1 năm qua, trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Võ Văn Thưởng không ngừng nỗ lực, tâm huyết và trách nhiệm với lời hứa của mình. Chủ tịch nước đã dành nhiều thời gian để đến với người dân nghèo, đến với các hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Quan tâm, thương yêu người dân nghèo
Đến dự và phát biểu tại Lễ phát động ủng hộ xây dựng nhà Đại đoàn kết tặng người nghèo tỉnh Điện Biên do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc phát động vào tháng 5/2023 là một trong những hoạt động đầu tiên hướng về người nghèo của đồng chí Võ Văn Thưởng trên cương vị Chủ tịch nước.
Cả nước đang hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, so với mặt bằng cả nước, Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc vẫn còn nhiều khó khăn, hạ tầng chưa đồng bộ, hàng vạn hộ nghèo vẫn phải sống trong những căn nhà tạm, dột nát, một bộ phận nhân dân còn thiếu dịch vụ cơ bản như nước sạch, điện chiếu sáng, trường học, khám, chữa bệnh...
Trăn trở với thực trạng nêu trên, Chủ tịch nước cho rằng, công tác chăm lo cho gia đình có công với nước cần được các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm cụ thể, thiết thực hơn nữa bằng hành động cụ thể. “Việc quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát, các hộ nghèo có nhà ở an toàn, ổn định... là việc làm đẹp, thể hiện tinh thần nhân văn, nhân ái, giúp đỡ, tiếp sức thiết thực, vừa là trách nhiệm, vừa là sự tri ân chân thành đối với đồng bào các dân tộc trên vùng đất mà trước kia bà con đã dành sự hy sinh, cống hiến lớn lao, đóng góp sức người, sức của, không tiếc máu xương cho Tổ quốc...”, Chủ tịch nước nói.
Gần đây nhất, những ngày tháng trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn của dân tộc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã thực hiện nhiều chuyến công tác để chúc Tết, tặng quà Tết người nghèo, gia đình chính sách ở nhiều vùng. Dự Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, trò chuyện với người dân và bộ đội biên phòng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nói: Hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, “Thầy thuốc quân hàm xanh”, “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Cán bộ tăng cường xã quân hàm xanh” ngày càng trở nên thân quen và gần gũi trong tình cảm của người dân biên giới và nhân dân cả nước. Căn nhà mới, con bò giống, túi quà, cân gạo, chiếc bánh chưng, bánh tét… đến với đồng bào trong dịp Tết cổ truyền là những món quà ý nghĩa, sự quan tâm, động viên thiết thực, ấm tình quân dân, chan chứa nghĩa tình.
Trong các chuyến công tác của mình đến với các địa phương, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng luôn dành thời gian để tiếp xúc, gặp mặt, trò chuyện với người dân tại làng, xóm, khu dân cư. Ở nơi đó, không có những câu hỏi xã giao, không có gặp mặt chớp nhoáng, mà luôn có tình cảm trân trọng, sự lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người dân về cuộc sống. Chủ tịch nước quan tâm, hỏi thăm sinh hoạt, lao động ngoài khơi của ngư dân khi đánh bắt xa bờ, nhắc nhở ngư dân giữ gìn sức khỏe để vượt qua mưa bão. Chủ tịch nước hỏi thăm về đường giao thông, về việc đi lại, về những mong muốn của bà con nơi miền núi, vùng sâu, vùng xa...
Nhân kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng về dự, chung vui với bà con các dân tộc thôn Xây Dựng, xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân. Suối Trai là xã vùng cao thuộc huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa hơn 50 km. Nơi đây có cộng đồng dân tộc Ê Đê sinh sống với các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống giàu bản sắc, con người chân thành và mến khách. Nhân dân toàn xã sống bằng nghề nông, chủ yếu là cây mía, cây sắn (mì) là chủ lực.
Sau khi lắng nghe ý kiến của nhân dân, Chủ tịch nước cho rằng, với tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu với nhân dân xã Suối Trai là đoàn kết để xóa đói, giảm nghèo bền vững; tích cực chăn nuôi gia súc, gia cầm... Chủ tịch nước cũng mong muốn bà con quan tâm, dành nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sự nghiệp học hành của con em bởi học tập vẫn là con đường để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ngày 5/9, ngày khai giảng năm học mới 2023-2024 của hơn 22 triệu học sinh trên cả nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến với Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai để chúc mừng, động viên thầy, cô giáo và học sinh. Tại đây, trăn trở về con đường vươn lên của vùng đất Tây Nguyên anh hùng nhưng cũng còn không ít khó khăn, Chủ tịch nước nêu ý kiến: Nếu làm tốt công tác giáo dục, đào tạo cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, chúng ta sẽ tạo ra nền tảng tốt đẹp, căn cơ, vững chắc cho việc thực hiện các nhiệm vụ khác... Lưu ý đặc thù của học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Chủ tịch nước đề nghị trường và các cô giáo, thầy giáo phải rất coi trọng đổi mới phương pháp giảng dạy; phải kiên trì, bền bỉ, chắc chắn, có phương pháp sư phạm phù hợp từng lớp học, từng lứa tuổi, thậm chí với từng học sinh.
