Thứ tư 19/02/2025 12:44
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Nội chính - Tư pháp | Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập

(PLVN) - Sáng 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Đoàn TP Huế): Cần có cơ chế đặc thù riêng ở hoạt động tố tụng

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập

Về nguyên tắc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Điều 2, khoản 1, đề nghị bổ sung từ “doanh nghiệp” sau cụm từ “của người dân” ở cuối khoản này để thống nhất và phù hợp với định hướng, nguyên tắc khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước không làm gián đoạn hoạt động của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước chúng ta.

Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành cấp tại Điều 10 khoản 1, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung từ “thi hành” vào sau từ “sử dụng” và trước cụm từ “theo quy định pháp luật cho đến khi hết thời hạn”. Vì trong thực tế, nhất là đối với các trường hợp cưỡng chế, khi cơ quan cũ ban hành quyết định cưỡng chế thì cơ quan mới gặp nhiều lúng túng trong việc tổ chức thực hiện quyết định của cơ quan cũ do vị trí, vai trò của cơ quan ban hành có sự điều chỉnh khác nhau.

Về hiệu lực thi hành tại Điều 15, tán thành đối với thời gian Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/3/2025. Tuy nhiên, đối với lực lượng công an, hiện nay lực lượng công an đang thực hiện không tổ chức công an cấp huyện. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật về hình sự, lực lượng công an là cơ quan trực tiếp đầu tiên thực hiện hoạt động tố tụng. Nếu Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/3 thì thời gian còn rất ngắn để các cơ quan Viện, Tòa thực hiện công việc tiếp theo và sẽ khó có sự điều chỉnh phù hợp với việc giải thể công an cấp huyện. Vì vậy, đề nghị đối chiếu đối với hiệu lực Nghị quyết cần có cơ chế đặc thù riêng ở hoạt động tố tụng để phục vụ cho hoạt động tố tụng.

Đại biểu Trần Nhật Minh (Đoàn Nghệ An): Đề nghị quy định Nghị quyết có hiệu lực thi hành ngay

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập

Về hiệu lực thi hành của Nghị quyết, tôi tán thành với đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đề nghị quy định nghị quyết này có hiệu lực thi hành ngay từ khi Quốc hội thông qua để tạo cơ sở pháp lý càng sớm càng tốt cho các cơ quan từ Trung ương đến địa phương thực hiện việc sắp xếp và chuyển giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sẵn sàng đi vào hoạt động ngay từ thời điểm có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Hiện nay, để thực hiện nhiệm vụ quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc UBND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện phải ban hành các nghị quyết. Nhưng xét về căn cứ pháp lý các nghị định của Chính phủ về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện vẫn còn hiệu lực pháp luật, chưa được sửa đổi, bổ sung theo mô hình tổ chức bộ máy mới. Do đó, nếu thời điểm hiệu lực của Nghị quyết này là ngày 01/3/2025 như dự thảo là muộn, chưa đáp ứng được mục đích xây dựng Nghị quyết là việc ban hành Nghị quyết nhằm tạo cơ sở pháp lý, thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước từ Trung ương và địa phương.

Hơn nữa, việc quy định hiệu lực sớm của Nghị quyết cũng phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Chính phủ về việc bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp, tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện tại Công văn số 05 ngày 12/1/2025. Theo đó, trong phần triển khai thực hiện, Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu bảo đảm ngay sau khi bế mạc kỳ họp Quốc hội, Tỉnh ủy, UBND cấp tỉnh công bố các quyết định về tổ chức bộ máy, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện để hoạt động ngay, không có khoảng trống pháp lý liên tục, hiệu quả, hiệu lực.

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam): Cần bảo đảm quá trình chuyển đổi diễn ra thật suôn sẻ

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập

Tôi đánh giá rất cao cơ quan soạn thảo cũng như cơ quan thẩm tra đã có một dự thảo hết sức hoàn chỉnh, toàn diện, bao quát được rất nhiều vấn đề trong bối cảnh triển khai cuộc cách mạng rất nhanh và rất khẩn trương.

Cá nhân tôi quan tâm đến Điều 4 của dự thảo Nghị quyết quy định “Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước”. Tuy nhiên, một số điểm trong điều này còn những hạn chế lớn, cần làm rõ để bảo đảm quá trình chuyển đổi diễn ra thật suôn sẻ.

