Nhiều phương thức, thủ đoạn mới
Theo báo cáo kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023, tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thế giới, khu vực và Việt Nam. Trên các tuyến, địa bàn nổi lên các hoạt động như: mua bán, vận chuyển trái phép ma túy, pháo nổ, thuốc lá, động vật hoang dã qua khu vực biên giới, cảng biển, cảng hàng không; mua bán, vận chuyển trái phép đường cát, vàng, ngoại tệ qua biên giới; mua bán, buôn lậu, vận chuyển trái phép khoáng sản, xăng dầu; lợi dụng môi trường thương mại điện tử, trang mạng xã hội để mua bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ…
Các hoạt động này được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi. Trên tuyến biên giới, cửa khẩu, cảng biển, đối tượng lợi dụng tạm nhập tái xuất, hàng hóa nhập xuất kho ngoại quan, hàng quá cảnh, nhập khẩu nguyên liệu gia công, xuất khẩu… để đánh tráo, rút ruột, thẩm lậu hàng vào nội địa.
Tại các địa bàn nội địa, đối tượng lợi dụng thành lập nhiều doanh nghiệp, lợi dụng mua bán trái phép, xuất khống hóa đơn nhằm chuyển tiền bất hợp pháp, chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng. Đối tượng triệt để lợi dụng sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội, ứng dụng bán hàng trực tuyến, dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh để buôn lậu, gian lân thương mại và hàng giả…
Đối với ma túy, tiền chất ma túy, đối tượng lợi dụng một số cơ sở sản xuất hàng hóa thông thường để ngụy trang, cất giấu, tập kết số lượng lớn ma túy lên các phương tiện khai thác thủy sản trung chuyển ra nước ngoài tiêu thụ.
Đối với pháo nổ, pháo hoa nổ, đối tượng thay đổi quy luật hoạt động, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ ngay từ đầu năm; lợi dụng đêm tối, địa hình biên giới tập kết số lượng lớn pháo nổ lên phương tiện ô tô, mô tô vận chuyển trái phép về địa bàn nội địa; sản xuất trái phép pháo nổ, pháo hoa nổ giả nhãn hiệu nước ngoài và trong nước để đưa ra thị trường tiêu thụ….
Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, kịp thời của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố, số lượng vụ việc bị phát hiện, bắt giữ, xử lý đã tăng 4,95% so với cùng kỳ. Cụ thể, năm 2023, các bộ, ngành, lực lượng chức năng, đơn vị, địa phương phát hiện, bắt giữ, xử lý 146.678 vụ vi phạm. Trong đó, các đơn vị, địa phương phát hiện, bắt giữ 11.499 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; 129.713 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế; 5.464 vụ sản xuất, mua bán, vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; thu nộp ngân sách nhà nước 14.865,347 tỷ đồng; khởi tố hình sự 616 vụ, 724 đối tượng.
Tăng cường quản lý, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm
Năm 2024, tình hình chính trị - an ninh thế giới, khu vực, xung đột giữa Nga với Ukraine, giữa Israel với lực lượng Hamas tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; giá cả, cung ứng các mặt hàng thiết yếu tiếp tục tiềm ẩn biến động phức tạp, là thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống Nhân dân, gây tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Các bộ, ngành, địa phương cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện chuyên đề, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Chỉ đạo các ngành, lực lượng, đơn vị, địa phương các cấp nắm tình hình; xác định tuyến, địa bàn, đối tượng trọng điểm, hành vi, mặt hàng nổi lên; nhận diện phương thức, thủ đoạn hoạt động; xây dựng chương trình, kế hoạch; tiếp nhận, xử lý kịp thời tin báo; phối hợp kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực, địa bàn phụ trách, quản lý.
Rà soát khó khăn, vướng mắc, kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tăng cường quản lý, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật, pháp luật, bao che, tiếp tay, bảo kê cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Phối hợp tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả…
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phối hợp kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn lực lượng, đơn vị, địa phương thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; phối hợp cơ quan báo chí, truyền thông tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng. Tổng hợp, tham mưu kiến nghị xử lý khó khăn, vướng mắc trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Rà soát, đánh giá, tham mưu sửa đổi, bổ sung quy định của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tham mưu khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong công tác này.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
(PLM) - Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe.
(PLM) - Lịch Tết là một ấn phẩm văn hóa đã đi sâu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Mỗi dịp đón năm mới, nhiều gia đình Việt lại treo lên tường cuốn lịch Tết, không chỉ để xem ngày tháng, hay trang trí trong nhà. Đặc biệt, Lịch Công an nhân dân, ấn phẩm văn hóa mang đặc trưng riêng của lực lượng công an. Trở thành quà tặng nhiều ý nghĩa của cán bộ chiến sĩ dành tặng thân nhân, bạn bè mỗi dịp Tết đến xuân về.
(PLM) - Thời gian vừa qua, trên một số trang mạng xã hội facebook như: N-Collagen, Trần Thị Bích Ngân…và tại các website: kemncollagen.com/, myphamkis22.vn/, ncollagen.com.vn/... đang xuất hiện hàng loạt các quảng cáo về sản phẩm N-Collagen đông trùng tổ yến Plus + có dấu hiệu vi phạm quảng cáo. Sản phẩm đang được “nổ” hàng loạt công dụng như: “Giải pháp giúp nám “rời xa”; điều hòa và cân bằng nội tiết; giảm nám do rối loạn nội tiết; dưỡng da trắng sáng, đều màu; ngừa mụn nội tiết, mờ thâm sạm; cải thiện độ đàn hồi, ngăn lão hoa; tái tạo da sau biến đổi nội tiết…”. Tuy vậy, N-Collagen đông trùng tổ yến Plus thực chất chỉ là một loại thực phẩm bổ sung với các chiết xuất được ghi trên bao bì là bình vôi, lạc tiên, tâm sen…mà không phải là dược phẩm.