HĐND TP Hà Nội đã quyết định hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính để thành lập Sở Tài chính. Sau hợp nhất, Sở Tài chính mới có 17 đầu mối trực thuộc (15 phòng và 2 đơn vị sự nghiệp), giảm 6 đơn vị, tỷ lệ 26%; số biên chế và hợp đồng lao động là 449 người.
Hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường. Sau hợp nhất, Sở Nông nghiệp và Môi trường mới có 25 đầu mối trực thuộc (13 phòng, 4 chi cục và 8 đơn vị sự nghiệp), giảm 12 đơn vị, tỷ lệ 32%; số biên chế và hợp đồng lao động là 2.571 người.
Hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ để thành lập Sở Khoa học và Công nghệ. Sau hợp nhất, Sở Khoa học và Công nghệ có 12 đầu mối trực thuộc (8 phòng và 4 đơn vị sự nghiệp), giảm 9 đầu mối trực thuộc, tỷ lệ 42,86%; số biên chế và hợp đồng lao động là 358 người.
![]() |
Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh trình bày Tờ trình về việc thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND TP Hà Nội |
Hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ để thành lập Sở Nội vụ. Sau hợp nhất, Sở Nội vụ mới có 22 đầu mối trực thuộc (11 phòng, 1 ban và 10 đơn vị sự nghiệp), giảm 7 đơn vị, tỷ lệ 24% (không tính các đầu mối chuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Công an thành phố); số biên chế và hợp đồng lao động là 1.521 người.
Sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND thành phố; tiếp nhận nhiệm vụ xúc tiến đầu tư tại nước ngoài của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố và nhiệm vụ của Trung tâm Báo chí Thủ đô thuộc Sở Thông tin và Truyền thông. Sau sắp xếp, Văn phòng UBND thành phố có 13 đầu mối trực thuộc (10 phòng, 1 chi cục và 2 đơn vị sự nghiệp), giảm 4 đơn vị, tỷ lệ 23,5%; số biên chế và hợp đồng lao động là 362 người.
Hợp nhất Sở Xây dựng và Sở Giao thông - Vận tải để thành lập Sở Xây dựng. Sau hợp nhất, Sở Xây dựng mới có 23 đầu mối trực thuộc, giảm 7 đầu mối (tỷ lệ 23,3%). Số biên chế và hợp đồng lao động là 1.346 người.
![]() |
Các đại biểu HĐND TP Hà Nội biểu quyết thông qua Nghị quyết |
Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc thành phố tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban tôn giáo thuộc Sở Nội vụ. Sau sắp xếp, Sở Dân tộc và Tôn giáo có 4 phòng chuyên môn, giảm 3 đơn vị, tỷ lệ: 43%; số biên chế và hợp đồng lao động là 59 người.
Hợp nhất Ban Quản lý các khu Công nghiệp và Chế xuất và Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc để thành lập Ban Quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố. Sau hợp nhất, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố Hà Nội có 11 đầu mối trực thuộc (7 phòng, 3 đơn vị sự nghiệp, 1 Công ty TNHH Một thành viên). Số biên chế và hợp đồng lao động là 229 người.
Tổng số cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND thành phố trước khi sắp xếp là 23 cơ quan (trong đó 21 cơ quan chuyên môn, 2 tổ chức hành chính). Sau khi được sắp xếp, tổng số lượng cơ quan chuyên môn của UBND thành phố có 15 sở (giảm 6 sở so với hiện nay, tỷ lệ giảm 29%) và 1 tổ chức hành chính khác (giảm 1 tổ chức hành chính, tỷ lệ giảm 50%).
![]() |
Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố Duy Hoàng Dương báo cáo thẩm tra tại kỳ họp |
Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Duy Hoàng Dương cho biết, việc thành lập, tổ chức lại 8 cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND TP Hà Nội được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo theo đúng định hướng của Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TƯ của Chính phủ tại Văn bản số 24/CV-BCĐTKNQ18 của Ban Chỉ đạo. Tên gọi thực hiện theo định hướng tên gọi các bộ, ngành của Trung ương tương ứng; tên gọi các phòng ngắn gọn, phản ánh được nội hàm chính về chức năng, nhiệm vụ.