Tôi xin phân tích 4 hạn chế ở trong Điều 4. Thứ nhất là chưa có quy định rõ quy trình bàn giao công việc đang xử lý, chỗ này quy định ở khoản 5 Điều 4. Vấn đề đặt ra là quy định khá chung chung, không có hướng dẫn chi tiết về quy trình bàn giao, không có cơ chế kiểm soát hồ sơ, thủ tục đang xử lý có bị trì hoãn hoặc thất lạc hay không và dễ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa cơ quan cũ và cơ quan mới.

Giải pháp tôi đề xuất như sau: Một là, yêu cầu cơ quan lập danh sách hồ sơ công việc đang xử lý trước khi bàn giao, danh sách cần bàn giao, gồm trạng thái xử lý của từng công việc, xác định rõ cơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm xử lý từng công việc còn tồn đọng.

Hai là, quy định về thời gian bàn giao hồ sơ cụ thể. Ví dụ trong vòng 30 ngày kể từ ngày quyết định sắp xếp có hiệu lực thì toàn bộ hồ sơ phải được bàn giao, hồ sơ chưa hoàn tất phải kèm theo hướng dẫn cụ thể để tiếp tục thực hiện.

Ba là, thiết lập hệ thống giám sát công việc bàn giao.

Tôi đề nghị Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá tiến độ bàn giao hồ sơ giữa các cơ quan. Cơ quan tiếp nhận có quyền yêu cầu cơ quan cũ cung cấp tài liệu bổ sung (nếu cần).

Hạn chế thứ hai là chưa có cơ chế xử lý trách nhiệm đối với công việc bị gián đoạn khi chuyển giao. Khoản 5 Điều 4 đặt ra là nếu công việc bị chậm trễ do sắp xếp tổ chức không có cơ chế quy trách nhiệm rõ ràng, không có quy định trách nhiệm cá nhân khi để hồ sơ, thủ tục bị chậm trễ hoặc thất lạc. Một số trường hợp phức tạp có thể cần cơ quan cũ hỗ trợ nhưng dự thảo chưa có cơ chế yêu cầu cơ quan cũ tiếp tục hỗ trợ trong thời gian chuyển đổi.

Giải pháp đề xuất của tôi: Một là, ràng buộc trách nhiệm cá nhân trong quá trình chuyển giao công việc, trước khi sáp nhập lãnh đạo cơ quan phải phê duyệt danh sách công việc đang xử lý và phân công người phụ trách.

Hai là, nếu có sai sót trong chuyển giao, cá nhân phải chịu trách nhiệm và bị xem xét kỷ luật theo quy định.

Đồng thời, bổ sung quy định về việc cơ quan cũ hỗ trợ xử lý công việc trong thời gian quá độ. Ví dụ như trong 6 tháng sau khi sắp xếp tổ chức, cán bộ từ cơ quan cũ phải có trách nhiệm hỗ trợ giải quyết hồ sơ công việc ở cơ quan mới, tránh tình trạng cơ quan cũ phủi tay sau khi sáp nhập.

Ba là, xây dựng cơ chế khiếu nại (nếu có bất cập trong bàn giao), nếu tổ chức, cá nhân ảnh hưởng do công việc bàn giao chậm trễ, họ có thể gửi khiếu kiện đến Bộ Nội vụ hoặc UBND cấp tỉnh để giải quyết, nên có cơ chế cho việc này.

Hạn chế thứ ba là chưa có cơ chế xử lý các văn bản pháp lý chưa hoàn tất. Vấn đề đặt ra là nhiều văn bản pháp lý đang trong quá trình ban hành thì có thể bị ảnh hưởng do thay đổi cơ quan chủ trì, một số văn bản cũ có thể bị lỗi do thay đổi cơ quan nhưng lại chưa được sửa đổi ngay, chưa có cơ chế ưu tiên xử lý nhanh các văn bản chịu tác động từ quá trình sắp xếp.

Tôi đề xuất như sau: Một là, xây dựng danh mục các văn bản cần sửa đổi trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức. Mỗi Bộ, ngành phải rà soát danh sách các văn bản trong quá trình soạn thảo hoặc đã ban hành nhưng chịu tác động sắp xếp bộ máy. Bộ Tư pháp chủ trì việc điều chỉnh các văn bản này.

Hai là, áp dụng quy trình sửa đổi văn bản nhanh, cho phép sử dụng quy trình sửa đổi, rút gọn đối với các văn bản pháp lý bị ảnh hưởng trực tiếp do quá trình sắp xếp.

Ba là, quy định cụ thể thời gian hoàn tất các văn bản sửa đổi. Ví dụ toàn bộ văn bản cần sửa đổi phải được hoàn tất trước ngày 28/2/2027 để phù hợp với thời gian thực hiện Nghị quyết.

