Làng Hòa Mục nay đã trở thành phố phường thuộc phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, song vốn là làng Kẻ Đáy - một làng thuộc vùng Mọc cũ, tên chữ là Nhân Mục.
Làng hình thành từ thời Hùng Vương
Theo thần tích lưu truyền dân gian thì làng được hình thành từ thời Hùng Vương. Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì vào khoảng từ 2879 TCN đến 258 TCN. Nghiên cứu địa danh các làng xã cổ xưa của người Việt, tên nhiều làng cổ có từ “kẻ”. Quanh thành Thăng Long xưa có Kẻ Noi (Cổ Nhuế), Kẻ Mọc (Nhân Mục), Kẻ Cót (Yên Quyết), Kẻ Mẩy (Mễ Trì) rồi Kẻ Bưởi, Kẻ Mơ, Kẻ Giàn, Kẻ Cáo... Như vậy, trong hệ thống địa danh các làng cổ Việt Nam, những làng có từ “Kẻ” là những làng xuất hiện sớm nhất. Có thể coi đó là những địa bàn định cư, những đơn vị cơ sở đầu tiên của thời Hùng Vương dựng nước.
Với 20 thế kỷ tồn tại, Hòa Mục không những chứng kiến bao thăng trầm biến cố của lịch sử dựng nước và giữ nước, mà còn là chứng tích của những trận chiến chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc.
Vào năm 40 sau Công nguyên, làng từng là nơi diễn ra các trận đánh giữa quân của Hai Bà Trưng với quân Mã Viện (nhà Hán). Có hai nữ tướng của Hai Bà Trưng hy sinh tại đây, được dân làng lập miếu thờ, gọi là miếu Hai Cô. Hiện trong miếu vẫn còn bia có niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705) ghi việc trùng tu miếu. Đến thế kỷ thứ 5, làng có tên gọi là Trang Nhân Mục, thuộc tổng Dịch Vọng.
Đến thế kỷ thứ VIII, nơi đây đã chứng kiến sự hy sinh bất khuất chống giặc ngoại xâm của người cháu gái Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng là Hoàng hậu Phạm Thị Uyển. Theo gương chị gái của mình, hai người em trai là Phạm Miễn và Phạm Huy đã gia nhập đạo quân của cậu ruột là Phùng Hưng đánh giặc. Khi đất nước thanh bình, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng trở về chiến trường xưa và nhận thấy nơi đây là mảnh đất lành, ông ra lệnh xây dựng hành cung và đền thờ cho những đứa cháu và hướng dẫn dân làng cách làm ăn. Đình làng hiện nay là nơi dân làng Hòa Mục đã bao đời nay phong Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng là thành hoàng làng để tưởng nhớ công ơn trời biển của ông.
Đến đời nhà Lê (thế kỷ XV), đây là trận địa vững chắc để mở ra những hướng quan trọng đánh tan giặc Minh. Đến cuối thế kỷ XIX, Vua Quang Trung khi tiến quân từ Đàng Trong ra cũng chọn mảnh đất của làng vào mục đích quân sự.
Không chỉ đơn thuần Hòa Mục là mảnh đất cổ nghìn năm mà nơi này còn sản sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng khắp đất nước. Trong dân gian từ lâu vẫn truyền tụng câu ca: “Lắm lúa Kẻ Giàn, lắm quan Kẻ Mọc”. Kẻ Giàn chính là làng Trung Kính Hạ, một làng thuần nông, giỏi thâm canh nên có năng suất lúa rất cao. Còn nói quan Kẻ Mọc là nói tới nhiều người Kẻ Mọc đỗ đạt được làm quan.
