Sáng 27/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.
Trước khi tiến hành thảo luận, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã xem video clip về tư liệu liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.
Tại dự thảo Luật, Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình và thay thế bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án tại 8/18 tội danh có khung hình phạt tử hình ở Bộ luật hiện hành, Cụ thể là tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của Việt Nam; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội tham ô tài sản; tội nhận hối lộ; tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược.
Trong đó, điểm đ khoản 4 dự thảo Luật quy định phạm tội thuộc trong một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân, hoặc tù chung thân không xem xét giảm án khi chết 2 người trở lên, là một nội dung được nhiều ĐBQH quan tâm góp ý.
![]() |
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan. (Ảnh: Cổng TTĐTQH) |
Với tư cách là người thuộc cơ quan hành pháp chịu trách nhiệm phát hiện và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, ĐB Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn TP Hồ Chí Minh) đề nghị khung hình phạt cao nhất phải là tử hình chứ không chỉ chung thân với sản xuất kinh doanh thực phẩm giả, đặc biệt là sữa và thực phẩm chức năng vì nó ảnh hưởng đến người yếu thế trong xã hội, sức khỏe và niềm tin của toàn dân.
Nhấn mạnh đừng xuê xoa với tội phạm, ĐB cho rằng, án tử hình không phải là biện pháp duy nhất nhưng ít ra cũng góp phần trong việc lập lại trật tự và cho thấy quyết tâm trong việc không khoan nhượng và luôn quyết liệt để chống lại tội ác này.
ĐB Phong Lan còn bày tỏ băn khoăn khi không còn hình phạt tử hình đối với tội danh tham ô, nhận hối lộ, vận chuyển ma túy trái phép, sản xuất kinh doanh thuốc giả.
“Lực lượng chấp pháp, cơ quan hành pháp đã phải hết sức vất vả để kìm hãm các loại tội phạm này, và kịp thời phát hiện để xử lý vậy tại sao lại giảm án?”, ĐB nêu vấn đề và cho rằng đang không có sự logic.
“Nếu chúng ta nêu ra lý do phải nhân văn với tội phạm, hòa nhập với thế giới thì thân nhân của những nạn nhân, những người đã chết vì tội này sẽ cảm thấy thế nào?”, ĐB phân tích, đồng thời chỉ ra đa số tội phạm biết rõ hậu quả gây ra sẽ như thế nào, gây ra tác hại gì nhưng họ vẫn bất chấp.
Từ những phân tích trên, ĐB Phạm Khánh Phong Lan cho rằng vẫn cần giữ mức án cao nhất là tử hình đối với những trường hợp vi phạm cực kỳ nghiêm trọng. Đây cũng là sự chứng minh để cho Nhân dân thấy Quốc hội xây dựng luật là vì Nhân dân, vì xã hội, phải có môi trường an toàn cho người dân.
Ủng hộ chủ trương bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội danh phù hợp với xu thế quốc tế, song ĐB Nguyễn Lâm Thành (Đoàn Lạng Sơn) cũng cho rằng riêng đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cần cân nhắc kỹ, đặc biệt đối với các trường hợp đặc biệt được ân giảm phải nghiên cứu quy định rõ, cụ thể hóa. Đồng thời, đề nghị làm rõ trách nhiệm của các bệnh viện khi để lọt thuốc chữa bệnh giả tiêu thụ tại đây.
Nhất trí cao việc dự thảo Luật đã tăng nặng hình phạt tiền đối với các tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh... tại các Điều 192, 193, 194, 195 và 317 Bộ luật Hình sự, ĐB Nguyễn Tiến Nam (Đoàn Quảng Bình) cho rằng, đây là loại tội phạm đã gây bức xúc trong dư luận xã hội, liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân.
Do tính chất phức tạp, nguy hiểm và hậu quả của loại tội phạm này đối với xã hội là không thể đo đếm được, ĐB Nguyễn Tiến Nam đề nghị nâng mức phạt tiền lên cao hơn có thể là 3-4 lần so với mức tăng 2 lần như dự thảo Luật đối với các loại tội phạm về hàng giả quy định tại các điều trên.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt. (Ảnh: Cổng TTĐTQH) |
Chung nhận định, ĐB Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đoàn Đắk Lắk) cho rằng, mức phạt như dự thảo Luật chưa tương xứng với tính chất hành vi phạm tội, chưa thể hiện sự răn đe đối với các loại tội phạm này trên thực tế.
ĐB nhấn mạnh, cần phải kiên quyết đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả thuốc phòng bệnh, chữa bệnh. “Việc áp dụng khung hình phạt như vậy là chưa tương xứng với tính chất hành vi phạm tội. Nếu chúng ta khoan nhượng với tội danh này vô hình chung sẽ tiếp tay giết người hàng loạt trong tương lai sau này, tác động đến cộng đồng”, ĐB Nguyệt nêu quan điểm.
Nguyên Thu
(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.
(PLM) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về chặng đường phát triển của Báo, những kỳ vọng đặt ra trong thời kỳ mới, cũng như thông điệp gửi gắm tới đội ngũ những người làm báo của ngành Tư pháp.
(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành tại Hà Nội và TP.HCM.
(PLM) - Năm 2025, đánh dấu 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và cũng là năm thứ 18 liên tiếp hành trình tri ân tháng Bảy được tiếp nối “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn”.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.