Ba đại gia góp vốn nghìn tỷ
Sau 11 lần thay đổi giấy chứng nhận đầu tư, sở hữu Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL là 03 cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận chuyển nhượng 100% vốn góp tại công ty.
03 cá nhân đó là: Bà Dương Trương Thiên Lý (SN 1989, ngụ quận Bình Thạnh) nắm 78% vốn góp, bà Nguyễn Thị Kim Phượng (SN 1971, ngụ quận Bình Thạnh) nắm 21% vốn góp và ông Trần Ngọc Nhật nắm giữ 1% vốn góp.
Mới nhất, dự án Khu nghỉ mát Đà Lạt được bổ sung thêm dịch vụ lưu trú ngắn ngày, dịch vụ karaoke và hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài tại dự án khách sạn Dalat Palace.
Tổng mức đầu tư dự án thời điểm này tăng lên 875 tỷ đồng, gồm 848 tỷ đồng vốn góp của ba cá nhân nói trên và 27 tỷ đồng vốn vay.
Theo tìm hiểu, dự án Khu nghỉ mát Đà Lạt được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào tháng 8/1991, chủ đầu tư là Công ty TNHH Khu nghỉ mát Đà Lạt.
Theo chấp thuận đầu tư ban đầu, dự án Khu nghỉ mát Đà Lạt có quy mô sử dụng đất 71,5ha với tổng vốn đầu tư 842 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động dự án 50 năm, kể từ tháng 8/1991.
Chủ đầu tư được cho thuê đất để đầu tư cải tạo, nâng cấp các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi sân golf quốc tế 18 lỗ tại số 1 Phù Đổng Thiên Vương, thành phố Đà Lạt, khách sạn Dalat Palace, khách sạn DuParc Dalat, biệt thự số 27A và số 27B Trần Hưng Đạo, thành phố Đà Lạt.
Bên trong công trình tòa nhà câu lạc bộ golf không phép ở thành phố Đà Lạt.
Giai đoạn 2008-2011, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành hai quyết định cho Công ty Đà Lạt thuê đất để thực hiện dự án. Quy mô dự án cũng được điều chỉnh từ 71,5ha xuống còn 62,4ha. Trong đó, có 0,32ha là đất thương mại dịch vụ, 32,5ha đất sân golf và 29,6ha đất rừng phòng hộ nội ô.
Đến năm 2013, Công ty Đà Lạt bị thâu tóm bởi Công ty Danao Limited của doanh nhân người Thái Lan Yun Praset.
Theo giấy chứng nhận thay đổi lần thứ ba vào tháng 11/2013, 4 cá nhân được Danao Limited ủy quyền đại diện phần vốn góp tại Công ty Đà Lạt, gồm: Ông Yun Praset đại diện 32,451% vốn góp; ông Phan Đạo với 24,045% vốn góp; ông Ngô Quang Hùng 19,925% vốn góp và ông Dương Đình Khoa 24,579% vốn góp.
Sau khi Công ty Đà Lạt chuyển đổi thành Công ty Cổ phần (CTCP) Khu nghỉ mát Đà Lạt, rồi tiếp đó đổi tên thành CTCP Hoàng Gia ĐL như hiện nay, cơ cấu cổ đông của chủ đầu tư có nhiều thay đổi và dự án đã được điều chỉnh.
Liên tục xin điều chỉnh dự án, tăng vốn
Liên quan đến công trình tòa nhà câu lạc bộ golf thuộc dự án Khu nghỉ mát Đà Lạt, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) vi phạm xây dựng, UBND thành phố Đà Lạt vừa ban hành hai quyết định xử phạt CTCP Hoàng Gia ĐL với tổng số tiền 240 triệu đồng.
Cụ thể, UBND thành phố Đà Lạt xử phạt CTCP Hoàng Gia ĐL 130 triệu đồng về hành vi xây dựng sai phép với diện tích 3.300m2 và phạt 110 triệu đồng về hành vi xây dựng không phép diện tích 4.478m2.
Toàn cảnh sân golf giữa trung tâm thành phố Đà Lạt do CTCP Hoàng Gia ĐL làm chủ đầu tư.
Đánh giá về năng lực tài chính của CTCP Hoàng Gia ĐL vào tháng 9/2022, Sở Tài chính Lâm Đồng cho biết, vốn góp nhà đầu tư tại thời điểm ngày 31/12/2021 của doanh nghiệp này là 848 tỷ đồng.
Về vốn huy động, CTCP Hoàng Gia ĐL cho hay sẽ vay 3.352 tỷ đồng để thực hiện dự án. Thực tế, đến tháng 8/2022, chủ đầu tư này đã sử dụng 27,6 tỷ đồng để triển khai xây dựng.
Theo Sở Tài chính Lâm Đồng, để được điều chỉnh dự án Khu nghỉ mát Đà Lạt, CTCP Hoàng Gia ĐL phải đảm bảo huy động vốn thêm 3.324,4 tỷ đồng.
Tháng 9/2022, một ngân hàng đã có hai văn bản đồng ý xem xét cấp tín dụng cho CTCP Hoàng Gia ĐL lần lượt hạn mức 1.655 tỷ đồng và 1.670 tỷ đồng.
Trong đó, khoản tín dụng 1.670 tỷ đồng được cấp vào mục đích đầu tư xây dựng Khu nghỉ mát Đà Lạt và công viên giải trí chuyên đề, bãi đậu xe kết hợp trung tâm thương mại ngầm.
Đến tháng 2/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh dự án lần thứ 11 cho CTCP Hoàng Gia ĐL. Lúc này, tổng vốn đầu tư dự án là 2.050 tỷ đồng, gồm 848 tỷ đồng vốn góp và 1.202 tỷ đồng vốn vay.
Sau khi tòa nhà câu lạc bộ golf được bổ sung vào dự án, dù chỉ được cấp giấy phép xây dựng một hạng mục công trình mái vòm với quy mô 6.120m2 nhưng CTCP Hoàng Gia ĐL đã xây dựng vượt 3.300m2. Thậm chí, chủ đầu tư này còn xây dựng thêm công trình 4 tầng với diện tích không phép lên đến 4.478m2.
(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).
(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.