![]() |
Ngôi đình thờ ba vị Thành hoàng là 3 chị em ruột. (Ảnh trong bài: Thùy Dương) |
Ngoài ra, người yêu văn chương, hội họa hẳn cũng biết nhiều đến danh sỹ Đặng Trần Côn, tác giả Chinh Phụ Ngâm (thế kỷ XVII), hoạ sỹ kiêm thi sỹ cuối thế kỷ XIX Lê Thúc Hoạch với tác phẩm nổi tiếng Nông sự toàn đồ (thế kỷ XIX), đặc biệt là nhà văn Nguyễn Tuân - một cây đại thụ của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX... Những người này có nơi chôn nhau cắt rốn ở làng Nhân Mục.
Làng trở thành kho sử quý được lưu giữ trong tâm thức của dân làng cũng như người Hà Nội ngày nay... Nhà sử học Bùi Thiết (chuyên gia về địa danh Việt Nam) từng nhận xét: “Dám nói không ngoa rằng đi khắp Hà Nội khó tìm thấy làng nào như Hòa Mục vì có đầy đủ hệ thống thiết chế văn hóa cổ xưa nhất. Hòa Mục còn có tên nôm là Kẻ Đáy, điều ấy chứng tỏ rất có giá trị về lịch sử văn hóa, bởi lẽ làng nào có tên nôm bắt đầu từ “Kẻ” đều thể hiện nền văn hiến và bản sắc của làng trong 1.000 năm Thăng Long”.
Theo lời kể của những cao niên trong làng, từ thời nước Đại Việt tự chủ cho đến các triều đại về sau, thời nào làng Hòa Mục cũng được ban sắc phong, ban ruộng vườn do có nhiều công trạng với đất nước. Hiện đình làng Hòa Mục còn lưu giữ tới 17 bản sắc phong, khá nhiều bia đá, hoành phi bằng chữ Hán cổ độc đáo. Có bảy di tích các loại như đình, đền, chùa, miếu, giếng cổ, cổng làng; trong đó có di tích đã được Nhà nước xếp hạng quốc gia như đình ngoài, đình trong (chính là hành cung thờ ba chị em họ Phạm) và đền thờ Dục Anh. Làng Hòa Mục còn lưu giữ nhà thờ họ của các dòng họ lớn như Lai, Nguyễn, Phùng… và các ngôi nhà cổ trên dưới 200 tuổi.
Cụ Nguyễn Văn Vinh (72 tuổi) hậu duệ của một dòng họ lớn và lâu đời ở đây cho biết: “Làng Hòa Mục chứa đựng những giá trị văn hóa, sự cố kết cộng đồng dân cư độc đáo. Ngoài đình, đền miếu, làng Hòa mục còn có ngôi chùa Linh Thông tự, thường gọi là chùa Thông. Vào cuối năm 1946, trước khi cuộc Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, chùa là nơi làm việc của một số bộ trong Chính phủ. Tôi rất tự hào là người con của ngôi làng cổ niên đại hàng nghìn năm này”.
Độc đáo lễ hội thờ ba vị Thành hoàng là 3 chị em ruột
Đình Trong, đình Ngoài, đền Dục Anh của làng Hòa Mục là cụm di tích thờ chung ba vị Thành hoàng là ba chị em ruột: Phạm Uyển, Phạm Miễn, Phạm Huy là những người có công giúp Phùng Hưng đánh đuổi giặc Cao Chính Bình, giải phóng Tống Bình (tức Hà Nội ngày nay).
Ngày nay, để tưởng nhớ ba vị thành hoàng được thờ tại đình đền, cứ đến ngày 12/2 (âm lịch) dân làng Hòa Mục lại tổ chức lễ hội long trọng trong một ngày, Nhân dân các địa phương lân cận cũng đến tham dự lễ hội rất đông.