Tình cảm sâu sắc, trách nhiệm với cuộc sống của người dân nghèo được người đứng đầu Nhà nước thể hiện bằng những hành động và chuyến công tác cụ thể. Ngay trong dịp Tết Dương lịch 2024, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dành những ngày nghỉ để về dự lễ khánh thành, bàn giao 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết” tặng người nghèo tỉnh Hậu Giang và dự tổng kết công tác vận động, hỗ trợ xây dựng, trao 1.200 căn nhà tặng người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng...
Trách nhiệm nơi đảo xa
Hệ thống đảo và quần đảo của nước ta có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng với kinh tế-xã hội, nhất là kinh tế biển với các ngành: Vận tải, đóng tàu, ngư nghiệp và nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản, du lịch, thể thao, nghỉ dưỡng. Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh. Biển, đảo nước ta còn là không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định nhiều mục tiêu, chủ trương quan trọng, trong đó nhấn mạnh: Các đảo có người dân sinh sống có hạ tầng kinh tế-xã hội cơ bản đầy đủ, đặc biệt là điện, nước ngọt, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục... Nâng cao đời sống, bảo đảm an ninh, an toàn cho dân cư vùng ven biển, trên đảo và những người lao động trên biển; chú trọng phát triển các thiết chế văn hóa cho cộng đồng dân cư biển và ven biển...
Trong 1 năm qua, với cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Võ Văn Thưởng đã 4 lần đến với các hòn đảo của Tổ quốc: Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Thổ Châu (Kiên Giang) và Cô Tô (Quảng Ninh). Có những chuyến đi gặp thời tiết không thuận lợi, nhưng Chủ tịch nước vẫn giữ nguyên lịch trình đến với người dân để gặp và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con.
Đến thăm, tặng quà, động viên quân và dân xã đảo Thổ Châu, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - xã đảo tiền tiêu xa nhất phía Tây Nam của Tổ quốc, Chủ tịch nước đặc biệt quan tâm các giải pháp hỗ trợ việc học hành của các cháu nhỏ, bởi địa bàn xã chưa có trường trung học phổ thông, chưa triển khai mô hình y tế quân dân y kết hợp để chăm lo tốt hơn sức khỏe người dân. Bên cạnh đó, người dân xã đảo Thổ Châu đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là nguồn hải sản ngày càng cạn kiệt; giá cả hàng hóa tiêu dùng cao do chủ yếu phải nhập từ đất liền, đi lại khó khăn khi 5 ngày mới có một chuyến tàu ra đảo...
Gặp mặt, nói chuyện với Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bày tỏ xúc động khi thăm lại huyện đảo, chứng kiến những đổi thay vượt bậc của diện mạo nơi đây so với hơn 10 năm trước, khi Chủ tịch nước ra thăm đảo. Từ một huyện đảo nghèo, còn nhiều khó khăn, thiếu hạ tầng quan trọng thiết yếu cho dân sinh, như điện, nước, đường giao thông, 85% số người dân là hộ nghèo; đến nay, Cô Tô đã trở thành huyện đảo phát triển, giao thông nội vùng thuận lợi và kết nối giữa đảo với đất liền dễ dàng, thông suốt.
Trong chuyến công tác tại Côn Đảo, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Đoàn công tác đã dự Lễ khởi công Trung tâm Y tế Quân dân y và chứng kiến Lễ khánh thành Cảng tàu khách Côn Đảo. Đây là những công trình hạ tầng kinh tế-xã hội và dân sinh quan trọng phục vụ người dân, du khách, hướng đến mục tiêu phát triển Côn Đảo đồng bộ, toàn diện hơn.
Tại huyện đảo Phú Quý, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ra tận âu tàu để gặp mặt, trò chuyện, ân cần thăm hỏi tình hình đời sống, việc khai thác, đánh bắt hải sản; đồng thời căn dặn bà con luôn chú ý bảo đảm an toàn, hoạt động đúng ngư trường được phép; tuân thủ nghiêm các quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam về khai thác hải sản, chú trọng phòng tránh sự cố trong mùa mưa bão...
