Thứ tư 01/01/2025 09:12
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Nội chính - Tư pháp | Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp phải tăng tốc, bứt phá, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp phải tăng tốc, bứt phá, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu ngành tăng tốc, bứt phá, với mục tiêu nông dân phải được ấm no, hạnh phúc hơn.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trực tuyến với điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, viện nghiên cứu, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu biểu.

Xuất khẩu nông sản đạt nhiều kỷ lục mới

Năm 2024, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Kế hoạch trong điều kiện có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trong đó, thị trường biến động mạnh; nắng nóng gay gắt, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa bão phức tạp; đặc biệt là cơn bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp các tỉnh khu vực phía Bắc.

Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành đã vượt qua khó khăn, thách thức và đạt kết quả vượt bậc. Nông nghiệp vừa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Xuất khẩu nông sản đạt nhiều kỷ lục mới. Nông nghiệp khẳng định là động lực và trụ đỡ của nền kinh tế nước nhà.

Trong đó, giá trị sản xuất toàn ngành đạt mức tăng trưởng ước đạt 3,3%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%; số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 78,7%. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp quy chuẩn đạt 58%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023; xuất siêu tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%. Có 7 hàng/nhóm mặt hàng xuất khẩu trên 3 tỷ USD gồm: Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 16,2 tỷ USD; rau quả đạt 7,12 tỷ USD; gạo đạt 5,75 tỷ USD; cà phê đạt 5,48 tỷ USD; hạt điều đạt 4,38 tỷ USD; tôm đạt 3,86 tỷ USD; cao su đạt 3,46 tỷ USD.

Cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch, điều chỉnh phù hợp, tích hợp đa giá trị, hiệu quả hơn gắn với thị trường, tăng tỷ trọng các tiểu ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và giá trị cao; chuyển biến tích cực từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; từng bước thay đổi từ cách tiếp cận nông nghiệp nâu sang nông nghiệp xanh; triển khai hiệu quả Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang các thị trường lớn, kết hợp triển khai các giải pháp mở cửa thị trường mới.

Đặc biệt, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao; đã tập trung xây dựng và trình ban hành nhiều chính sách quan trọng và các quy hoạch Ngành tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc phát triển Ngành theo đúng định hướng tại Nghị quyết số 19/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chiến lược về phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững theo Quyết định số 150/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2025, toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,3 - 3,4%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 64 - 65 tỷ USD; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 80%. Có 325 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 42,02%. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn 60%...

Các đại biểu kiến nghị tiếp tục quan tâm phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; có chính sách ưu đãi về vốn; ứng dụng khoa học, công nghệ cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời có chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, thúc đẩy mở rộng thị trường cho nông, lâm, thủy sản; kết hợp phát triển nông nghiệp với các ngành kinh tế khác như công nghiệp chế biến, du lịch, thương mại… để nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp…

Phát biểu trong lần thứ 4 liên tiếp dự Hội nghị, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao nỗ lực, kết quả, thành tựu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đạt được, đóng góp quan trọng vào thành tựu, kết quả chung của cả nước. Đồng thời thể hiện sự quan tâm, yêu mến và trăn trở của mình đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chúc mừng bà con nông dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã có một năm bội thu, được mùa, được giá, đạt kỷ lục về xuất khẩu, người nông dân ngày càng giàu mạnh, vị thế của ngành nông nghiệp nước ta ngày càng được nâng cao; thông tin về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 với 15/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch.

Phân tích vai trò của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi); bảo đảm an ninh lương thực và đóng góp của xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong cán cân thương mại Việt Nam; việc ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn..., Thủ tướng cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, yếu kém, cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Trong đó, phát triển nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội, lợi thế và truyền thống của nền văn minh lúa nước; công tác xây dựng quy hoạch, chiến lược, cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn chưa theo kịp với thực tiễn; khắc phục thẻ vàng IUU chưa như mong muốn; công nghiệp chế biến và xây dựng thương hiệu nông, lâm, thủy sản chưa đáp ứng yêu cầu…

Đẩy mạnh ngoại giao nông nghiệp

Nêu các bài học kinh nghiệm, nhất là việc “coi trọng thời gian, trí tuệ, sự quyết liệt, quyết đoán”; sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương, địa phương, quốc tế, trong ngành và liên ngành; bám sát tình hình, phản ứng kịp thời thị trường, trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”…, Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2025 là năm cả nước tăng tốc, bứt phá phát triển để nhiệm kỳ 2021-2025 về đích thắng lợi, tạo đà để phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Theo đó, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng phải tăng tốc, bứt phá với mức tăng trưởng 3,5- 4%; làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, tháo gỡ các điểm nghẽn để phát triển nhanh, bền vững. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm; góp phần đắc lực, hiệu quả chống biến đổi khí hậu, nhất là tại các địa bàn trọng điểm…, với mục tiêu nông dân phải được ấm no, hạnh phúc hơn; nông thôn hiện đại hơn; nông nghiệp tiên tiến hơn.

