“Kỳ họp mang tính lịch sử”
Phát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Lệ nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 22 diễn ra trong thời điểm TP cùng cả nước tập trung các nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa quan trọng của đất nước với tinh thần chủ động, linh hoạt để thực hiện nhiệm vụ chính trị của TP.
Tại Kỳ họp, các đại biểu cũng đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định chi đặc thù cho các hoạt động nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Nghị quyết nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm trọn vẹn tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, thể hiện sự tri ân sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP với các thế hệ đi trước đã đóng góp, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Các đại biểu cũng thông qua Nghị quyết bãi bỏ Nghị quyết 01/2025/NQ-HĐND về chế độ hỗ trợ thêm với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và sắp xếp ĐVHC các cấp.
Thông qua Nghị quyết thành lập Sở Xây dựng TP; đổi tên Sở TN&MT thành Sở NN&MT. Thông qua Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2025, trong đó thống nhất phân bổ hơn 16.487 tỷ đồng vốn dự phòng ngân sách địa phương và bố trí 1.368 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương cho dự án trọng điểm...
“Có thể nói kỳ họp lần này là kỳ họp mang tính lịch sử, các đại biểu HĐND TP thảo luận quyết định các nghị quyết để bảo đảm theo quy định của Trung ương về tiến độ sắp xếp bộ máy các ĐVHC các cấp và đáp ứng yêu cầu cấp thiết theo tình hình thực tiễn của TP. Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các chính sách, phát huy nguồn lực, cùng TP thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế năm 2025 đạt trên hai con số; xem xét cho ý kiến để quyết nghị một số nội dung quan trọng, cấp bách”, bà Lệ nêu rõ.
Tại Kỳ họp, các đại biểu đã thảo luận, phân tích, đánh giá toàn diện những nội dung UBND TP trình và thông qua 17 Nghị quyết liên quan các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, văn hóa xã hội, đô thị, pháp chế, đặc biệt là Nghị quyết về chủ trương sắp xếp các ĐVHC cấp xã… góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý để UBND TP chỉ đạo tổ chức, triển khai thực hiện nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2025 đã đề ra.
Quá trình thảo luận, HĐND TP tán thành chủ trương hợp nhất 3 địa phương gồm: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TP HCM thành một ĐVHC cấp tỉnh, lấy tên là TP HCM. Trung tâm chính trị - hành chính của ĐVHC mới tại số 86, đường Lê Thánh Tôn, quận 1, TP HCM hiện nay.
Đây là bước cụ thể hóa chủ trương lớn của Trung ương về việc sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế vùng và liên kết phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương trọng điểm phía Nam.
Bảo tồn, tôn vinh tên gọi lịch sử Sài Gòn
Tại Kỳ họp, HĐND TP cũng tán thành chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã của TP, từ 273 ĐVHC cấp xã sẽ được sắp xếp thành 102 ĐVHC mới, trong đó có phường Sài Gòn, Thủ Đức, Chợ Lớn, Củ Chi, Gia Định…
Cụ thể, tại Thủ Đức, nhập các phường Bình Thọ, Linh Chiểu, Trường Thọ, cùng một phần Linh Đông và Linh Tây thành phường Thủ Đức; tại quận 1, nhập phường Bến Nghé và một phần của phường Đa Kao, một phần của phường Nguyễn Thái Bình thành phường Sài Gòn; tại quận 5, nhập các phường 11, 12, 13 và phường 14 thành phường Chợ Lớn; tại huyện Củ Chi, nhập các xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội và xã Phước Vĩnh An thành xã Củ Chi...
![]() |
Việc sắp xếp ĐVHC nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực. (Ảnh trong bài: T.Giang) |
“Với nhiều người Việt Nam, dù đi đâu, ở đâu đều nhớ Sài Gòn không chỉ là tên gọi. Có một phường mang tên Sài Gòn không chỉ để nhắc, để nhớ, tôn vinh di sản lịch sử, mà còn là một điểm nhấn văn hóa thu hút du khách gần xa, đặc biệt khi Sài Gòn được biết đến rộng rãi trên bản đồ du lịch quốc tế sẽ góp phần quan trọng xây dựng thương hiệu TP HCM”, bà Lệ nói.
Trước đó, các quận, huyện cũng đã lắng nghe, tiếp thu ý kiến của Nhân dân để có các quyết định hợp lòng dân, đặc biệt có ý tưởng đặt tên Sài Gòn tại một phường trung tâm TP, nơi tập trung nhiều công trình biểu tượng. Đây là cách để bảo tồn, tôn vinh tên gọi lịch sử, vốn là biểu tượng của TP HCM. Vì Sài Gòn xuất hiện từ thế kỷ 17 gắn liền với sự hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, mang dấu ấn của thời kỳ người Việt mở cõi…
Chủ tịch HĐND Nguyễn Thị Lệ khẳng định, sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực, mở rộng không gian để quy hoạch đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
Trước đó, tại họp báo kinh tế - xã hội do UBND TP HCM tổ chức, Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, khi sáp nhập tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP HCM, TP HCM mới sẽ có 168 phường, xã, vẫn giữ nguyên các ĐVHC Thạnh An và Côn Đảo.
