Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tặng hoa chúc mừng đồng chí Phạm Minh Chính được Bộ Chính trị chỉ định giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Chính phủ nhiệm kỳ 2020 - 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cùng dự Hội nghị có đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ, đại diện Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Hội nghị đã nghe quán triệt các Quyết định của Bộ Chính trị về thành lập Đảng bộ Chính phủ, chỉ định các đồng chí tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025; công bố các Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về tiếp nhận tổ chức Đảng về Đảng bộ Chính phủ, về việc thành lập các cơ quan tham mưu, giúp việc Đảng ủy Chính phủ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020 - 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phát biểu khai mạc, đồng chí Phạm Minh Chính nêu rõ, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ lần thứ nhất được tổ chức vào dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và Hội nghị này sẽ là dấu mốc lịch sử của Đảng bộ Chính phủ.
Hội nghị đầu tiên của Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ được tiến hành ngay sau khi đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị ngày 3/2 công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập Đảng bộ Chính phủ.
Sau khi Ban cán sự Đảng Chính phủ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và kết thúc hoạt động, Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ nhất của Đảng bộ Chính phủ vừa đặt nền móng cho tổ chức và hoạt động của Đảng bộ Chính phủ trong giai đoạn mới, vừa khẳng định sự tiếp nối liên tục trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với Chính phủ, đồng thời thực hiện đầy đủ nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối mọi mặt công tác của Chính phủ với đặc thù là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất.
Để tổ chức và hoạt động của Đảng bộ Chính phủ thực sự hiệu quả, đúng quy định, Thủ tướng nêu rõ, cần quán triệt, thấm nhuần, thể chế hóa, cụ thể hóa, thực hiện nghiêm 5 nguyên tắc trong tổ chức, hoạt động của Đảng và 5 phương thức lãnh đạo của Đảng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Để tổ chức và hoạt động của Đảng bộ Chính phủ thực sự hiệu quả, đúng quy định, Thủ tướng nêu rõ, cần quán triệt, thấm nhuần, thể chế hóa, cụ thể hóa, thực hiện nghiêm 5 nguyên tắc trong tổ chức, hoạt động của Đảng và 5 phương thức lãnh đạo của Đảng.
5 nguyên tắc tổ chức, hoạt động là: (1) Nguyên tắc tập trung dân chủ; (2) Nguyên tắc tự phê bình và phê bình; (3) Nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng; (4) Nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân; (5) Nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
5 phương thức lãnh đạo là: (1) Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh, chiến lược, đường lối, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; (2) Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động; (3) Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị và bằng công tác tổ chức, cán bộ; (4) Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát; (5) Đảng lãnh đạo bằng hành động gương mẫu của đảng viên.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị 'dấu mốc lịch sử' của Đảng bộ Chính phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nêu rõ, căn cứ Điều lệ Đảng, các quy định, nguyên tắc và phương thức lãnh đạo của Đảng nêu trên, Hội nghị sẽ tập trung thảo luận các nội dung quan trọng.
Thứ nhất, cho ý kiến về Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong đó, cần quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, mối quan hệ công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ để tổ chức, hoạt động tuân thủ đúng quy định của Đảng, đạt hiệu quả cao nhất, ủy quyền xử lý các công việc thường xuyên, cấp bách cho Thường trực, bảo đảm cải cách thủ tục hành chính, xử lý các công việc nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của Chính phủ.
Thứ hai, cho ý kiến về việc phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ, bảo đảm mọi lĩnh vực, mọi địa bàn đều có đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm; tuyệt đối không để khoảng trống, không để gián đoạn trong công việc.
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thứ ba, cho ý kiến về Chương trình làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy năm 2025. Chương trình làm việc cần bám sát chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và xác định đúng, đầy đủ các nhiệm vụ về công tác xây dựng Đảng, về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng nền hành chính; đặc biệt là thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Thủ tướng nêu rõ, để thực hiện mục tiêu này, phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với chương trình làm việc thực sự khoa học trên tinh thần "dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung", "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi", nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm", đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải mang lại hiệu quả cụ thể, nhân dân được thụ hưởng thành quả.