Thủ tướng yêu cầu ngành triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2025 và sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế; quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thành tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, trình Đề án hợp nhất theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương; quyết tâm hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đi đôi với kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ theo đúng định hướng, đảm bảo bộ máy sau khi sắp xếp thật sự tinh, gọn, mạnh, hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.

Yêu cầu tập trung hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch tháo gỡ những điểm nghẽn cho phát triển, huy động hiệu quả nguồn lực cho phát triển, Thủ tướng chỉ rõ, phải đẩy mạnh xã hội hóa, phân cấp mạnh mẽ về cho địa phương, đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện; đơn giản hóa thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo 3 nhóm trục sản phẩm chủ lực, theo các ngành, lĩnh vực và cơ cấu lại sản xuất theo vùng; thực hiện hiệu quả Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP. Đồng thời tích cực triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

Ngành Nông nghiệp phải tổ chức lại sản xuất theo hướng phát triển bền vững dựa trên tiềm năng và lợi thế so sánh, ứng dụng công nghệ cao, tập trung phát triển các sản phẩm có chất lượng, lợi thế. Cùng với đó, phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; tăng cường liên kết 5 nhà (nhà nông - Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà băng) với nòng cốt là liên kết nhà nông - nhà doanh nghiệp; tham gia hiệu quả vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu.

Lưu ý về vai trò của chuyển đổi số, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Thủ tướng yêu cầu chủ động triển khai có hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cơ giới hóa và ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, thông minh, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành nông nghiệp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành nông nghiệp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Để phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam trong tiến trình đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, Thủ tướng lưu ý coi trọng thị trường nội địa, có chiến lược đưa hàng hóa từ nông thôn về thành thị, xây dựng thương hiệu nông sản Việt; tranh thủ lợi thế từ các FTAs, nhất là EVFTA, CTPPP để cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường, tháo gỡ rào cản để thâm nhập thị trường mới; rà soát quy trình quản lý nhà nước có liên quan để cắt giảm thủ tục, minh bạch hóa thông tin, thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý chuyên ngành của bộ.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các bộ, ngành, địa phương phải tập trung phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh nuôi trồng, chế biển thủy sản; giải quyết dứt điểm các khuyến nghị của EC để gỡ “thẻ vàng” trong năm 2025, ngăn chặn và xử lý nghiêm tầu cá khai thác trái phép ở nước ngoài; nghiên cứu, đề xuất trích lập Quỹ phát triển hạ tầng thủy sản để có thể tập hợp, huy động được nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng thủy sản.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu phát triển kinh tế lâm nghiệp; tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ. Đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, lâm sản ngoài gỗ; phát huy giá trị đa dụng của rừng, nhất là dịch vụ hấp thụ, lưu giữ carbon, giảm phát thải khí nhà kính của rừng, phát triển nuôi trồng, du lịch dưới tán rừng.

Ngành thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng nông thôn mới phải đi đôi với tạo điều kiện phát triển kinh tế nông thôn, tạo điều kiện nâng cao đời sống, thu nhập của người dân, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của từng vùng miền tiếp tục tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, không để bị động, bất ngờ. Cùng với đó, thực hiện tốt chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, không để bị động, bất ngờ; đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế để phát triển nông nghiệp, nông thôn, đồng thời chủ động đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia, bảo vệ hàng hóa nông sản Việt Nam, đẩy mạnh ngoại giao nông nghiệp.

Yêu cầu xác định “người nông dân là trung tâm, chủ thể, nguồn lực, động lực; nông nghiệp là động lực; nông thôn là nền tảng”, Thủ tướng tin tưởng năm 2025 và thời gian tới ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao với kết quả hoàn thành cao hơn mục tiêu đề ra. Đồng thời góp phần để nước ta trở thành nước có nền nông nghiệp hiện đại, xanh, sinh thái, tuần hoàn, phát triển bền vững, minh bạch, trách nhiệm. Nông dân sẽ ngày càng giàu có, văn minh hơn; nông thôn sẽ ngày càng hiện đại, phồn vinh, thân thiện và đáng sống hơn; ngành nông nghiệp, nông thôn có khát vọng cao hơn, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

TTXVN

Tin bài khác
10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp

10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp

công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Quyết định số 2596/QĐ-BTP, phê duyệt, Báo Pháp luật Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm
10 điểm nhấn quan trọng của ngành xây dựng năm 2024