Về cơ cấu tổ chức đã thực hiện hợp nhất, sáp nhập các phòng trùng lắp chức năng, nhiệm vụ (như Văn phòng, Tổ chức - Cán bộ, Thanh tra, Kế hoạch - Tài chính); đồng thời thực hiện rà soát chức năng, nhiệm vụ các phòng chuyên môn trên cơ sở tiếp nhận nguyên trạng để sắp xếp theo nguyên tắc không bỏ sót, không trùng lặp, giao thoa chức năng, nhiệm vụ; thực hiện phòng quản lý đa nhiệm vụ, đa lĩnh vực và đảm bảo điều kiện, tiêu chí thành lập phòng theo quy định.
Các cơ quan sau sắp xếp đã đảm bảo giảm trên 15% các đầu mối bên trong (theo định hướng của Trung ương là khoảng từ 15%). Việc thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND thành phố đã được xin ý kiến Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy và thực hiện các quy trình theo quy định.
HG
(PLM) - Sáng 24/2, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Hội nghị góp ý Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi). Dự và chủ trì Hội nghị có Tổng biên tập, TS. Vũ Hoài Nam; Phó Tổng biên tập Trần Ngọc Hà. Tham dự Hội nghị là lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn thuộc Báo Pháp luật Việt Nam; biên tập viên, phóng viên thuộc Báo.
(PLM) -Theo Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội), các tổ công tác đang triển khai tuần tra, xử lý tình trạng xe ô tô, đặc biệt là xe tải và xe khách, dừng đỗ sai quy định trên địa bàn thành phố và các tuyến đường vành đai.
(PLM) - Theo Cục Cảnh sát giao thông, sau khi nhiệm vụ quản lý Nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe chuyển từ Bộ Giao thông Vận tải về Bộ Công an, qua đó, người dân có thể thực hiện thủ tục qua dịch vụ công trực tuyến và nộp hồ sơ trực tiếp.
(PLM) - Ngày 20/2, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin, Sở đang hoàn thiện dự thảo kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học mới và trình UBND Thành phố phê duyệt với dự kiến công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 trong tuần tới.
(PLM) - Liên quan đến vụ việc, đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức dụ dỗ, lôi kéo người dân tham gia đầu tư mua đồng năng lượng MPX để đào XFI của dự án CrossFi vừa bị công an Thành phố Hà Nội phối hợp cùng công an quận Cầu Giấy triệt phá đang được dự luận đặc biệt quan tâm hiện nay. Song có thể nhiều người chưa biết, trước đó Báo Pháp luật Việt Nam đã từng cảnh báo về các dấu hiệu lừa đảo của nhóm đối tượng này.
(PLM) - Theo Hà Nội Metro, trung bình mỗi tháng có hơn 480 nghìn lượt hành khách di chuyển trên tuyến đường sắt đô thị số 3.1 Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao
(PLM) - Sáng 15/2, đồng chí Trần Ngọc Hà – Phó Tổng Biên tập cùng đoàn công tác Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo UBND huyện Trạm Tấu và các thành viên trong Ban tổ chức Giải leo núi “Bước chân trên mây” để triển khai cụ thể về công tác tổ chức và trao đổi kế hoạch chi tiết về giải. Sau lần lỡ hẹn do ảnh hưởng bởi thiên tai, Bước chân trên mây - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025 sẽ được tổ chức lần thứ 2 tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Công tác đưa đón, vấn đề ăn nghỉ và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho vận động viên cũng như khách mời tham dự giải được Ban tổ chức đặc biệt chú trọng và cơ bản đã có phương án cụ thể, đầy đủ.
(PLM) - Valentine không chỉ là ngày để tặng quà mà còn là dịp để các cặp đôi thể hiện tình yêu một cách đặc biệt và ý nghĩa. Bằng những xu hướng quà tặng mới mẻ, mang tính cá nhân hoá, ngày lễ tình nhân ngày càng trở nên đầy cảm xúc và kỷ niệm đặc biệt trong lòng mỗi người.
(PLM) - Vào những ngày đầu năm mới, nhiều nam thanh nữ tú đất Hà Thành lại dập dìu kéo nhau đến chùa Hà xin gieo duyên, cầu phúc, lộc và sự bình an, may mắn, nhất là dịp Valentine đang cận kề.
(PLM) - Sáng ngày 13/2, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Thành Uỷ, UBND TP Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô, đại diện huyện Uỷ - UBND và các đoàn thể của huyện Thanh Trì và đặc biệt là 180 tân binh lên đường nhập ngũ năm 2025.