Hạn chế thứ tư là chưa có quy trình xử lý các vụ việc hành chính, tố tụng dở dang. Vấn đề đặt ra là các vụ việc hành chính hoặc tố tụng dở dang có thể gặp gián đoạn do thay đổi cơ quan chủ trì, chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của cơ quan mới cho các vụ việc đang xử lý.

Giải pháp đề xuất của tôi: Một là, yêu cầu cơ quan cũ lập danh sách các việc hành chính, tố tụng đang xử lý, bàn giao chi tiết cho cơ quan tiếp nhận.

Hai là, Bộ Nội vụ giám sát việc chuyển giao này và báo cáo lên Chính phủ.

Ba là, quy định thời gian xử lý tiếp nối, tránh tình trạng hồ sơ bị đình trệ. Ví dụ, cơ quan tiếp nhận phải tiếp tục xử lý trong vòng 30 ngày từ khi tiếp nhận.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn TP Hồ Chí Minh): Có khoản quét đề cập đến quyền của những người không đủ điều kiện theo quy định

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập

Chúng tôi thấy có một vài điểm xin góp ý để có thể tính toán thêm. Đó là vấn đề về tài sản, xử lý tài sản sau sáp nhập. Trước đây chúng ta có việc sáp nhập các cơ quan hành chính ở đơn vị cấp xã, cấp huyện, các địa phương đã có những vấn đề vướng mắc và đây là một cuộc sáp nhập rất lớn, khối lượng tài sản rất lớn và trong nghị quyết của chúng ta đã tính toán đến. Ở đây chúng ta thấy rằng hiện nay đang có Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định 114/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 151/NĐ-CP năm 2017; và mới nhất là Nghị định 03/2025/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất nhưng chúng tôi thấy vẫn chưa đủ để bao chứa hết. Ví dụ những tài sản được hình thành trong tương lai nằm trong các dự án và các đề án do các chủ đầu tư của các cơ quan đang chịu sự sáp nhập này. Chúng tôi cho rằng cũng phải tính toán đến để đảm bảo sao tài sản xử lý được hợp lý và làm rõ trách nhiệm.

Về cơ cấu, tổ chức và con người bị tác động sau sáp nhập. Hiện nay chúng ta có Nghị định 177, 178 và Thông tư 01 năm 2025 về vấn đề giải quyết chế độ cho những người có nguyện vọng về hưu để thực hiện cuộc sắp xếp này, tôi cho là rất tốt. Nhưng còn một bộ phận là những người lao động trong các cơ quan chịu sự sáp nhập và chịu sự kết thúc là không đủ các điều kiện thỏa mãn trong Nghị định 177/2024/NĐ-CP, Nghị định 178/2024/NĐ-CP, cũng như Thông tư 01 của Bộ Nội vụ và trong khoản 3 Điều 2 của dự thảo Nghị quyết nêu rõ là bảo đảm các quyền con người thì chúng ta có một khoản quét nào đó để đề cập đến quyền của những người này nhằm thể hiện rất rõ tính bao quát của chúng ta trong Nghị quyết của Quốc hội.

Hoàng Thư

(baophapluat.vn)
Tin bài khác
Bộ Chính trị đồng ý không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên

Bộ Chính trị đồng ý không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên

(PLVN) - Văn phòng Ban chấp hành Trung ương vừa có Văn bản số 13421 - CV/VPTW Thông báo về việc sơ kết thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới và sửa đổi các quy định của Đảng và Nhà nước liên quan đến chính sách dân số. Tại Văn bản thể hiện rõ: không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên.
Quốc hội thông qua loạt nghị quyết về nhân sự bộ máy Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quốc hội thông qua loạt nghị quyết về nhân sự bộ máy Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

(PLVN) - Chiều 18/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự.
Cần cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ điện hạt nhân Ninh Thuận

Cần cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ điện hạt nhân Ninh Thuận

(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án đặc biệt quan trọng, có công nghệ phức tạp, chỉ một số ít quốc gia sở hữu; nhu cầu vốn đầu tư rất lớn và lần đầu tiên được đầu tư xây dựng tại nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thực hiện.
58 tỉnh, thành hoàn thành giao nhận quân năm 2025

58 tỉnh, thành hoàn thành giao nhận quân năm 2025

(PLVN) - Sáng 14/2, thêm 6 tỉnh Quân khu 4 đã hoàn thành giao nhận quân năm 2025, nâng tổng số lên 58 tỉnh, thành hoàn thành giao nhận quân.
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong sắp xếp bộ máy nhà nước

