Thứ hai 10/02/2025 22:08
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Nội chính - Tư pháp | Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

(PLVN) - Sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sẽ kịp thời tháo gỡ vướng mắc, bất cập về thể chế đã được xác định là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, khơi thông các nguồn lực để đất nước phát triển đột phá, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Đó là nhận định của bà Đỗ Thị Việt Hà, Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang khi đánh giá về việc sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL lần này. Theo bà Việt Hà, việc sửa đổi toàn diện Luật này nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật và kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; thực hiện nghiêm túc quan điểm đổi mới tư duy xây dựng pháp luật đã được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước quán triệt trong thời gian qua.

Cùng với đó, góp phần bảo đảm đồng bộ, thống nhất, phù hợp với những thay đổi trong cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tạo khuôn khổ pháp lý kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về thể chế đã được xác định là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, khơi thông các nguồn lực để đất nước phát triển đột phá, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc, bảo đảm hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Việc sửa đổi Luật cũng là để kịp thời thể chế hóa Kết luận số 119-KL/TW ngày 20/01/2025 của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị đồng ý thông qua chủ trương thực hiện Đề án đổi mới quy trình xây dựng pháp luật bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả do Đảng đoàn Quốc hội phối hợp cùng với Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng trình; góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành VBQPPL đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Dự án Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 tháng 02/2025 theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Qua theo dõi quá trình xây dựng dự thảo Luật, Giám đốc Sở Tư pháp Bắc Giang Đỗ Thị Việt Hà cho rằng Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo đã có sự cố gắng, nỗ lực rất lớn trong việc chuẩn bị hồ sơ dự án Luật bảo đảm đầy đủ thành phần tài liệu theo quy định và gửi hồ sơ đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đúng thời hạn như yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các tài liệu trong hồ sơ được chuẩn bị công phu, đặc biệt Tờ trình thuyết minh rất cụ thể, rõ ràng các vấn đề, thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ và tinh thần trách nhiệm cao của cơ quan chủ trì soạn thảo.

“Với tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”, để đáp ứng yêu cầu, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về việc trình dự án Luật để Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn ra từ ngày 12/2/2025 đến 18/02/2025, quá trình chuẩn bị dự án Luật thời gian qua được các cơ quan thực hiện rất khẩn trương, mặc dù được xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn nhưng vẫn cơ bản đầy đủ các bước như quy trình thông thường. Cơ quan chủ trì soạn thảo cũng đã tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ công chức trực tiếp làm công tác xây dựng pháp luật tại các tổ chức pháp chế Bộ, ngành để nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật; việc thẩm định và tiếp thu ý kiến thẩm định cũng được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc”, bà Hà đánh giá.

Bên cạnh đó, việc soạn thảo dự án Luật này đã tiếp cận và thực hiện ngay một số bước, cách làm của quy trình mới. Theo đó, cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra ngay từ sớm và trong suốt quá trình soạn thảo để trao đổi, thảo luận, thống nhất bố cục, đề cương, quan điểm sửa đổi, bám sát Kết luận và ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị để đề xuất, cùng thiết kế, chỉnh lý, hoàn thiện các nội dung của dự thảo Luật.

Về nội dung, dự thảo Luật đã tiếp tục quán triệt, bám sát yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, cụ thể là xây dựng luật ngắn gọn, chỉ quy định những vấn đề khung, vấn đề mang tính nguyên tắc, thuộc thẩm quyền của Quốc hội, những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên thì giao Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành. Theo đó, ngoài một số quy định chung, dự thảo Luật quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL của Chủ tịch nước, Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng Kiểm toán Nhà nước và VBQPPL liên tịch; đồng thời, giao Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương.

