Lần lượt các bị cáo cầm đầu nhóm đối tượng tấn công khủng bố trụ sở xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin là Y Sôl Niê, sinh năm 1979, trú tại Bắc Carolina, Hoa Kỳ; H Wuễn Êban, sinh năm 1976, trú tại buôn Sút M đưng, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk; Y Jũ Niê, sinh năm 1968, trú tại buôn Kang, xã Ea Knuếc, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk; Y Thô Ayun, sinh năm 1987, trú tại buôn Ea Klok, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk; Y Tim Niê, sinh năm 1997, trú tại buôn Dhia, xã Cư Né, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk; Y Chun Niê, sinh năm 1990, trú tại buôn Adrơng Điết, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk… được Hội đồng xét xử đưa ra trước bục xét hỏi để thẩm vấn.
Bị cáo Y Sôl Niê được đưa ra thẩm vấn, xét hỏi.
Khi được Hội đồng xét xử hỏi các bị cáo có nghe rõ cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đọc trước phiên tòa truy tố các bị cáo có đúng tội đã gây ra không, thì các bị cáo đều trả lời nghe rõ và truy tố đúng tội.
Y Sôl Niê trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử.
Các bị cáo khai nhận, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tổ chức Nhóm hỗ trợ người Thượng (MSGI) ở Hoa Kỳ và nhóm Người Thượng vì công lý (MSFJ) ở Thái Lan đã thường xuyên móc nối, dụ dỗ, lôi kéo các bị cáo cùng bộ phận người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các địa phương lân cận thành lập tổ chức khủng bố “Lính Đêga”, thực hiện các hoạt động tấn công, khủng bố gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Bị cáo H Wuễn Êban, đối tượng cầm đầu trong nước tại phiên tòa.
Đầu năm 2023, sau khi đã lôi kéo, đe dọa, ép buộc được rất nhiều người tham gia, đối tượng cầm đầu trong nước là H Wuễn Êban và Y Sôl Niê là thành viên của tổ chức Nhóm hỗ trợ người Thượng từ Hoa Kỳ về Việt Nam đã chỉ huy thực hiện các hoạt động khủng bố tại Đắk Lắk.
Các bị cáo đã nhận tiền do các tổ chức ở nước ngoài chuyển về và vận động các đối tượng tham gia tổ chức “Lính Đêga” đóng góp tiền mua vũ khí để tấn công khủng bố.
Bị cáo H Wuễn Êban trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử.
Các bị cáo khai nhận, trước khi tấn công khủng bố sở Ủy ban nhân dân 2 xã Ea Ktur và Ea Tiêu, các bị cáo đã lên kế hoạch đột nhập 2 lần vào một doanh trại quân đội để cướp vũ khí nhằm trang bị các đối tượng tự xưng là “Lính Đêga” tấn công vào trụ sở, cơ quan chính quyền, nhưng lo sợ bị phát hiện nên đã rút lui.
Đến đêm 10, rạng sáng 11/6/2023, dưới sự chỉ huy của Y Thô Ayun và Y Tim Niê, gần 100 đối tượng là người dân tộc thiểu số, chia thành 2 nhóm tấn công trụ sở xã Ea Ktur và trụ sở xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, sát hại 4 cán bộ công an xã, làm bị thương 2 cán bộ công an xã. Trên đường rút chạy, các đối tượng tiếp tục phá hoại tài sản của người dân; uy hiếp 3 người dân làm con tin; sát hại 2 cán bộ xã Ea Ktur, Ea Tiêu và 3 người dân.
Bị cáo Y Thô Ayun được đưa ra thẩm vấn, xét hỏi.
Theo Hội đồng xét xử, đây là vụ việc có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của cán bộ, người dân, phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, mục đích nhằm lật đổ chính quyền nhân dân để thành lập cái gọi là “Nhà nước Đêga” và gây ảnh hưởng an ninh trật tự tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Bị cáo Y Tim Niê được đưa ra thẩm vấn, xét hỏi tại phiên tòa.
Tại phiên tòa, các bị cáo thành khẩn khai nhận do nhận thức lạc hậu, thiếu hiểu biết, bị các đối tượng phản động lưu vong ở Mỹ là Y Mút Mlô, Y Cik Niê, Y Niên Êya, Y Bút Êban (Y Bé Êban), Y Chanh Byă, Y Sol Niê… dùng nhiều thủ đoạn tuyên truyền, kích động, lôi kéo, dụ dỗ tham gia tổ chức, hoạt động tích cực.
Các đối tượng cốt cán trong nước là H Wuễn Êban, Y Jũ Niê, Y Thô Ayun, Y Tim Niê, Y Chun Niê… đã nghe theo chỉ đạo của các đối tượng nước ngoài tiếp tục lôi kéo, dụ dỗ, đe dọa, cưỡng ép một số người dân tộc thiểu số nhẹ dạ, cả tin khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tham gia nhóm vũ trang “Lính Đêga” để tiến hành hoạt động khủng bố, phá hoại với mục đích là thành lập “Nhà nước Đêga”…
Hội đồng xét xử thẩm vấn, xét hỏi các bị cáo tại phiên tòa.
Khi được Hội đồng xét xử thẩm vấn, xét hỏi đối chiếu với lời khai tại cơ quan điều tra, các bị cáo đều ăn năn hối cải, thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật của mình, thừa nhận do lạc hậu, thiếu hiểu biết hoặc do bị đe dọa nên đã tham gia hoạt động phạm tội và xin được Đảng, Nhà nước, Hội đồng xét xử xem xét khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt. Đồng thời xin các gia đình bị hại cũng như nhân dân tha thứ trước những lỗi lầm và tội lỗi của mình gây ra…
Các bị cáo đã ăn năn hối cải, mong được pháp luật và người dân tha thứ.
Chiều 17/1, phiên tòa tiếp tục thẩm vấn và xét hỏi các bị cáo.
(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).
(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.