Không gọi là “Nghị quyết thí điểm” để phù hợp thông lệ quốc tế
Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, về hình thức văn bản và tên của Dự thảo Nghị quyết, một số ý kiến tán thành đề xuất tên gọi của Nghị quyết không có chữ “thí điểm” để bảo đảm sự chắc chắn cho văn bản đạt chuẩn theo quy định của OECD. Có ý kiến đề nghị coi Nghị quyết như một Luật thuế/Nghị quyết chính thức, không phải là thí điểm để bảo đảm tính ổn định. Có ý kiến đề nghị tên gọi của Nghị quyết phải là Nghị quyết thí điểm. Có ý kiến đề nghị sử dụng tên gọi khác cho Nghị quyết.
Về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, dự thảo Nghị quyết quy định về việc áp dụng thuế TTTC là những nội dung hoàn toàn mới, có nhiều quy định là khác, trái với các quy định hiện hành của Luật Thuế TNDN và một số luật liên quan khác. Vì vậy, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), đây là một Nghị quyết thí điểm và tên gọi của Nghị quyết nên có chữ “thí điểm”.
Tuy nhiên, để bảo đảm sự chắc chắn cho văn bản đạt chuẩn khi OECD hoặc các nước có quyền lợi liên quan thực hiện rà soát đồng cấp, UBTVQH đề nghị tên gọi của Nghị quyết không có chữ “thí điểm” nhưng được áp dụng như một Nghị quyết thí điểm để có cơ sở pháp lý cho việc áp dụng những quy định về chính sách mới, khác với các quy định của các luật, nghị quyết hiện hành. Đồng thời, đề nghị cho giữ tên gọi của Nghị quyết như dự thảo để thể hiện đúng tinh thần quy định của OECD và phù hợp thông lệ chung của các nước.
Sẽ sửa đổi Luật Thuế TNDN
Giải trình về phạm vi điều chỉnh, tiếp thu ý kiến đại biểu, UBTVQH cho rằng, cần nghiên cứu đưa quy định nội dung này vào Luật Thuế TNDN khi sửa đổi. Theo đó, giao Chính phủ khẩn trương xây dựng hồ sơ Dự án Luật Thuế TNDN (sửa đổi), bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (CTXDLPL) năm 2024 để có thể áp dụng từ năm tài chính 2025, đảm bảo giữ được quyền đánh thuế đối với các khoản thanh toán chịu thuế dưới mức tối thiểu của Việt Nam theo quy định về thuế TTTC.
Đối với quy định về tổ chức thực hiện, tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, để tránh khả năng Nghị quyết bị xem là “không đạt chuẩn” theo quy định của OECD; đồng thời, để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các quy định của dự thảo Nghị quyết, UBTVQH đã điều chỉnh lại nội dung quy định này và thể hiện tại khoản 2, Điều 8 của dự thảo Nghị quyết theo hướng: “Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật, nghị quyết khác của Quốc hội thì áp dụng quy định của Nghị quyết này”. Như vậy, các nhà đầu tư thuộc diện điều chỉnh sẽ bắt buộc phải nộp thuế TTTC tại Việt Nam và cũng có khả năng họ sẽ khiếu kiện trong trường hợp muốn nộp khoản thuế này về nước mẹ. Vì vậy, đồng thời với việc ban hành Nghị quyết này, đề nghị Chính phủ chủ động chuẩn bị và có các giải pháp, phương án xử lý hiệu quả, phù hợp trong trường hợp có thể xảy ra tranh chấp, khiếu kiện để bảo đảm môi trường đầu tư.
Có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung giao Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bảo đảm việc thực hiện Nghị quyết; xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai chính thức với các nội dung cụ thể, bao gồm cả các hoạt động hợp tác quốc tế đa phương với các nước và tổ chức bộ máy trong nước để bảo đảm năng lực thực hiện cho cơ quan thuế và người nộp thuế. Có ý kiến đề nghị sau khi ban hành Nghị quyết, Chính phủ cần khẩn trương nghiên cứu sửa Luật Thuế TNDN một cách đồng bộ để bảo đảm hiệu lực pháp lý.
Về nội dung này, UBTVQH xin tiếp thu ý kiến ĐBQH để bổ sung vào Điều 7 nội dung yêu cầu chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bảo đảm triển khai thực hiện Nghị quyết; đồng thời bổ sung vào Điều 8 nội dung yêu cầu sửa đổi đồng bộ Luật Thuế TNDN, gắn kết với vấn đề về thời hạn hiệu lực.
