Chiều 16/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội), với sự chủ trì của bà Dyah Roro Esti, Nghị sỹ Indonesia, thành viên Ban Lãnh đạo Diễn đàn Nghị sỹ Trẻ IPU, Hội nghị Nghị sỹ Trẻ Toàn cầu lần thứ 9 chính thức bế mạc.
Tham dự có: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Duarte Pacheco; Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới Martin Chungong; Chủ tịch Diễn đàn Nghị sỹ Trẻ IPU Dan Carden, Hạ Nghị sỹ, Vương quốc Anh; bà Cynthia Lopez Castro, Chủ tịch Diễn đàn Nữ Nghị sỹ IPU, Nghị sỹ Mexico.
Cùng tham dự có: Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Đức Hải, Trần Quang Phương, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, Chủ tịch Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn; các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại diện lãnh đạo bộ, ban, ngành cơ quan Trung ương.
Hơn 500 nghị sỹ trẻ và đại biểu đến từ các nghị viện thành viên IPU, đại diện các tổ chức quốc tế, các đại sứ đại diện cơ quan ngoại giao nước ngoài, các tổ chức quốc tế Việt Nam cùng dự.
Bà Dyah Roro Esti, Nghị sỹ Indonesia, thành viên Ban Lãnh đạo Diễn đàn Nghị sỹ Trẻ phát biểu cho biết vừa qua trên thế giới đã xảy ra nhiều thảm họa như động đất, thiên tai, hỏa hoạn, gây nhiều tổn thất nặng nề về người và tài sản, đặc biệt là tại Maroc, Libya và Việt Nam.
Để tỏ lòng thương tiếc và tưởng nhớ các nạn nhân, các đại biểu tham dự Phiên Bế mạc đã dành một phút mặc niệm.
Tiếp theo, phát biểu tại Phiên Bế mạc, bà Dyah Roro Esti cho biết các đại biểu đã đề cập đến nhiều vấn đề trong vài ngày qua. Vào ngày đầu tiên, các đại biểu đã đánh giá tiến độ của các Mục tiêu Phát triển Bền vững cũng như vai trò của Chuyển đổi Số, Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp để giúp chúng ta đẩy nhanh tiến độ.
Và hôm nay, các đại biểu đã xem xét cách khai thác sự đa dạng văn hóa cũng có thể là động lực thúc đẩy việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững, cũng như cách sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm để khai thác những mặt tích cực của những tiến bộ này đồng thời giảm thiểu rủi ro.
Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết cho biết trong khuôn khổ chương trình Hội nghị Nghị sỹ Trẻ Toàn cầu lần thứ 9, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được giao tổ chức Tọa đàm “Tăng cường năng lực số cho thanh niên Việt Nam." Đây là cơ hội tốt để thanh niên Việt Nam, nghị sỹ trẻ các nước chia sẻ nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của năng lực số trong bối cảnh Chuyển đổi Số hiện nay.
Đồng thời, thông qua những phát biểu, chia sẻ kinh nghiệm tại tọa đàm, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các cơ quan hữu quan của Việt Nam có thêm những gợi ý để tham khảo trong quá trình tổ chức các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực số cho thanh niên thời gian tới…
Tại tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận những vấn đề lớn liên quan tới năng lực số của thanh niên và thống nhất cho rằng Chuyển đổi Số là cuộc cách mạng toàn dân và toàn diện. Trong đó, lực lượng có điều kiện thuận lợi nhất để làm tốt việc Chuyển đổi Số bởi đặc trưng sáng tạo, khả năng tiếp cận nhanh với công nghệ và dễ dàng chấp nhận những cái mới.
Trong Chuyển đổi Số, thanh niên là chủ thể tham gia thực hiện Chuyển đổi Số, đồng thời cũng là chủ thể thụ hưởng kết quả mang lại từ Chuyển đổi Số.
Từ nhận thức đúng đắn về vai trò, sứ mệnh và sức mạnh của tuổi trẻ, thời gian qua thanh niên đã chủ động, tích cực tham gia vào công cuộc Chuyển đổi Số quốc gia và đã tạo ra được nhiều giá trị tích cực. Các cấp lãnh đạo, các tổ chức thanh niên đã hỗ trợ, tạo thêm môi trường thuận lợi để thanh thiếu niên nâng cao năng lực số của bản thân và có những đóng góp cụ thể cho cộng đồng.
Về đề xuất giải pháp tăng cường năng lực số cho thanh niên thời gian tới, các ý kiến cho rằng cần tiếp tục thực hiện các giải pháp tuyên truyền để thanh niên hiểu những tác động của Chuyển đổi Số đối với sự phát triển của nhân loại, sự hoàn thiện của mỗi cá nhân và vai trò cần thiết của năng lực số đối với thanh niên trong bối cảnh Chuyển đổi Số, đồng thời chia sẻ các mô hình, giải pháp hiệu quả trong nâng cao năng lực số cho thanh niên. Từ nhận thức đúng đắn, thông tin đầy đủ, kịp thời thanh niên mới có hành động tích cực, thiết thực.