Dự thảo Luật đã thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; quan điểm đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, nhất là kịp thời thể chế hóa Kết luận số 119-KL/TW của Bộ Chính trị. Theo đó, quy trình xây dựng pháp luật được đổi mới, trọng tâm là quy trình xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội có những thay đổi lớn theo hướng phân định rõ quy trình chính sách và quy trình soạn thảo, đẩy nhanh tiến độ xem xét, thông qua, đề cao trách nhiệm của các chủ thể trong quy trình lập pháp, đặc biệt là phát huy cao độ vai trò, trách nhiệm của Chính phủ, của cơ quan trình dự án. Việc quy định cơ quan trình dự án có trách nhiệm chủ trì nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, nghị quyết sẽ tăng cường vai trò của cơ quan trình trong việc chịu trách nhiệm đến cùng đối với dự án do mình trình; đồng thời, đề cao trách nhiệm của cơ quan thẩm tra trong việc phối hợp tiếp thu, chỉnh lý, có ý kiến và phản biện đến cùng để góp phần nâng cao chất lượng của văn bản; Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm xem xét, cho ý kiến kỹ lưỡng để bảo đảm chất lượng của dự thảo luật, nghị quyết trước khi trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua.

Dự án luật sẽ được trình thường xuyên, liên tục trong năm

Các đại biểu tại một Phiên họp của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Các đại biểu tại một Phiên họp của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Về xây dựng, triển khai thực hiện chương trình lập pháp hằng năm, dự thảo Luật quy định thẩm quyền quyết định Chương trình lập pháp hằng năm sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đảm nhiệm.

Trình tự, thủ tục lập Chương trình sẽ đơn giản, gồm 03 bước.

Bước 1: Đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết: căn cứ định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội và yêu cầu giải quyết vấn đề bất cập phát sinh từ thực tiễn (nếu có), các cơ quan đề xuất đưa các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết vào Chương trình. Hồ sơ đề xuất đơn giản, chỉ có tờ trình, trong đó nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; các vấn đề cụ thể để xử lý mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập có nguyên nhân từ pháp luật; vấn đề mới, xu hướng mới và các nội dung cần thiết khác (nếu có); thời gian dự kiến trình và thông qua.

Bước 2: Rà soát, đề xuất ý kiến về dự kiến chương trình: Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp chủ trì, phối hợp cơ quan trình, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội rà soát, đề xuất ý kiến về dự kiến chương trình hằng năm, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bước 3: Xem xét, thông qua chương trình: Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp xem xét, thông qua nghị quyết về chương trình lập pháp hằng năm (nêu rõ tên luật, pháp lệnh, nghị quyết; cơ quan trình và thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua).

Về thời điểm gửi đề xuất và thời điểm thông qua chương trình lập pháp hằng năm, dự thảo Luật quy định chậm nhất ngày 01 tháng 8 của năm trước, đề xuất phải được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để lập dự kiến chương trình lập pháp của năm tiếp theo. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chương trình lập pháp năm tiếp theo trước ngày 01 tháng 10 hằng năm.

Quy định này sẽ bảo đảm khoảng thời gian hợp lý để các cơ quan chủ động chuẩn bị dự án luật và trình. Theo đó, các cơ quan sẽ có khoảng từ 8 tháng đến 12 tháng để hoàn thành việc xây dựng chính sách, soạn thảo và trình dự án luật để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, quyết định đưa vào kỳ họp chính thức của Quốc hội. Việc trình các dự án luật sẽ thực hiện thường xuyên, liên tục, bất kể thời điểm nào trong năm, khi các cơ quan đã chuẩn bị kỹ lưỡng.

K.Quy

(baophapluat.vn)
Tin bài khác
Hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp hàng đầu đất nước

Hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp hàng đầu đất nước

Sáng 10/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững trong kỷ nguyên mới.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mới ký Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.
Mùa xuân và dòng chảy đột phá khoa học và công nghệ

Mùa xuân và dòng chảy đột phá khoa học và công nghệ

(PLVN) - Năm 2025, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định ưu tiên hoàn thiện chính sách, mục tiêu tạo hành lang thông thoáng, đột phá trong khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Niềm vui trước cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín của đất nước

Niềm vui trước cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín của đất nước

(PLVN) - Từ mùa xuân năm 1930, con đường cách mạng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã bắt đầu một hành trình đầy gian lao nhưng cũng rất đỗi tự hào. 95 năm trôi qua, chúng ta nhìn lại với niềm hân hoan trước cơ đồ vững chãi, tiềm lực mạnh mẽ, vị thế ngày càng nâng cao và uy tín vượt trội của đất nước trên trường quốc tế.
Tâm thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2025

