trê / Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".
Thành phố Lào Cai - Ngày mây ngang qua phố

Thành phố Lào Cai - Ngày mây ngang qua phố

(PLVN) - Khi bình minh vừa ló rạng, thành phố Lào Cai, nằm nơi biên giới phía Bắc của Tổ quốc, khoác lên mình chiếc áo sương mờ ảo, tựa chốn bồng lai tiên cảnh. Vẻ đẹp của đô thị trẻ trung này kết hợp cùng nét hoang sơ, thơ mộng của thiên nhiên tạo nên một khung cảnh cuốn hút khó quên.
Hoa đào, hoa lan Tây Bắc rộn ràng xuống phố đón Tết9

Hoa đào, hoa lan Tây Bắc rộn ràng xuống phố đón Tết9

(PLVN) - Khi Tết Nguyên Đán cận kề, khắp các nẻo đường tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, người dân vùng cao hối hả mang hoa đào, hoa lan xuống thành phố, tạo nên khung cảnh nhộn nhịp, rực rỡ đậm chất xuân.
Phó Chủ tịch Quốc hội đến thăm và chúc Tết tại xã biên giới Thường Phước 1

Phó Chủ tịch Quốc hội đến thăm và chúc Tết tại xã biên giới Thường Phước 1

Ngày 18/1, ông Nguyễn Đức Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội cùng lãnh đạo các cơ quan Trung ương đã đến thăm và chúc tết các gia đình có công với cách mạng,
Tổng biên tập Báo Pháp Luật Việt Nam cùng đoàn công tác đem "Xuân yêu thương" tới Làng Nủ

Tổng biên tập Báo Pháp Luật Việt Nam cùng đoàn công tác đem "Xuân yêu thương" tới Làng Nủ

(PLVN) - Từ 5h sáng 18/1 dưới tiết trời lạnh 12 độ, Đoàn công tác Báo Pháp Luật Việt Nam do Tổng biên tập Vũ Hoài Nam dẫn đầu vượt hơn 300 cây số đến Làng Nủ "ôn cố tri tân" đem xuân yêu thương đến bà con nơi này.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng trở thành tân Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Long

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng trở thành tân Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Long

(PLVN) - Chiều 18/1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, điều động, chỉ định Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long
Lời khai của nghi phạm sát hại 4 người thân trong gia đình tại Phú Xuyên

Lời khai của nghi phạm sát hại 4 người thân trong gia đình tại Phú Xuyên

Theo lời khai ban đầu của nghi phạm, đối tượng đã sát hại con gái, sau đó là con trai cùng vợ và giấu thi thể dưới gầm giường, sau đó còn siết cổ chính mẹ đẻ và tự tử nhưng bất thành.
Triệt phá đường dây mua bán thận ở Hà Nội

Triệt phá đường dây mua bán thận ở Hà Nội

(PLVN) - Tân, Dung và Cưng từng hiến - ghép thận móc nối với nhau thành đường dây mua bán thận. 3 đối tượng mới bị Công an bắt giữ.
Khởi tố 7 bị can tại Tập đoàn Thiên Minh Đức và doanh nghiệp liên quan

Khởi tố 7 bị can tại Tập đoàn Thiên Minh Đức và doanh nghiệp liên quan

(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, mới tiến hành khám xét khẩn cấp 6 địa điểm và triệu tập đấu tranh ghi lời khai các cá nhân tại Tập đoàn Thiên Minh Đức và các công ty liên quan.
Thái Nguyên: Hoãn cưỡng chế kiểm kê hiện trạng 12 thửa đất

Thái Nguyên: Hoãn cưỡng chế kiểm kê hiện trạng 12 thửa đất

Trao lời “Tết ấm”, gửi lời “Xuân thương”

Trao lời “Tết ấm”, gửi lời “Xuân thương”

(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).

Tái diễn tình trạng đổ trộm phế thải trên đường Nguyễn Xiển

Tái diễn tình trạng đổ trộm phế thải trên đường Nguyễn Xiển

(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.

Tai nạn gây ùn tắc nghiêm trọng trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu

Tai nạn gây ùn tắc nghiêm trọng trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu

(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.

Bộ Tư pháp: Tạo môi trường làm việc thuận lợi thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

Bộ Tư pháp: Tạo môi trường làm việc thuận lợi thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là "chìa khóa vàng" hiện thực hóa khát vọng đất nước

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là "chìa khóa vàng" hiện thực hóa khát vọng đất nước

(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Hà Nội yêu cầu đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào hoạt động trước ngày 20/1

Hà Nội yêu cầu đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào hoạt động trước ngày 20/1

(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.

Bến Tre: Khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam - "Cây cầu nối những bờ vui"

Bến Tre: Khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam - "Cây cầu nối những bờ vui"

(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo động lực mới, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo động lực mới, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc

(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .

Hà Nội triển khai quyết định của Thủ tướng về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô

Hà Nội triển khai quyết định của Thủ tướng về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô

(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.