Tiếp đó, Hội nghị thảo luận về các dự thảo: Tờ trình về việc kiện toàn tổ chức Đảng và cấp ủy các Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ Chính phủ; Tờ trình về Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025; Tờ trình về Quyết định phân công nhiệm vụ đối với các Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025; Tờ trình về Chương trình làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ năm 2025.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về hội nghị.
Theo Chinhphu.vn
(PLM) - Chiều 4/2, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết đã ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý theo các chuyên đề trong năm 2025. Theo đó, Cảnh sát Giao thông toàn quốc sẽ tập trung xử lý 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt.
(PLM) - Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Anh Nguyễn Hữu Minh Sang, du học sinh năm thứ 3 tại Đại học Tsukuba, đã cùng Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Tsukuba, tổ chức Tiệc Tết 2025. Sự kiện thu hút đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại địa phương.
(PLM) - Trong đêm và rạng sáng 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) là thời điểm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày, nhiều người dân đã chọn phương án lên Hà Nội sớm để tránh tắc đường nên lượng phương tiện đã gia tăng tại các tuyến cao tốc, khu vực ngoại ô… Lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hà Nội đã chủ động các phương án phân luồng từ xa không để xảy ra ùn tắc theo đúng kế hoạch phối hợp.
(PLM) - Ngày 01-2 (tức mồng 4 Tết), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, toàn quốc đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 5.702 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18 tỷ 033 triệu đồng; tạm giữ 41 xe ô tô, 2.575 xe mô tô, 38 phương tiện khác; tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 879 trường hợp.
(PLM) - Chơi cổ ngoạn, hay còn gọi là chơi đồ cổ, từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Đây không chỉ là thú vui mà còn là cách để gìn giữ, bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc qua các thế hệ. Đặc biệt các món đồ cổ mang một giá trị tinh thần, thể hiện sự hiểu biết của người chơi, và tình yêu đối với quá khứ.
(PLM) - Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, và đối với người Hà Nội, Tết không chỉ là thời gian để sum vầy bên gia đình mà còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng và tình cảm đối với những người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Một trong những nét đặc trưng không thể thiếu trong không khí Tết của người Hà Nội chính là phong tục biếu tặng quà Tết, với những món quà đầy ý nghĩa và tinh tế.
(PLM) - “Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về lại khoác lên mình một vẻ đẹp rất riêng – vừa cổ kính, vừa rực rỡ, tràn đầy sắc xuân. Đối với những du khách thập phương, Hà Nội ngày Tết là một hành trình khám phá không chỉ về cảnh sắc, mà còn về những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt.
(PLM) - Tết với mỗi người Việt nói chung và đồng bào dân tộc Mông tại huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái nói riêng đều có lễ hội mang đậm những nét văn hoá đặc trưng. Đối với đồng bào dân tộc Mông – Lễ hội Gầu Tào là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng đã có từ xa xưa của ông cha được những người con vùng núi cao Tây Bắc, lưu giữ và phát triển đến tận ngày nay. Không chỉ để tiếp nối nét đẹp truyền thống mà còn là dịp đồng bào nơi đây tái hiện những giá trị lịch sử để lại. Đã thành thông lệ, năm 2025, Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu sẽ diễn ra vào sáng ngày 15/02/2025 (tức ngày 18/01 năm Ất Tỵ) và công bố Quyết định công nhận cây di sản Việt Nam và trao bằng công nhận cây Di sản đối với quần thể cây Du Sam núi đất” tại Sân vận động Trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để người dân cùng vui đón xuân, rộn ràng khắp bản.
(PLM) - Liên quan đến vụ việc người dân có đơn tố cáo một đơn vị thi công có dấu hiệu huỷ hoại tài sản tại phường Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, mới đây Công an quận Hải An đã có hướng dẫn nơi gửi đơn giải quyết cho người dân.
(PLM) - Thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi rõ rệt, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Với sự tiện lợi và đa dạng, các sàn thương mại điện tử ngày càng trở thành lựa chọn hàng đầu, bất chấp một số lo ngại về giao hàng.