Sở Nội vụ TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã tổ chức cuộc họp để trao đổi, thống nhất, rà soát các ranh ĐVHC của các khu vực ranh chồng lấn nhằm phối hợp, phân tách và sắp xếp phường xã mới của TP HCM mới thống nhất, tương đồng tạo dư địa phát triển, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng, gần dân sát dân.
Đến nay 168 phường, xã đều đã rà soát tránh việc trùng lắp tên gọi và bất cập ở những khu vực giáp ranh. Ba địa phương cũng đã trao đổi phương án về sử dụng tài sản công, bố trí trụ sở hành chính, bố trí nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm tính phù hợp.
Dự kiến sẽ bố trí trụ sở chính trị - hành chính tại TP HCM và có thêm 2 cơ sở tại tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để ổn định bộ máy thời kỳ đầu sắp xếp. Sau đó, trong quá trình thực hiện sẽ nghiên cứu, đề xuất các phương án phù hợp.
Ưu tiên hàng đầu là tạo điều kiện và giảm thiểu tác động đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, giữ lại nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp tục bồi dưỡng, tạo điều kiện phát huy năng lực. Nhã An
Nguyễn Trường Giang
(PLM) - Chiều 20/7, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo thông tin về vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long xảy ra chiều 19/7, khiến hàng chục người thương vong. Cuộc họp báo do ông Nguyễn Văn Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì, với sự tham dự của đại diện nhiều sở, ngành và lực lượng chức năng.
(PLM) - Vào khoảng 14 giờ, ngày 19/7, tại khu vực gần hang Đầu Gỗ trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra một vụ lật tàu du lịch nghiêm trọng do ảnh hưởng của giông lốc mạnh kèm sấm sét. Chiếc tàu gặp nạn mang số hiệu QN-7105, thuộc Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Vịnh Xanh, do ông Đoàn Văn Trình làm chủ.
(PLM) - Sáng ngày 18/7, tại trụ sở Bộ Tư Pháp, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm. Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên BTV Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Thanh Ngọc và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Họ từng là những “thiên thần áo trắng” đêm ngày cống hiến thầm lặng vì người bệnh. Họ từng tin vào sự tử tế, tin vào lý tưởng y đức, tin vào con đường công lập để được cống hiến đến tận cùng. Nhưng rồi, họ âm thầm ra đi – rời đi trong ấm ức và tủi hờn với những quyết định thôi việc lạnh lùng, lý do ngắn gọn: “Khó khăn tài chính”.
(PLM) - Sau khi tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô được triển khai thi công đi qua địa bàn, nhiều khu đất trống tại xã Dương Hòa, TP Hà Nội đã bị biến thành nơi đổ trộm rác thải sinh hoạt và phế liệu xây dựng. Bãi rác tự phát ngày một mở rộng, nằm ngay sát khu dân cư, gần trường học, không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
(PLM) - Chiều ngày 17.7 tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam và Cục Quản lý Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án”. Tham dự lễ trao giải có sự góp mặt của đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng uỷ Bộ Tư pháp, Đồng chí Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp, đồng chí Nguyễn Thắng Lợi – Cục Trưởng Cục Quản lý Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, TS Vũ Hoài Nam – Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Thực hiện Kế hoạch phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự (nay là Cục Quản lý thi hành án dân sự) và Báo Pháp luật Việt Nam, nhằm hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI và Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS). Ngày 26/10/2024, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự đã phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Chiều 16/7, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025, tổng kết công tác năm học 2024 – 2025, triển khai công tác năm học 2025 – 2026 và 6 tháng cuối năm 2025. Chủ trì Hội nghị có TS. Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Tô Văn Hòa, Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng các đồng chí Phó Hiệu trưởng nhà trường, lãnh đạo các phòng, khoa, đơn vị thuộc trường và toàn thể viên chức, người lao động nhà trường.
(PLM) - Thời gian qua, tại khu vực cầu Đô Lương và dọc tuyến Quốc lộ 7A đoạn qua địa bàn xã Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang xuất hiện tình trạng nhiều xe chở cát ướt trong quá trình di chuyển khiến nước vương vãi trên đường, đi đến đâu thì cuốn bụi mù mịt đến đó ảnh hưởng tới người đi đường và phương tiện cùng lưu thông. Đáng chú ý, các xe chở cát có dấu hiệu quá tải này đang đe dọa giới hạn tải trọng của cầu Đô Lương.
(PLM) Liên quan đến bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 của TAND huyện Lạng Giang và bản án số 82/2021/DS-PT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ nay là tỉnh Bắc Ninh, ngày 20/12/2024 và ngày 12.3.2025 Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang cũ trước đây nay là phòng Thi hành án dân sự khu vưc 4 – tỉnh Bắc Ninh đã 2 lần có công văn gửi Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ đề nghị giải thích bản án. Ngày 9/6/2025, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang đã có công văn số 982 gửi Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xem xét lại bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 TAND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và bản án số 82/2021/DSPT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang theo thủ tục tái thẩm. Bởi theo Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang văn bản số 80 của ngày 19/5/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Giang với nội dung giữ nguyên phần quyết định của bản án đã tuyên và đề nghị đơn vị này căn cứ vào 2 bản án đã tuyên để tiếp tục thi hành theo quy định của pháp luật mà không giải thích về việc bản án của toà án tuyên không đúng với diện tích đất và thửa đất. Do đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang không thể tổ chức thi hành án được.