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong sắp xếp bộ máy nhà nước

(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, mục đích cao nhất trong ban hành Nghị quyết của Quốc hội xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước là quy định đặt ra phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9

Khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9

(PLVN) - Sáng 12/2, tại Hà Nội, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9. Kỳ họp dự kiến bế mạc vào ngày 19/2 để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trọng tâm là phục vụ việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 18 của Trung ương.
Cần nghiên cứu mở rộng hơn đối tượng được tham vấn chính sách

Cần nghiên cứu mở rộng hơn đối tượng được tham vấn chính sách

(PLVN) -Chiều 11/2, sau khi được thẩm tra tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì làm việc với các đơn vị trong và ngoài Bộ để tiếp tục chỉnh lý dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi), bảo đảm cao nhất chất lượng của dự án Luật sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 dự kiến diễn ra từ ngày 12-19/2/2025.
Công an tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm

Công an tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm

(PLVN) -Ngày 11/2, Công an tỉnh Đồng Nai đã tổ chức lễ giới thiệu và bàn giao cuốn sách “Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân – Sáng ngời tư cách cách mạng người Công an cách mạng” của Đại tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phải bảo đảm an ninh tài chính quốc gia khi đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Phải bảo đảm an ninh tài chính quốc gia khi đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ phải bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, đánh giá kỹ lưỡng hơn các rủi ro và các giải pháp kiểm soát rủi ro, nhất là rủi ro thiếu vốn, không hoàn thành dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đúng tiến độ…
Thủ tướng: Trình đề án sắp xếp, tinh gọn hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp

Thủ tướng: Trình đề án sắp xếp, tinh gọn hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp

Chiều 10/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo để bàn về đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp hàng đầu đất nước

Hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp hàng đầu đất nước

Sáng 10/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững trong kỷ nguyên mới.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mới ký Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.
Bộ Chính trị đồng ý không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên

Bộ Chính trị đồng ý không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên

(PLVN) - Văn phòng Ban chấp hành Trung ương vừa có Văn bản số 13421 - CV/VPTW Thông báo về việc sơ kết thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới và sửa đổi các quy định của Đảng và Nhà nước liên quan đến chính sách dân số. Tại Văn bản thể hiện rõ: không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên.
Quốc hội thông qua loạt nghị quyết về nhân sự bộ máy Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quốc hội thông qua loạt nghị quyết về nhân sự bộ máy Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

(PLVN) - Chiều 18/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự.
Hôm nay Quốc hội tiến hành chốt bộ máy, nhân sự Chính phủ, Quốc hội

Hôm nay Quốc hội tiến hành chốt bộ máy, nhân sự Chính phủ, Quốc hội

Hôm nay (ngày 18/2), Quốc hội sẽ chốt các vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác nhân sự các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ.
Triệt phá đường dây lừa đảo bằng đồng năng lượng MPX, thu giữ nhiều xe sang

Triệt phá đường dây lừa đảo bằng đồng năng lượng MPX, thu giữ nhiều xe sang

Công an thành phố Hà Nội đã bắt giữ 8 đối tượng trong đường dây. Thu giữ nhiều xe sang, nhà và tài sản khác do các đối tượng phạm tội mà có, tổng trị giá khoảng 500 tỷ đồng.
TP HCM mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao

TP HCM mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao

UBND TPHCM ban hành văn bản tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng.
Liên tiếp gây án tại 'điểm hẹn đồng tính nam"

Liên tiếp gây án tại 'điểm hẹn đồng tính nam"

(PLVN) - Khu bãi đất trống trên đường Lê Quang Đạo, đối diện Sân vận động Mỹ Đình là điểm hẹn của những người đồng tính nam đến đây tìm bạn tình. Lợi dụng tình trạng vắng vẻ, Thuận nảy sinh ý định đến khu vực trên để cướp tài sản.
Gần 3,4 triệu lượt khách di chuyển trên tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội

Gần 3,4 triệu lượt khách di chuyển trên tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội

(PLM) - Theo Hà Nội Metro, trung bình mỗi tháng có hơn 480 nghìn lượt hành khách di chuyển trên tuyến đường sắt đô thị số 3.1 Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao

Sẵn sàng cho Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần II

Sẵn sàng cho Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần II

(PLM) - Sáng 15/2, đồng chí Trần Ngọc Hà – Phó Tổng Biên tập cùng đoàn công tác Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo UBND huyện Trạm Tấu và các thành viên trong Ban tổ chức Giải leo núi “Bước chân trên mây” để triển khai cụ thể về công tác tổ chức và trao đổi kế hoạch chi tiết về giải. Sau lần lỡ hẹn do ảnh hưởng bởi thiên tai, Bước chân trên mây - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025 sẽ được tổ chức lần thứ 2 tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Công tác đưa đón, vấn đề ăn nghỉ và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho vận động viên cũng như khách mời tham dự giải được Ban tổ chức đặc biệt chú trọng và cơ bản đã có phương án cụ thể, đầy đủ.

