Cơ quan Khí tượng Thuỷ văn, sáng sớm nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc.
Dự báo ngày 7/2, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4, có nơi có gió giật cấp 6.
Ở Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; từ đêm 7/2 khu vực Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm, khu vực từ Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ phổ biến từ 9-12 độ C, vùng núi 5-8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; ở khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến 11-14 độ C, ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14-16 độ C.
Khu vực Hà Nội, trời rét đậm, có nơi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 10-12 độ C.
Trên biển, từ sáng 7/2, ở vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao 2,0-4,0m; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7, riêng phía Đông có lúc cấp 8, giật cấp 9-10, biển động mạnh, sóng biển cao 5,0-7,0m. Từ chiều ngày 7/2, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, khu vực Giữa Biển Đông và vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao 4,0-6,0m.
Từ đêm 7/2, vùng biển phía Đông khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Đông quần đảo Trường Sa) gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao 4,0-6,0m.
Đợt rét đậm, rét hại diện rộng ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 10/2.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với dòng xiết trong đới gió Tây trên cao nên từ ngày 7/2 đến sáng 8/2, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa; từ ngày 7-9/2, khu vực từ Nghệ An đến Khánh Hòa có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to và dông.
Vùng núi cao Bắc Bộ có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Dự báo thời tiết ngày và đêm 7/2:
Hà Nội
Nhiều mây, có mưa. Gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 3. Trời chuyển rét đậm, có nơi rét hại.
Nhiệt độ thấp nhất: 10-12 độ C.
Nhiệt độ cao nhất: 13-16 độ C.
Phía Tây Bắc Bộ
Nhiều mây, có mưa. Gió nhẹ. Trời chuyển rét đậm, rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá.
Nhiệt độ thấp nhất: 9-12 độ C, có nơi dưới 7 độ C; riêng Lai Châu-Điện Biên: 13-16 độ C.
Nhiệt độ cao nhất: 15-18 độ C, riêng khu Tây Bắc có nơi trên 19 độ C.
Phía Đông Bắc Bộ
Nhiều mây, có mưa. Gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4, có nơi có gió giật cấp 6. Trời chuyển rét đậm, rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá.
Nhiệt độ thấp nhất: 9-12 độ C, vùng núi 5-8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C.
Nhiệt độ cao nhất: 13-16 độ C; riêng vùng núi 11-13 độ C.
Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế
Nhiều mây, có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to và dông. Gió bắc đến tây bắc mạnh dần lên cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4, có nơi có gió giật cấp 5. Từ đêm nay, phía Bắc trời chuyển rét đậm, phía Nam trời chuyển rét.
Nhiệt độ thấp nhất: Phía Bắc 12-15 độ C, phía Nam 15-18 độ C.
Nhiệt độ cao nhất: Phía Bắc 18-21 độ C, phía Nam 21-24 độ C, có nơi trên 24 độ C.
Đà Nẵng - Bình Thuận
Có mây, có mưa vài nơi, riêng phía Bắc chiều và đêm có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to và dông. Ngày gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm gió mạnh dần lên cấp 3-4.
Nhiệt độ thấp nhất: 19-22 độ C.
Nhiệt độ cao nhất: Phía Bắc 25-28 độ C, phía Nam 28-31 độ C.
Tây Nguyên
Có mây, ngày nắng, đêm có mưa vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Sáng sớm và đêm trời rét.
Nhiệt độ thấp nhất: 15-18 độ C, có nơi dưới 14 độ C.
Nhiệt độ cao nhất: 26-29 độ C.
Nam Bộ
Có mây, ngày nắng, đêm không mưa, ngày nắng. Gió Đông Bắc cấp 2-3.
Nhiệt độ thấp nhất: 21-24 độ C, riêng miền Đông có nơi dưới 21 độ C.
Nhiệt độ cao nhất: 30-33 độ C, có nơi trên 33 độ C.
Ngọc Nga
(PLM) - Ngày 6/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết sau một tháng thực hiện Nghị định 168/2024, cảnh sát đã xử lý hơn 327.300 trường hợp vi phạm, tước hơn 27.800 giấy phép lái xe, trừ điểm hơn 28.700 giấy phép, tạm giữ hơn 1.800 ôtô, hơn 93.700 môtô.
(PLM) - Xin chữ là một phong tục, một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến Xuân về. Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.
(PLM) - Chiều 4/2, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết đã ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý theo các chuyên đề trong năm 2025. Theo đó, Cảnh sát Giao thông toàn quốc sẽ tập trung xử lý 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt.
(PLM) - Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Anh Nguyễn Hữu Minh Sang, du học sinh năm thứ 3 tại Đại học Tsukuba, đã cùng Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Tsukuba, tổ chức Tiệc Tết 2025. Sự kiện thu hút đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại địa phương.
(PLM) - Trong đêm và rạng sáng 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) là thời điểm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày, nhiều người dân đã chọn phương án lên Hà Nội sớm để tránh tắc đường nên lượng phương tiện đã gia tăng tại các tuyến cao tốc, khu vực ngoại ô… Lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hà Nội đã chủ động các phương án phân luồng từ xa không để xảy ra ùn tắc theo đúng kế hoạch phối hợp.
(PLM) - Ngày 01-2 (tức mồng 4 Tết), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, toàn quốc đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 5.702 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18 tỷ 033 triệu đồng; tạm giữ 41 xe ô tô, 2.575 xe mô tô, 38 phương tiện khác; tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 879 trường hợp.
(PLM) - Chơi cổ ngoạn, hay còn gọi là chơi đồ cổ, từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Đây không chỉ là thú vui mà còn là cách để gìn giữ, bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc qua các thế hệ. Đặc biệt các món đồ cổ mang một giá trị tinh thần, thể hiện sự hiểu biết của người chơi, và tình yêu đối với quá khứ.
(PLM) - Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, và đối với người Hà Nội, Tết không chỉ là thời gian để sum vầy bên gia đình mà còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng và tình cảm đối với những người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Một trong những nét đặc trưng không thể thiếu trong không khí Tết của người Hà Nội chính là phong tục biếu tặng quà Tết, với những món quà đầy ý nghĩa và tinh tế.
(PLM) - “Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về lại khoác lên mình một vẻ đẹp rất riêng – vừa cổ kính, vừa rực rỡ, tràn đầy sắc xuân. Đối với những du khách thập phương, Hà Nội ngày Tết là một hành trình khám phá không chỉ về cảnh sắc, mà còn về những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt.
(PLM) - Tết với mỗi người Việt nói chung và đồng bào dân tộc Mông tại huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái nói riêng đều có lễ hội mang đậm những nét văn hoá đặc trưng. Đối với đồng bào dân tộc Mông – Lễ hội Gầu Tào là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng đã có từ xa xưa của ông cha được những người con vùng núi cao Tây Bắc, lưu giữ và phát triển đến tận ngày nay. Không chỉ để tiếp nối nét đẹp truyền thống mà còn là dịp đồng bào nơi đây tái hiện những giá trị lịch sử để lại. Đã thành thông lệ, năm 2025, Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu sẽ diễn ra vào sáng ngày 15/02/2025 (tức ngày 18/01 năm Ất Tỵ) và công bố Quyết định công nhận cây di sản Việt Nam và trao bằng công nhận cây Di sản đối với quần thể cây Du Sam núi đất” tại Sân vận động Trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để người dân cùng vui đón xuân, rộn ràng khắp bản.