10 điểm nhấn quan trọng của ngành xây dựng năm 2024

Năm 2024 được xem là cột mốc quan trọng với ngành Xây dựng, với chính sách hỗ trợ cải cách thủ tục và nỗ lực chuyển đổi số. Dù đối mặt với không ít thách thức, toàn ngành vẫn duy trì tốc độ phát triển ấn tượng, mang lại nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Dưới đây là 10 điểm nhấn nổi bật nhất trong năm của lĩnh vực Xây dựng.
Bộ Tư pháp: Triển khai đồng bộ và toàn diện các mặt công tác xây dựng Đảng

Bộ Tư pháp: Triển khai đồng bộ và toàn diện các mặt công tác xây dựng Đảng

(PLVN) -Ngày 30/12, Đảng bộ Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.
Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” tại Hòa Bình

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” tại Hòa Bình

(PLVN) - Sáng ngày 30/12, tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB bank) và Quỹ “Vì người nghèo” huyện Kim Bôi đã tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ công bố Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ công bố Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

(PLVN) - Tối 29/12, tại Quảng trường Ngọ Môn, diễn ra lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Đền Chung Sơn

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Đền Chung Sơn

Ngày 29/12/2024, tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương dâng hoa, dâng hương tại Đền Chung Sơn - Đền thờ gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW
Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao năm 2024

Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao năm 2024

(PLVN) -Ngày 27/12, Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. Tham dự Hội nghị có đồng chí Cao Xuân Thuỷ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra - Phó Chánh văn phòng Đảng uỷ Bộ Tư pháp; đồng chí Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng uỷ, Tổng Biên tập Báo PLVN; các đồng chí Phó Tổng Biên tập: Hà Ánh Bình, Phó Bí thư Đảng uỷ; Trần Ngọc Hà, Ủy viên BCH Đảng bộ, Vũ Hồng Thuý, Ủy viên BCH Đảng bộ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2024

(PLVN) - Ngày 09/10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật TW đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024 với chủ đề “Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Trường Đại học Luật Hà Nội: Khai giảng khoá 49 hệ Đại học chính quy

Trường Đại học Luật Hà Nội: Khai giảng khoá 49 hệ Đại học chính quy

Ngày 23/9, Trường Đại học Luật Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng Khoá 49 hệ đại học chính quy niên khoá 2024 – 2028. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tới tham dự buổi lễ.
Tổng Bí thư Lào đánh giá cao sự hy sinh to lớn của cựu quân tình nguyện Việt Nam

Tổng Bí thư Lào đánh giá cao sự hy sinh to lớn của cựu quân tình nguyện Việt Nam

Lãnh đạo Lào đánh giá cao sự hy sinh của các cựu quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã không tiếc xương máu, kề vai sát cánh chung một chiến hào với bộ đội và nhân dân Lào.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi

Việc hai nước Việt Nam-Ấn Độ ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện là một bước phát triển ý nghĩa, phù hợp lợi ích, nhu cầu và nguyện vọng của cả hai bên.
10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp

10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp

công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Quyết định số 2596/QĐ-BTP, phê duyệt, Báo Pháp luật Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm
10 điểm nhấn quan trọng của ngành xây dựng năm 2024

10 điểm nhấn quan trọng của ngành xây dựng năm 2024

Năm 2024 được xem là cột mốc quan trọng với ngành Xây dựng, với chính sách hỗ trợ cải cách thủ tục và nỗ lực chuyển đổi số. Dù đối mặt với không ít thách thức, toàn ngành vẫn duy trì tốc độ phát triển ấn tượng, mang lại nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Dưới đây là 10 điểm nhấn nổi bật nhất trong năm của lĩnh vực Xây dựng.
Bộ Tư pháp: Triển khai đồng bộ và toàn diện các mặt công tác xây dựng Đảng

Bộ Tư pháp: Triển khai đồng bộ và toàn diện các mặt công tác xây dựng Đảng

(PLVN) -Ngày 30/12, Đảng bộ Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.
Vấn đề pháp lý vụ nhóm đối tượng dùng hóa chất ngâm giá đỗ

Vấn đề pháp lý vụ nhóm đối tượng dùng hóa chất ngâm giá đỗ

Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường: "Hành vi của các đối tượng này đặc biệt nghiêm trọng, số lượng hóa chất đặc biệt lớn, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của nhiều người dân, gây hoang mang trong dư luận xã hội nên việc xử lý hình sự rất cần thiết".
Trưởng phòng quản lý đô thị Hội An bị khởi tố

Trưởng phòng quản lý đô thị Hội An bị khởi tố

(PLVN) - Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam vừa khởi tố, bắt tạm giam Võ Hữu Dũng - Trưởng phòng Quản lý Đô thị TP Hội An (Quảng Nam) cùng một thuộc cấp để điều tra hành vi nhận hối lộ.
TP Hồ Chí Minh: Năm 2024, giải quyết trên 1.200 vụ việc khiếu nại, tố cáo

TP Hồ Chí Minh: Năm 2024, giải quyết trên 1.200 vụ việc khiếu nại, tố cáo

(PLVN) - Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thanh tra năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thanh tra năm 2025 do Thanh tra Chính phủ vừa tổ chức, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP HCM Dương Ngọc Hải thông tin, năm 2024, toàn ngành thanh tra TP HCM đã triển khai 203 Đoàn thanh tra hành chính và 1.449 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
Hà Nội rà soát hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản

Hà Nội rà soát hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản

(PLM) - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu kiểm tra và rà soát các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn nhằm bảo đảm tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bất động sản.