Xu hướng quà tặng dịp lễ valentine 2025

Xu hướng quà tặng dịp lễ valentine 2025

(PLM) - Valentine không chỉ là ngày để tặng quà mà còn là dịp để các cặp đôi thể hiện tình yêu một cách đặc biệt và ý nghĩa. Bằng những xu hướng quà tặng mới mẻ, mang tính cá nhân hoá, ngày lễ tình nhân ngày càng trở nên đầy cảm xúc và kỷ niệm đặc biệt trong lòng mỗi người.

Đầu năm nam thanh nữ tú nô nức đến chùa Hà cầu tình duyên

Đầu năm nam thanh nữ tú nô nức đến chùa Hà cầu tình duyên

(PLM) - Vào những ngày đầu năm mới, nhiều nam thanh nữ tú đất Hà Thành lại dập dìu kéo nhau đến chùa Hà xin gieo duyên, cầu phúc, lộc và sự bình an, may mắn, nhất là dịp Valentine đang cận kề.

180 thanh niên huyện Thanh Trì lên đường nhập ngũ

180 thanh niên huyện Thanh Trì lên đường nhập ngũ

(PLM) - Sáng ngày 13/2, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Thành Uỷ, UBND TP Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô, đại diện huyện Uỷ - UBND và các đoàn thể của huyện Thanh Trì và đặc biệt là 180 tân binh lên đường nhập ngũ năm 2025.

Báo Pháp luật Việt Nam tái khởi động Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần II – Chinh phục đỉnh Tà Xùa

Báo Pháp luật Việt Nam tái khởi động Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần II – Chinh phục đỉnh Tà Xùa

(PLM) - Tiếp nối thành công của giải năm 2023, Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần II năm 2025 do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với UBND huyện Trạm Tấu và Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt tổ chức chính thức khởi tranh từ ngày 11-13/4/2025. “Bước chân trên mây” lần II quy tụ hàng trăm vận động viên là nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước cùng chinh phục đỉnh Tà Xùa ở độ cao 2.865m theo cung đường xuất phát từ trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái với tổng cơ cấu giải thưởng lên đến hàng trăm triệu đồng. Thí sinh đăng ký tham dự giải vui lòng liên hệ Pháp luật Media - Báo Pháp luật Việt Nam Địa chỉ: 139k Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, TP.Hà Nội; Websie: buocchantrenmay.vn; Fanpage Facebook: Bước chân trên mây; Hotline: 0945.541.986; Email: leonuibuocchantrenmay@gmail.com; Đăng ký trực tuyến tại: https://buocchantrenmay.vn/dangky./.

Sinh hoạt chuyên đề 95 năm vinh quang Đảng Cộng sản Việt Nam, tự hào và trách nhiệm

Sinh hoạt chuyên đề 95 năm vinh quang Đảng Cộng sản Việt Nam, tự hào và trách nhiệm

(PLM) - Chiều 10/2, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức buổi Sinh hoạt chuyên đề “95 năm vinh quang Đảng Cộng sản Việt Nam, tự hào và trách nhiệm”

Đầu xuân về hội làng Triều Khúc xem "con đĩ đánh bồng"

Đầu xuân về hội làng Triều Khúc xem "con đĩ đánh bồng"

(PLM) - Hàng năm, cứ từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Điểm nhấn của Lễ hội làng Triều Khúc chính là điệu múa dân gian truyền thống có một không hai "con đĩ đánh bồng".

Người dân đội mưa, rét để mua vàng ngày vía Thần tài

Người dân đội mưa, rét để mua vàng ngày vía Thần tài

(PLM) - Theo ghi nhận của phóng viên báo Pháp luật Việt Nam ngay từ sáng sớm ngày 7.2 tức ngày 10 tháng riêng năm Ất Tỵ, mặc dù trời mưa, rét nhưng tuyến phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có rất đông người dân đến mua vàng ngày vía Thần tài.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì hội nghị chỉnh lý dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì hội nghị chỉnh lý dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

(PLM) - Chiều 6/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì làm việc với các đơn vị về chỉnh lý dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 42. Cùng dự có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Trung Thành và Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Trần Thị Kim Nhung.