Tiếp thu, giải trình về kê khai nộp thuế và chế tài thực hiện: Có ý kiến cho rằng, dự thảo Nghị quyết chưa có các nội dung quy định về công tác quản lý thu nộp như cách thức kê khai, nơi nộp thuế, chế tài trong trường hợp các doanh nghiệp không thực hiện. Đề nghị cân nhắc bổ sung các nội dung này để bảo đảm rõ ràng trong thực hiện.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, UBTVQH đề nghị hoàn thiện dự thảo Nghị quyết theo hướng bổ sung vào Điều 6 nội dung về quản lý thuế và giao Chính phủ căn cứ các quy định về thuế TTTC (tại Điều 6) và Luật Quản lý thuế, quy định chi tiết về quản lý thuế đối với thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Đồng thời, đề nghị Chính phủ khẩn trương hoàn thiện nội dung dự thảo Nghị định để có thể sớm ban hành sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết, tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện.
Thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia
Về vấn đề môi trường đầu tư, một số ý kiến đề nghị Chính phủ đánh giá tổng thể về môi trường đầu tư khi thực hiện thuế TTTC để có các giải pháp về ưu đãi đầu tư phù hợp, giải quyết vướng mắc cho các nhà đầu tư hiện hành cũng như làm rõ về chế độ ưu đãi thuế đối với các nhà đầu tư mới sẽ vào Việt Nam. Một số ý kiến đề nghị làm rõ trường hợp doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam sau thời điểm Nghị quyết có hiệu lực thi hành thì áp dụng ưu đãi đầu tư về thuế theo quy định của Luật Thuế TNDN hay áp dụng thuế suất theo quy định của Nghị quyết. Tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đề nghị Chính phủ triển khai đánh giá một cách tổng thể hệ thống chính sách ưu đãi thuế hiện nay và khẩn trương xây dựng dự án sửa đổi, bổ sung Luật Thuế TNDN cùng với phương án điều chỉnh hệ thống thuế suất và ưu đãi thuế một cách phù hợp.
Nhiều ý kiến băn khoăn về vấn đề bảo đảm môi trường đầu tư và đề nghị Chính phủ khẩn trương có các giải pháp chính sách ưu đãi phù hợp khác để tiếp tục duy trì môi trường đầu tư khi thực hiện thuế TTTC. Một số ý kiến đề nghị có thể dùng khoản thu này để triển khai các hoạt động hỗ trợ khác ngoài thuế và cần sử dụng nguồn thu này một cách hợp lý, đúng mục đích là để thu hút, cải thiện môi trường đầu tư, như kinh nghiệm của Thái Lan và cần tính cho cả các doanh nghiệp trong nước.
Một số ý kiến đề nghị đưa vào Nghị quyết chung của kỳ họp nội dung thể hiện sự quan tâm của Quốc hội đối với quyền lợi của các nhà đầu tư bị ảnh hưởng khi thực hiện thuế TTTC; theo đó cần ban hành những chính sách hỗ trợ đầu tư mới, thay thế và bù đắp cho các ưu đãi thuế sẽ không còn tác dụng khi thực hiện thuế TTTC để các nhà đầu tư có thể yên tâm về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Có ý kiến đề nghị, chưa thông qua Nghị quyết này nếu chưa thông qua Nghị quyết về hỗ trợ đầu tư.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh khẳng định, ý kiến của các vị ĐBQH là rất xác đáng khi cho rằng, đồng thời với việc thực hiện thuế TTTC, cần thiết phải có những chính sách hỗ trợ đầu tư mới, thay thế cho các ưu đãi thuế sẽ không còn hiệu quả trên thực tế để các nhà đầu tư có thể yên tâm về môi trường đầu tư tại Việt Nam và thu hút được các nhà đầu tư lớn, chiến lược, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước. Điều này cũng phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 và Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới của Ban Chấp hành Trung ương.
Để có thể xử lý một cách phù hợp đối với vấn đề duy trì môi trường đầu tư khi thực hiện thuế TTTC, trong thời gian giữa hai đợt họp vừa qua, UBTVQH đã khẩn trương phối hợp với Chính phủ và các cơ quan liên quan để tìm kiếm và xác định phương án xử lý phù hợp. Ngày 15/11/2023, Chính phủ đã có Báo cáo số 45/BC-CP báo cáo về tình hình xây dựng dự thảo Nghị quyết thí điểm về chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, trong đó có kiến nghị việc thành lập một quỹ để thực hiện các biện pháp hỗ trợ đầu tư.
Căn cứ ý kiến của các vị ĐBQH, sau khi trao đổi, thống nhất với Chính phủ và căn cứ Báo cáo số 45/BC-CP của Chính phủ, UBTVQH xin Quốc hội cho phép không ban hành một Nghị quyết riêng về chính sách hỗ trợ đầu tư mà đưa vào Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 6 nội dung: “Đồng ý chủ trương, giao Chính phủ trong năm 2024 xây dựng dự thảo Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế tối thiểu toàn cầu và các nguồn hợp pháp khác để ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư, báo cáo UBTVQH cho ý kiến trước khi ban hành. Đồng thời, rà soát tổng thể để hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách, pháp luật về khuyến khích đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới”.
(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).
(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.