Bên cạnh đó là triển khai các giải pháp nâng cao năng lực số thông qua các khóa đào tạo, tập huấn, các cuộc thi, giải thưởng về công nghệ thông tin, Chuyển đổi Số; các diễn đàn, tọa đàm chia sẻ kiến thức, kỹ năng số... thu hút thanh thiếu niên tham gia để hoàn thiện kỹ năng bản thân, tìm kiếm được tài năng trẻ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Chuyển đổi Số…
Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết cho biết tọa đàm đã diễn ra thành công tốt đẹp, đáp ứng được mục tiêu đề ra, đồng thời nhấn mạnh những nội dung của Tọa đàm rất hữu ích cho Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan, tổ chức quan tâm tới vấn đề năng lực số của thanh niên.
Trình bày báo cáo Phiên 1 “Chuyển đổi Số," ông Hoàng Minh Hiếu, Đại biểu Quốc hội Việt Nam cho biết trong khuôn khổ Hội nghị Nghị sỹ Trẻ Toàn cầu lần thứ 9 tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 14-17/9, các đại biểu đã tham gia phiên họp đầu tiên về “Chuyển đổi Số” được chủ trì bởi Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Tonga Lord Fakafanua, thành viên Ban Lãnh đạo Diễn đàn Nghị sỹ Trẻ IPU; ông Mohamed Anouar Bouchouit, thành viên Quốc hội Nhân dân Algeria, thành viên Ban Lãnh đạo Diễn đàn Nghị sỹ Trẻ IPU.
Sau phần trình bày của các nghị sỹ đến từ: Mexico, Việt Nam, Uruguay, Lithuania, Kenya, Nghị viện châu Âu và Giám đốc YIAGA châu Phi, đã có 30 ý kiến được các nghị sỹ, đại diện các tổ chức trực thuộc và quan sát viên trao đổi, thảo luận.
Các thảo luận và ý kiến tập trung vào 3 nội dung chính: hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm thúc đẩy quá trình Chuyển đổi Số và tạo thêm cơ hội phát triển kinh tế bền vững; chia sẻ kinh nghiệm của các nước trong công tác lập pháp, giám sát và vai trò của Nghị sỹ Trẻ trong thúc đẩy quá trình Chuyển đổi Số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chia sẻ những tiến bộ đạt được trong việc số hóa các hoạt động của nghị viện và thúc đẩy kinh tế, xã hội số.
Các đại biểu nhấn mạnh hoàn thiện thể chế cho đổi mới, thử nghiệm các mô hình mới, triển khai các ứng dụng và nền tảng số mới để tăng tốc Chuyển đổi Số; phổ cập kết nối số thông qua đào tạo, nâng cao nhận thức số, văn hóa số và kỹ năng số cho người dân, đặc biệt là giới trẻ; thu hẹp khoảng cách số và đảm bảo khả năng tiếp cận công nghệ một cách công bằng để không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển bền vững môi trường kỹ thuật số.
Tại Phiên bế mạc, đại biểu Trần Khánh Thu báo cáo tổng kết phiên chuyên đề 2 về Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp. Ông Wilson Soto Palacios, Nghị sỹ Quốc hội nước Cộng hòa Peru chủ trì, Thành viên Ban liên Nghị viện của Diễn đàn Nghị sỹ Trẻ.
Đại biểu Trần Khánh Thu cho biết sau phần trình bày của ông Denis Naughten, Nghị sỹ Quốc hội Cộng hòa Ireland, Chủ tịch Nhóm Công tác Khoa học và Công nghệ IPU, các tham luận viên là người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Sky Mavis, Giám đốc HICOOL và các chuyên gia của UNDP, có 18 ý kiến đã được trao đổi và thảo luận của các nghị sỹ các nước, đại diện các tổ chức liên kết và quan sát viên, tập trung vào nội dung sau: hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm tích cực thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp (bao gồm cả tinh thần khởi nghiệp của thanh niên) hướng tới phát triển toàn diện và bền vững; kinh nghiệm của quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát và vai trò của nghị sỹ trẻ trong việc thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; phát triển trí tuệ nhân tạo, góp phần thực hiện hiệu quả các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs); đề xuất với các nghị viện về xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến AI.
Đại biểu Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Hà trình bày báo cáo tổng kết chuyên đề số 3: “Thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững."