Dù là ở các xã miền núi hay hải đảo xa xôi, người dân luôn đón chào Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với tình cảm trân trọng, chân thành và yêu mến. Những cái nắm tay thật chặt, những ánh mắt tin tưởng và yêu thương của người dân dành cho người đứng đầu Nhà nước đã làm lan tỏa tình cảm tốt đẹp và giản dị. Quan trọng hơn, những câu chuyện về cuộc sống của người dân nghèo, của những ngư dân nơi đảo xa... đã luôn được Chủ tịch nước ghi nhận, tiếp thu và trả lời, giải đáp ngay tại buổi làm việc sau đó với chính quyền các địa phương.
(PLM) - Chiều ngày 17.7 tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam và Cục Quản lý Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án”. Tham dự lễ trao giải có sự góp mặt của đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng uỷ Bộ Tư pháp, Đồng chí Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp, đồng chí Nguyễn Thắng Lợi – Cục Trưởng Cục Quản lý Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, TS Vũ Hoài Nam – Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Thực hiện Kế hoạch phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự (nay là Cục Quản lý thi hành án dân sự) và Báo Pháp luật Việt Nam, nhằm hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI và Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS). Ngày 26/10/2024, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự đã phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Chiều 16/7, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025, tổng kết công tác năm học 2024 – 2025, triển khai công tác năm học 2025 – 2026 và 6 tháng cuối năm 2025. Chủ trì Hội nghị có TS. Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Tô Văn Hòa, Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng các đồng chí Phó Hiệu trưởng nhà trường, lãnh đạo các phòng, khoa, đơn vị thuộc trường và toàn thể viên chức, người lao động nhà trường.
(PLM) - Thời gian qua, tại khu vực cầu Đô Lương và dọc tuyến Quốc lộ 7A đoạn qua địa bàn xã Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang xuất hiện tình trạng nhiều xe chở cát ướt trong quá trình di chuyển khiến nước vương vãi trên đường, đi đến đâu thì cuốn bụi mù mịt đến đó ảnh hưởng tới người đi đường và phương tiện cùng lưu thông. Đáng chú ý, các xe chở cát có dấu hiệu quá tải này đang đe dọa giới hạn tải trọng của cầu Đô Lương.
(PLM) Liên quan đến bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 của TAND huyện Lạng Giang và bản án số 82/2021/DS-PT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ nay là tỉnh Bắc Ninh, ngày 20/12/2024 và ngày 12.3.2025 Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang cũ trước đây nay là phòng Thi hành án dân sự khu vưc 4 – tỉnh Bắc Ninh đã 2 lần có công văn gửi Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ đề nghị giải thích bản án. Ngày 9/6/2025, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang đã có công văn số 982 gửi Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xem xét lại bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 TAND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và bản án số 82/2021/DSPT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang theo thủ tục tái thẩm. Bởi theo Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang văn bản số 80 của ngày 19/5/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Giang với nội dung giữ nguyên phần quyết định của bản án đã tuyên và đề nghị đơn vị này căn cứ vào 2 bản án đã tuyên để tiếp tục thi hành theo quy định của pháp luật mà không giải thích về việc bản án của toà án tuyên không đúng với diện tích đất và thửa đất. Do đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang không thể tổ chức thi hành án được.
(PLM) Tuyến phố Vọng Đức, thuộc phường Cửa Nam, TP Hà Nội tối ngày 13.7 nhiều hàng quán kinh doanh dưới lòng đường cùng với đó xe máy, ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, biển quảng cáo rao vặt được treo có dấu hiệu chưa đúng quy định, gây mất mỹ quan đô thị. Theo phản ánh của người dân tình trạng này diễn ra thường xuyên liên tục nhất là giờ cao điểm buổi trưa và buổi tối, khiến giao thông đi lại tại khu vực gặp nhiều khó khăn.
(PLM) - Với phương châm “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”, Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tổ chức phiên Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030 diễn ra từ ngày 13/7 đến 14/7, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một giai đoạn phát triển mới.
(PLM) Chiều ngày 11 tháng 7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của Pháp luật. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Bộ Tư pháp và trực tuyến tại ba mươi tư tỉnh, thành phố trên cả nước.
(PLVN) Thời gian gần đây trên tuyến đường Khuất Duy Tiến và đường Tố Hữu tình trạng phương tiện đi lên vỉa hè tái diễn, nhất là vào giờ cao điểm. Mặc dù, mức xử phạt theo Nghị định 168 đối với hành vi vi phạm này đã tăng cao, thế nhưng nhiều người vẫn bất chấp các quy định của pháp luật, cố tình điều khiển phương tiện lấn chiếm lối đi của người đi bộ.
(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.