![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Phiên thảo luận do Tổng thống Brazil Lula da Silva, Chủ tịch BRICS năm 2025 chủ trì, với sự tham dự của 35 nhà Lãnh đạo và đại diện các nước thành viên, các nước đối tác và khách mời của BRICS, cùng lãnh đạo các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các định chế tài chính phát triển của quốc tế và khu vực.
Tại Hội nghị, các nước nhấn mạnh bối cảnh hiện nay đòi hỏi cần đề cao chủ nghĩa đa phương, cải cách WTO theo hướng công bằng hơn, thúc đẩy thương mại tự do, huy động sự tham gia của khu vực tư trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), hướng tới nguyên tắc "AI cho mọi người", coi đó là yếu tố cốt lõi trong chiến lược phát triển bền vững quốc gia.
![]() |
Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò và đóng góp của các nước phương Nam trong quản trị toàn cầu; khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp tại các cơ chế đa phương nhằm thúc đẩy hợp tác, tăng cường kết nối, giải quyết các thách thức chung, hướng tới xây dựng một thế giới công bằng và bền vững hơn.
Thủ tướng Chính phủ cho rằng trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều biến động, niềm tin vào các thể chế toàn cầu bị xói mòn, niềm tin hợp tác đa phương bị suy giảm, niềm tin luật pháp quốc tế bị lung lay, các nước cần tiếp tục đề cao đoàn kết, tăng cường hợp tác và đối thoại nhằm xử lý các thách thức với cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện, bao trùm. Trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ đưa ra ba đề xuất quan trọng, thiết thực.
Thứ nhất, BRICS và các nước phương Nam cần tiên phong làm sống động lại chủ nghĩa đa phương, kiên trì đối thoại, hợp tác trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế. BRICS cần tham gia tích cực thúc đẩy cải cách các thể chế toàn cầu như Liên Hợp Quốc, IMF, WB, WTO theo hướng đáp ứng thực tế và nhu cầu của các nước đang phát triển, tăng cường hợp tác Nam - Nam, đẩy mạnh kết nối, xây dựng lòng tin và hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Thứ hai, tiên phong trong thúc đẩy tự do hóa thương mại, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các quốc gia. Để nâng cao tự chủ chiến luợc, BRICS và các nước phương Nam cần tăng cường mở cửa thị trường, đẩy mạnh liên kết chuỗi cung ứng, huy động và chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án y tế, giáo dục, hạ tầng số, chuyển đổi xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thứ ba là tiên phong phát huy sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ con người, chứ không thay thế con người. BRICS cần cùng các cơ chế đa phương thúc đẩy xây dựng hệ thống quản trị AI toàn cầu công bằng, an ninh, an toàn, dễ tiếp cận. Xây dựng hệ sinh thái AI tuân thủ các giá trị đạo đức, cân bằng giữa đổi mới sáng tạo và lợi ích xã hội. Hợp tác xây dựng hạ tầng số, các trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn xanh và hiệu năng cao; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các chương trình AI vì cộng đồng, giúp mọi người dân tiếp cận và hưởng lợi từ AI.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò và đóng góp của các nước phương Nam trong quản trị toàn cầu; khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp tại các cơ chế đa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam sẽ cùng cộng đồng quốc tế không ngừng phấn đấu, đoàn kết và nỗ lực để xây dựng một hệ thống quản trị toàn cầu bình đẳng, bao trùm và bền vững.
Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về tăng cường hợp tác đa phương, nâng cao vai trò của các nước đang phát triển trong hệ thống quản trị toàn cầu, khẳng định cam kết và đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam trong các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, được nhiều nước hoan nghênh, bày tỏ đồng tình và đánh giá cao.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 sẽ tiếp tục diễn ra trong ngày 07/7/2025 với Phiên thảo luận cấp cao về "Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu"./.
(PLM) - Năm 2025, đánh dấu 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và cũng là năm thứ 18 liên tiếp hành trình tri ân tháng Bảy được tiếp nối “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn”.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.
(PLM) - Tiếp tục chương trình Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 29/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Lý Minh Chinh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh, Hội nghị đã diễn ra 4 phiên thảo luận chuyên đề gồm: Công tác luật sư; công tác hòa giải; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp dân sự, thương mại và Đào tạo nhân lực pháp lý.
(PLM) - Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng dàn xe đầu kéo, kéo theo rơ moóc thùng chở cát, chở đá từ huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xuôi hướng về các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, có dấu hiệu quá tải lưu thông trên QL2.
(PLM) - Để làm tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là buôn bán các mặt hàng thực phẩm đông lạnh từ biên giới vào thị trường tỉnh Lào Cai, Lực lượng Biên phòng và Hải quan đã siết chặt kiểm tra , kiên quyết bắt giữ, xử lý các mặt hàng “cấm” qua cửa khẩu, qua đó đã ngăn chặn tuyệt đối hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng vận chuyển trái phép qua biên giới vào nội địa.
(PLM) - Ngày 28/6, tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất. Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hạ Vinh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì và phát biểu khai mạc.
(PLM) - Sáng 26/6, Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (FBU) phối hợp với Trường ĐH Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tài chính xanh cho phát triển bền vững”. Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ Việt Nam, Nga, Singapore và các quốc gia khác.