Dòng sách trinh thám Việt lâu nay vốn được khá nhiều độc giả ưa chuộng nhưng số lượng tác giả lại chưa nhiều. Phần lớn độc giả hiện nay tìm đọc các tác phẩm trinh thám từ văn học nước ngoài, trong đó chủ yếu là các tác giả từ châu Âu. Số lượng tác giả trinh thám Việt hiện đại không nhiều, có thể điểm tên một số tác giả tên tuổi được yêu thích như Di Li, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Xuân Thủy, Giản Tư Hải… Một số tác giả khác viết đa dạng, và có “đá” sang trinh thám, mới đây nhất là Phong Điệp với “Cuốn sổ máu”.
Thời gian gần đây, một số tác giả trẻ bắt đầu nổi lên từ những hiện tượng văn học mạng, với mảng đề tài khá mới mẻ là trinh thám khai thác yếu tố linh dị dân gian. Một loạt tác giả trinh thám thế hệ mới cũng xuất hiện, với những hướng khai thác độc đáo, gần gũi, phù hợp với giới trẻ, có sức hấp dẫn trong từng tác phẩm, như Kim Tam Long, Đức Anh, Thảo Trang, Nguyễn Dương Quỳnh…
Thậm chí, có những tác giả trở thành best seller trong thời điểm sách nói chung và sách văn học nói riêng vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn trên thị trường, tiêu biểu là “Tết ở làng địa ngục” của tác giả trẻ Thảo Trang, với số lượng phát hành khoảng 12 nghìn bản và mới được tái bản. Chưa kể, “Tết ở làng địa ngục” còn được dựng thành phim và cũng thu hút sự chú ý của khán giả trẻ.
Tác giả Đức Anh, đại diện cho Linh Lan Books, một đơn vị xuất bản thiên về dòng văn học trinh thám linh dị cho biết, năm nay mặc dù kinh tế gặp khủng hoảng, sức mua của nhiều mặt hàng đi xuống nhưng ngược lại, sách trinh thám xuất bản rất nhiều. Về mặt đón đọc, ủng hộ trinh thám Việt Nam, Đức Anh cho biết, độc giả Việt ủng hộ trinh thám Việt không hề kém cạnh so với trước đây, thậm chí ngày càng tăng.
Tác giả Đức Anh cũng chia sẻ, thời gian gần đây, xuất hiện một số tác giả gen Z viết trinh thám khá ăn khách, có khi số lượng phát hành đạt đến mười mấy nghìn bản. Số lượng tác giả trẻ cũng tăng lên, chất lượng tác phẩm cũng tăng. Xuất hiện hai mảng đề tài rõ rệt, một là khai thác chất liệu dân gian, các vụ án cũ, và một mảng là khai thác chất liệu đô thị của Việt Nam. “Đây là dấu hiệu đáng mừng, vì hiện nay chúng ta đang có chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa. Trinh thám và kinh dị sẽ là những dòng văn học dẫn đầu cho xu hướng này” – Đức Anh cho biết.
Hiện nay, cộng đồng đọc và chia sẻ sách trinh thám ở Việt Nam hoạt động khá sôi nổi, với nhiều hội nhóm, không chỉ chia sẻ, đóng góp thông tin về các tác phẩm trinh thám nước ngoài được yêu thích, mà còn ưu ái đón nhận đối với các tác giả trinh thám Việt. Các cộng đồng độc giả trinh thám này cũng có khá nhiều hoạt động liên quan đến quảng bá, chia sẻ, review các tác phẩm trinh thám, giao lưu với tác giả, trò chuyện về các vấn đề liên quan đến văn học trinh thám.
Sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng độc giả trinh thám này cũng là nguồn cảm hứng cho các đơn vị xuất bản liên tục cho ra những đầu sách trinh thám mới. Bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam cho biết văn học trinh thám ở Việt Nam hiện nay được độc giả đón nhận khá tốt, đặc biệt là độc giả trẻ. Có những tác giả không cần làm truyền thông nhiều nhưng vẫn có đầu ra khá tốt, thí dụ như tác giả Italia Donato Carrisi.
Tuy nhiên, tác giả Đức Anh cũng cho rằng, đối với mảng đề tài tâm lý tội phạm, hiện nay ở Việt Nam chưa đa dạng bằng các quốc gia khác như Nhật Bản, Tây Ban Nha, Italia, mặc dù mảng văn học trinh thám khá phát triển. Theo Đức Anh, có lẽ do đặc thù xã hội, văn hóa của Việt Nam khác, và anh cũng đặt hy vọng trong thời gian tới các mảng đề tài trinh thám sẽ đa dạng hơn.
“Chúng ta có thuận lợi là có đa dạng văn hóa, lịch sử, lại tiếp thu các vấn đề trên thế giới rất nhanh. Hy vọng các tác giả đi trước và các tác giả trẻ sẽ tiếp tục khai phá thêm các mảng đề tài trinh thám và mạnh dạn gửi cho các đơn vị xuất bản” - Đức Anh chia sẻ.
Sự đón đợi của độc giả trinh thám Việt cũng đã xây dựng niềm hy vọng về một hệ sinh thái văn học trinh thám đối với các đơn vị xuất bản.
“Khi dự hội sách Frankfurt (Đức), chúng tôi thấy rất nhiều nhóm độc giả trinh thám tụ lại với nhau trò chuyện về các tác phẩm. Điều này gợi cảm hứng cho chúng tôi về một hệ sinh thái văn học trinh thám ở Việt Nam” - bà Khúc Thị Hoa Phượng chia sẻ.
Bà Khúc Thị Hoa Phượng cũng bày tỏ mong muốn sẽ xây dựng được hệ sinh thái này để thúc đẩy văn học Việt Nam phát triển mạnh mẽ và đa dạng hơn. “Chúng ta có thể kỳ vọng vào một nền văn học Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, trong đó có văn học trinh thám” – Giám đốc Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam bày tỏ.
(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).
(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.