Đại biểu Nguyễn Thu Hà cho biết tại phiên thảo luận, các đại biểu tập trung vào các nội dung như: Hợp tác kỹ thuật số dựa trên đạo đức và giảm thiểu tác động không mong muốn của Chuyển đổi Số đối với quyền riêng tư, bảo mật và hạnh phúc; phát huy vai trò của văn hóa trong các chính sách phát triển tại cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế; cam kết bảo vệ và phát huy sự đa dạng văn hóa; tạo môi trường, hệ sinh thái thuận lợi cho văn hóa và đa dạng văn hóa; vai trò của văn hóa và đa dạng văn hóa trong phát triển bền vững.
Trên cơ sở các ý kiến trao đổi, thảo luận, Hội nghị ghi nhận và đánh giá cao kinh nghiệm và thành tựu của các nước trong xây dựng chính sách, pháp luật nhằm thúc đẩy đa dạng văn hóa và vai trò của các nghị sỹ trong quá trình này.
Qua phiên thảo luận, Nghị viện các nước cần phát triển cách tiếp cận chung của nghị viện nhằm thiết lập một khuôn khổ các nguyên tắc, giá trị trong việc ra quyết định, nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ, chẳng hạn Bộ Quy tắc Ứng xử của IPU về đạo đức khoa học và công nghệ, nhằm đảm bảo việc phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ được thực hiện có trách nhiệm, có đạo đức vì Mục tiêu Phát triển Bền vững và tôn trọng đa dạng văn hóa.
Bên cạnh đó, Nghị viện các nước cần thiết lập khuôn khổ pháp lý về đạo đức và ứng xử trên không gian mạng nhằm ngăn chặn bạo lực và lạm dụng trực tuyến đối với các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái. Tăng cường luật khung bảo vệ dữ liệu, nhất là dữ liệu cá nhân và thúc đẩy các thuật toán với nguồn mở và minh bạch. Tăng cường lòng tin trên cơ sở thúc đẩy đối thoại liên văn hóa và tôn trọng sự đa dạng văn hóa, kiến thức bản địa với tư cách là một động lực cho sự phát triển bền vững, thịnh vượng và chung sống hòa bình.
Ngoài ra, Nghị viện các nước cần thúc đẩy tôn trọng sự đa dạng văn hóa trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thắt chặt sự hợp tác trong đổi mới phương cách vận hành nền kinh tế, tăng mạnh năng suất lao động, tạo các động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời, giúp các cơ quan nhà nước hoạt động ngày càng minh bạch, hiệu quả hơn trên lộ trình số hóa, nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển và đảm bảo chủ quyền quốc gia cũng như quyền riêng tư cá nhân trên không gian mạng./.
(PLM) - Tết với mỗi người Việt nói chung và đồng bào dân tộc Mông tại huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái nói riêng đều có lễ hội mang đậm những nét văn hoá đặc trưng. Đối với đồng bào dân tộc Mông – Lễ hội Gầu Tào là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng đã có từ xa xưa của ông cha được những người con vùng núi cao Tây Bắc, lưu giữ và phát triển đến tận ngày nay. Không chỉ để tiếp nối nét đẹp truyền thống mà còn là dịp đồng bào nơi đây tái hiện những giá trị lịch sử để lại. Đã thành thông lệ, năm 2025, Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu sẽ diễn ra vào sáng ngày 15/02/2025 (tức ngày 18/01 năm Ất Tỵ) và công bố Quyết định công nhận cây di sản Việt Nam và trao bằng công nhận cây Di sản đối với quần thể cây Du Sam núi đất” tại Sân vận động Trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để người dân cùng vui đón xuân, rộn ràng khắp bản.
(PLM) - Liên quan đến vụ việc người dân có đơn tố cáo một đơn vị thi công có dấu hiệu huỷ hoại tài sản tại phường Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, mới đây Công an quận Hải An đã có hướng dẫn nơi gửi đơn giải quyết cho người dân.
(PLM) - Thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi rõ rệt, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Với sự tiện lợi và đa dạng, các sàn thương mại điện tử ngày càng trở thành lựa chọn hàng đầu, bất chấp một số lo ngại về giao hàng.
(PLM) - Tối 20-1, tại Nhà hát Hồ Gươm, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 / 3-2-2025), Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ công bố và trao Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX-năm 2024.
(PLM) - Sáng 20/1, UBND huyện Mỹ Đức (TP.Hà Nội) đã tổ chức họp báo về công tác tổ chức và quản lý Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025 và công bố quyết định công nhận khu du lịch cấp Thành phố. Để chuẩn bị tốt công tác tổ chức, phát huy giá trị khu di tích Quốc gia đặc biệt, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và nhân dân về tham quan lễ Phật, Lễ hội Chùa Hương năm 2025 sẽ có nhiều điểm mới.
(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).
(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.