Tâm thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2025

(PLVN) - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, từ ngày 3/2 (mùng 6 Tết Âm lịch), các công chức, viên chức, người lao động đã quay trở lại làm việc với tinh thần phấn khởi, khí thế hăng say lao động. Điều này cho thấy nỗ lực bảo đảm việc trở lại làm việc bình thường ngay sau đợt nghỉ Tết đã được thực hiện tốt, tạo tiền đề vững chắc để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác năm 2025.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57:

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57: 'Khoán 10' trong kỷ nguyên vươn mình

(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN,ĐMST), chuyển đổi số yêu cầu phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách. Trong năm 2025, càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách, tháo gỡ hết các “điểm nghẽn”, rào cản để phát triển KH,CN,ĐMST và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm…
Vai trò, định hướng phát triển của Bộ, ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Vai trò, định hướng phát triển của Bộ, ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

(PLVN) - Trong suốt hành trình 80 năm xây dựng và phát triển, Bộ, ngành Tư pháp luôn thể hiện được vai trò quan trọng trong tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các quyết sách trọng đại, giúp đất nước ổn định, phát triển. Đây là nhận định trong bài viết "Vai trò, định hướng phát triển của Bộ, ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới" của TS. Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp mới đây. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Bộ trưởng.
Chuyển đổi số -

Chuyển đổi số - 'chìa khóa vàng' hiện thực hóa khát vọng phát triển

(PLVN) - “Chúng ta có niềm tin mạnh mẽ rằng đột phá trong khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ là “chìa khóa” đưa đất nước tiến xa trên con đường hiện thực hóa khát vọng phát triển”.
7 đổi mới quan trọng, đột phá về quy trình xây dựng pháp luật

7 đổi mới quan trọng, đột phá về quy trình xây dựng pháp luật

(PLVN) -Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) lần này tập trung quy định 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật.
Thủ tướng: Chuyển từ

Thủ tướng: Chuyển từ 'xin - cho' sang chủ động phục vụ dịch vụ công với người dân, doanh nghiệp

Kết luận phiên họp về chuyển đổi số vào chiều 6/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuyển trạng thái từ "xin - cho" cung cấp dịch vụ công sang trạng thái "chủ động" phục vụ, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.
Lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương khóa XIII sau khi tinh gọn

Lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương khóa XIII sau khi tinh gọn

Lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương khóa XIII sau khi tinh gọn
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Giang

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Giang

Sáng 6/2, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Tỉnh Hà Giang.
Hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp hàng đầu đất nước

Hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp hàng đầu đất nước

Sáng 10/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững trong kỷ nguyên mới.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mới ký Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.
Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

(PLVN) - Sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sẽ kịp thời tháo gỡ vướng mắc, bất cập về thể chế đã được xác định là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, khơi thông các nguồn lực để đất nước phát triển đột phá, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Đình chỉ công tác cán bộ CSGT xưng hô mày, tao với người vi phạm

Đình chỉ công tác cán bộ CSGT xưng hô mày, tao với người vi phạm

Một cán bộ CSGT Công an TP HCM vừa bị đình chỉ công tác liên quan đến việc xưng hô mày tao với người vi phạm.
Bắt tạm giam Chủ tịch UBND huyện Long Thành Lê Văn Tiếp

Bắt tạm giam Chủ tịch UBND huyện Long Thành Lê Văn Tiếp

Công an Đồng Nai đã bắt giam ông Lê Văn Tiếp, Chủ tịch UBND huyện Long Thành, để điều tra sai phạm về bồi thường, thu hồi đất dự án Sân bay Long Thành.
Giả danh bác sĩ, chiếm đoạt tiền của hơn 2.500 người qua chương trình 'Hồ sơ vàng'

Giả danh bác sĩ, chiếm đoạt tiền của hơn 2.500 người qua chương trình 'Hồ sơ vàng'

(PLVN) - Đưa ra thông tin gian dối, giả danh bác sĩ, chiếm đoạt tiền của hơn 2.500 người thông qua chương trình “Hồ sơ vàng”, 16 người bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”…
Đầu xuân về hội làng Triều Khúc xem "con đĩ đánh bồng"

Đầu xuân về hội làng Triều Khúc xem "con đĩ đánh bồng"

(PLM) - Hàng năm, cứ từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Điểm nhấn của Lễ hội làng Triều Khúc chính là điệu múa dân gian truyền thống có một không hai "con đĩ đánh bồng".

