Xót xa những vụ đào mộ cổ
Vào ngày 3/5/2025 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn di sản Thanh Hóa phát hiện dấu hiệu xâm phạm tại lăng mộ Vua Lê Túc Tông. Sở VH,TT&DL Thanh Hóa đã ngay lập tức phối hợp với Công an tỉnh, UBND huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc và các đơn vị liên quan kiểm tra hiện trường.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận một hố đào trái phép sâu 1,6m, rộng 90cm x 52cm, tại khu vực lăng mộ. Tại hiện trường, cơ quan chức năng thu giữ 14 mảnh bia đá khắc chữ Hán cổ, trong đó có dòng chữ “Đại Việt Túc Tông Nhượng…” thể hiện miếu hiệu của Vua Lê Túc Tông.
Các mảnh bia có hình rồng trang trí theo phong cách thời Lê, chữ khắc theo lối Khải. Ngoài ra còn có 15 mảnh gạch cổ màu xám đen. Tất cả hiện vật đã được niêm phong và bảo quản tại kho của Khu di tích Lam Kinh để phục vụ điều tra.
Qua điều tra bước đầu, đã xác định được hai đối tượng là thủ phạm thực hiện hành vi đào trộm và đã bị Công an tỉnh Thanh Hóa bắt giữ. Vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.
Trước sự việc nghiêm trọng trên, Thứ trưởng Bộ VH,TT& DL Hoàng Đạo Cương đã ký Công văn số 2096/BVHTTDL-DSVH, gửi UBND tỉnh Thanh Hóa, đề nghị khẩn trương đánh giá mức độ thiệt hại tại lăng mộ Vua Lê Túc Tông, kiểm tra hiện trạng các di tích trên địa bàn để ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại, đồng thời đề xuất phương án xử lý phù hợp.
Phúc đáp công văn, ngày 13/5/2025, Sở VH,TT&DL tỉnh Thanh Hóa đã có Văn bản số 2171/SVHTTDL-DSVH gửi Bộ VH,TT&DL, báo cáo chi tiết vụ việc đào bới trái phép lăng mộ Vua Lê Túc Tông - một phần của Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Văn bản cũng đề cập đến các biện pháp khẩn trương đang được triển khai để bảo đảm an ninh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.
Trước đó, ngày 5/1/2025, thông tin từ Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cũng cho biết, lăng mộ Chúa Nguyễn Phúc Khoát bị đào trộm. Tại hiện trường còn vương vãi lớp đất đá do việc đào mộ để lại. Đây không phải lần đầu tiên lăng mộ Chúa Nguyễn Phúc Khoát bị xâm hại. Khu lăng mộ này từng bị kẻ xấu đào trộm dưới thời chiến tranh để tìm kiếm vàng bạc, châu báu.
Vì sao nạn đào trộm mộ cổ lại hoành hành?
Những món đồ tùy táng trong mộ vua chúa thường là vật phẩm cực kỳ quý hiếm như gươm ngọc, bình gốm triều đại, trang sức bằng vàng, đá quý, sách cổ viết tay, tượng đồng… Không ít cổ vật bị đánh cắp từ mộ cổ Việt Nam đã “lưu lạc” sang nước ngoài, nằm trong các bộ sưu tập tư nhân hoặc được rao bán công khai tại các nhà đấu giá quốc tế. Vấn nạn này đã làm “chảy máu” di sản, khiến nhiều vật chứng quan trọng của lịch sử khó có thể quay trở lại quê hương.
Một trong những hệ lụy lớn nhất của nạn đào trộm mộ là cản trở công tác khảo cổ và phục dựng lịch sử. Mỗi ngôi mộ cổ là một “tư liệu sống” mang nhiều lớp thông tin - từ cấu trúc chôn cất, vật liệu xây dựng, đồ tùy táng đến DNA người được chôn cất - tất cả đều có giá trị khoa học to lớn. Ngoài thiệt hại về kinh tế ước tính nhiều tỷ đồng, những tổn thất giá trị tinh thần, nghệ thuật khó có thể đo đếm bởi hầu hết cổ vật đều là linh vật đối với mỗi di tích, là tác phẩm nghệ thuật có giá trị lịch sử, thẩm mỹ cao...
Cơ quan Công an cũng đã triệt phá, bắt giữ một số đối tượng đào trộm mộ cổ nhưng đáng ngại là thực trạng này vẫn tiếp tục diễn ra. Một số địa phương còn thiếu lực lượng chuyên trách về bảo vệ di tích, thiếu kinh phí và công nghệ giám sát.
Theo ngành Văn hóa, bên cạnh việc pháp luật tăng chế tài xử phạt thì các địa phương lập danh mục và hồ sơ chi tiết về các di tích, cổ vật và mộ cổ. Tăng cường áp dụng công nghệ như GPS, camera giám sát để bảo vệ di tích; Phối hợp với cảnh sát và các tổ chức quốc tế để truy tìm, thu hồi cổ vật bị đánh cắp; Tham gia các công ước quốc tế như Công ước UNESCO về chống buôn lậu di sản văn hóa; Tăng mức phạt hành chính và hình sự đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt là các đối tượng tổ chức hoặc tiêu thụ cổ vật trái phép. Đưa các vụ việc điển hình ra xét xử công khai nhằm răn đe và giáo dục cộng đồng.
Một yếu tố quan trọng không thể thiếu là giáo dục ý thức cộng đồng. Người dân địa phương cần được phổ biến kiến thức về giá trị của di sản, được khuyến khích tố giác hành vi đào trộm, bảo vệ những chứng tích thiêng liêng của lịch sử.
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành tại Hà Nội và TP.HCM.
(PLM) - Năm 2025, đánh dấu 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và cũng là năm thứ 18 liên tiếp hành trình tri ân tháng Bảy được tiếp nối “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn”.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.
(PLM) - Tiếp tục chương trình Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 29/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Lý Minh Chinh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh, Hội nghị đã diễn ra 4 phiên thảo luận chuyên đề gồm: Công tác luật sư; công tác hòa giải; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp dân sự, thương mại và Đào tạo nhân lực pháp lý.
(PLM) - Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng dàn xe đầu kéo, kéo theo rơ moóc thùng chở cát, chở đá từ huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xuôi hướng về các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, có dấu hiệu quá tải lưu thông trên QL2.
(PLM) - Để làm tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là buôn bán các mặt hàng thực phẩm đông lạnh từ biên giới vào thị trường tỉnh Lào Cai, Lực lượng Biên phòng và Hải quan đã siết chặt kiểm tra , kiên quyết bắt giữ, xử lý các mặt hàng “cấm” qua cửa khẩu, qua đó đã ngăn chặn tuyệt đối hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng vận chuyển trái phép qua biên giới vào nội địa.
(PLM) - Ngày 28/6, tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất. Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hạ Vinh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì và phát biểu khai mạc.