Hà Nội ủy quyền các quận, huyện trong cải tạo nhà chung cư cũ

Hà Nội ủy quyền các quận, huyện trong cải tạo nhà chung cư cũ

(PLM) - UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc ủy quyền cho UBND quận, huyện, thị xã thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến công tác cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư.

200 tấn hoa tươi được trang trí tại lễ hội hoa Mê Linh

200 tấn hoa tươi được trang trí tại lễ hội hoa Mê Linh

(PLM) - Với khuôn viên gần 10.000 m2 gồm 10 khu vực chính, 8 tiểu cảnh, hơn 100 gian hàng thương mại, khoảng 200 tấn hoa tươi được trang trí tại Festival hoa Mê Linh lần thứ hai. Các loài hoa phục vụ tại lễ hội năm nay đa dạng, hầu hết được chăm sóc tỉ mỉ bởi nông dân trồng hoa tại huyện Mê Linh.

Kế hoạch của Bộ Y tế trước lệnh cấm thuốc lá điện tử từ 2025

Kế hoạch của Bộ Y tế trước lệnh cấm thuốc lá điện tử từ 2025

(PLM) -Sáng 25-12, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin kế hoạch triển khai thi hành nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam đạt được nhiều kết quả trong năm 2024

Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam đạt được nhiều kết quả trong năm 2024

(PLM) - Chiều 27/12, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động và Hội nghị tổng kết công đoàn năm 2024, triển khai công tác năm 2025. Điều hành Hội nghị là Đảng ủy viên, Phó Tổng biên tập Trần Ngọc Hà và Phó Tổng biên tập Vũ Hồng Thúy, Chủ tịch Công đoàn Báo.

Báo Pháp luật Việt Nam: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024

Báo Pháp luật Việt Nam: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024

(PLM) - Sáng ngày 27/12, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có TS Vũ Hoài Nam – Bí thư Đảng ủy, TBT Báo Pháp luật Việt Nam, các Phó TBT: Hà Ánh Bình, Trần Ngọc Hà, Vũ Hồng Thúy cùng viên chức, người lao động báo Pháp luật Việt Nam.

Đầu tư hơn 2.500 tỷ cải tạo, nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển

Đầu tư hơn 2.500 tỷ cải tạo, nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển

(PLM) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang công khai tham vấn cộng đồng Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án thành phần 2 “Cải tạo, nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển - nút giao Tứ Hiệp”. Tại báo cáo ĐTM, chủ đầu tư thông báo tổng mức đầu tư của dự án gần 2.520 tỷ đồng, thực hiện trong thời gian từ 2024-2026.

Ẩn hoạ từ những chiếc xe máy tự chế trên đường phố Hà Nội

Ẩn hoạ từ những chiếc xe máy tự chế trên đường phố Hà Nội

(PLM) - Trên khu vực nội đô Hà Nội, tình trạng xe máy độ chế, xe ba bánh chở hàng cồng kềnh gây ùn tắc và mất an toàn giao thông vẫn đang tiếp diễn, bất chấp quy định cấm lưu thông loại xe này.

Bộ Y tế cảnh báo ngộ độc rượu dịp cuối năm

Bộ Y tế cảnh báo ngộ độc rượu dịp cuối năm

(PLM) - Thời gian vừa qua đã xảy ra một số vụ ngộ độc rượu làm nhiều người phải nhập viện cấp cứu, trong đó có một số trường hợp tử vong, nguyên nhân có thể là do sử dụng phải rượu không có nguồn gốc, do một số cơ sở mua cồn công nghiệp pha chế thành rượu. Do đó, ngày 23/12, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra cảnh báo về tình trạng ngộ độc rượu.

Festival Hoa Mê Linh 2024: Tôn vinh giá trị làng nghề trồng hoa

Festival Hoa Mê Linh 2024: Tôn vinh giá trị làng nghề trồng hoa

(PLM) - Tối 26/12, tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh, TP Hà Nội đã diễn ra khai mạc Festival Hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024, lễ hội hoa không chỉ là sự kiện văn hoá đơn thuần, mà còn là dịp để tôn vinh giá trị làng nghề trồng hoa lâu đời tại Mê Linh.