Người dân đội mưa, rét để mua vàng ngày vía Thần tài

Người dân đội mưa, rét để mua vàng ngày vía Thần tài

(PLM) - Theo ghi nhận của phóng viên báo Pháp luật Việt Nam ngay từ sáng sớm ngày 7.2 tức ngày 10 tháng riêng năm Ất Tỵ, mặc dù trời mưa, rét nhưng tuyến phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có rất đông người dân đến mua vàng ngày vía Thần tài.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì hội nghị chỉnh lý dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì hội nghị chỉnh lý dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

(PLM) - Chiều 6/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì làm việc với các đơn vị về chỉnh lý dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 42. Cùng dự có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Trung Thành và Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Trần Thị Kim Nhung.

Dịch cúm A “đe dọa” người có có bệnh lý nền

Dịch cúm A “đe dọa” người có có bệnh lý nền

(PLM) - Sau Tết Nguyên đán, số lượng người mắc Cúm A ngày càng tăng cao, nhiều bệnh nhân trở nặng, phải nhập viện thở máy, chạy Ecmo, lọc máu, cảnh báo đỏ đối với những người có bệnh lý nền.

Hơn 327.000 vi phạm giao thông trong tháng đầu áp dụng Nghị định 168

Hơn 327.000 vi phạm giao thông trong tháng đầu áp dụng Nghị định 168

(PLM) - Ngày 6/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết sau một tháng thực hiện Nghị định 168/2024, cảnh sát đã xử lý hơn 327.300 trường hợp vi phạm, tước hơn 27.800 giấy phép lái xe, trừ điểm hơn 28.700 giấy phép, tạm giữ hơn 1.800 ôtô, hơn 93.700 môtô.

Xin chữ đầu Xuân: Gìn giữ nét đẹp truyền thống

Xin chữ đầu Xuân: Gìn giữ nét đẹp truyền thống

(PLM) - Xin chữ là một phong tục, một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến Xuân về. Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.

Năm 2025 sẽ “mạnh tay” xử lý 6 nhóm vi phạm về giao thông

Năm 2025 sẽ “mạnh tay” xử lý 6 nhóm vi phạm về giao thông

(PLM) - Chiều 4/2, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết đã ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý theo các chuyên đề trong năm 2025. Theo đó, Cảnh sát Giao thông toàn quốc sẽ tập trung xử lý 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt.

Du học sinh tại Nhật Bản giữ lửa Tết Việt nơi đất khách

Du học sinh tại Nhật Bản giữ lửa Tết Việt nơi đất khách

(PLM) - Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Anh Nguyễn Hữu Minh Sang, du học sinh năm thứ 3 tại Đại học Tsukuba, đã cùng Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Tsukuba, tổ chức Tiệc Tết 2025. Sự kiện thu hút đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại địa phương.

Chủ động đón dòng phương tiện đổ về các tuyến cửa ngõ trong đêm cuối nghỉ Tết

Chủ động đón dòng phương tiện đổ về các tuyến cửa ngõ trong đêm cuối nghỉ Tết

(PLM) - Trong đêm và rạng sáng 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) là thời điểm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày, nhiều người dân đã chọn phương án lên Hà Nội sớm để tránh tắc đường nên lượng phương tiện đã gia tăng tại các tuyến cao tốc, khu vực ngoại ô… Lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hà Nội đã chủ động các phương án phân luồng từ xa không để xảy ra ùn tắc theo đúng kế hoạch phối hợp.

Ngày mồng 4 Tết, xử lý hơn 5.700 trường hợp vi phạm giao thông

Ngày mồng 4 Tết, xử lý hơn 5.700 trường hợp vi phạm giao thông

(PLM) - Ngày 01-2 (tức mồng 4 Tết), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, toàn quốc đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 5.702 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18 tỷ 033 triệu đồng; tạm giữ 41 xe ô tô, 2.575 xe mô tô, 38 phương tiện khác; tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 879 trường hợp.