Cụ Hoàng Quốc Tuấn (73 tuổi) - từ đình làng Hòa Mục cho hay, lễ hội truyền thống đình - đền Dục Anh được diễn ra trong 2 ngày 11 - 12/2 hàng năm. Cứ 5 năm, làng lại tổ chức lễ rước kiệu Thánh với quy mô lớn. Để tổ chức lễ hội này, các vị cao niên trong làng phải họp bàn hơn 6 tháng và huy động mọi nguồn lực con người và kinh phí của dân làng Hòa Mục. Vào ngày lễ, các cụ ông thuộc đội tế lễ mặc trang phục truyền thống để cử hành lễ bao sái, mộc dục tượng, các đồ thờ cúng và lễ tế để mở cửa đình. Đội tế nam sẽ tiến hành lễ tế nhập tịch còn đội tế nữ sẽ tiến hành lễ dâng hương tế Thánh. Lễ rước kiệu sẽ được tổ chức vào buổi sáng sớm. Đội múa sư tử sẽ dẫn đầu đoàn rước, kế tiếp sẽ là phường bát âm, sau đó là đội mang cờ, theo sau nữa là đồ bát bảo, đội khiêng kiệu, rồi đến đội tế nam và đội tế nữ, đội lễ và cuối cùng là dân làng.
![]() |
Lễ rước kiệu Thánh đậm nét văn hóa xưa tại ngôi làng cổ đất Kinh kỳ. |
Lễ hội năm nay có hơn 200 nam thanh, nữ tú của làng tham gia rước kiệu Thánh. Đoàn rước kiệu xuất phát từ đình tới đền, sau đó khi quay trở lại sân đình. Dân làng và khách thập phương được chiêm ngưỡng màn “kiệu bay” khắp đường làng ngõ xóm. Hàng nghìn người dân, khách thập phương đến trẩy hội và chạy theo “kiệu bay” tạo nên không khí sôi động trong những ngày đầu xuân. Những người rước kiệu sẽ đổi vai cho nhau trong suốt quá trình rước kiệu. Đội tế nam sẽ cử hành lễ tế giã hội và sau đó phát lộc Thánh.
Trong những ngày lễ hội có nhiều trò chơi được tổ chức, các hoạt động văn hóa như: múa sênh tiền, múa sư tử, hát quan họ, hát văn, hát chèo, cuộc thi cờ tướng, thi bịt mắt bắt lợn, bịt mắt đập bông, bơi thuyền bắt vịt, đá cầu vào cốc…
Lễ hội truyền thống đình - đền Dục Anh của làng Hòa Mục luôn thu hút khách thập phương bằng vẻ đẹp văn hóa độc đáo và không gian cổ kính của ngôi làng ngàn năm tuổi giữa lòng Thủ đô.
(PLM) - Với những người trẻ tuổi, việc tham quan, tìm hiểu về các di tích lịch sử không chỉ là một hoạt động du lịch đơn thuần, mà đây còn là một cuộc hành trình tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước.
(PLM) - Vào những ngày này, cả nước rợp cờ hoa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng thời khắc lịch sử ngày 30-4-1975 vẫn như vừa mới hôm qua trong ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam. Những tháng năm hào hùng ấy không chỉ được ghi dấu bằng những trang sử chói lọi, mà còn khắc sâu trong trái tim của những người từng trải qua, từng chứng kiến những khoảnh khắc vỡ òa của dân tộc.
(PLM) - Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Chương trình Tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
(PLM) - Vào khoảng 10 giờ 20 phút sáng 22/4, tại căn nhà số 16 Ngõ Trạm, phường Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã xảy ra cháy.
(PLM) - Theo phản ánh, trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh (thuộc Công ty TNHH Bê tông Minh Tâm An Khánh) nằm tại KĐT Kim Chung - Di Trạch nhiều lần bị cơ quan chức năng huyện Hoài Đức kiểm tra, xử phạt và yêu cầu dừng hoạt động để khắc phục sai phạm về môi trường. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn phớt lờ chỉ đạo của cơ quan chức năng, tiếp tục xả nước thải có dấu hiệu chưa qua xử lý ra môi trường. Và nhiều dấu hiệu bất thường khi mỗi ngày, có hàng chục xe chở bê tông gắn logo "Bê tông Chèm" vào hút bê tông mang đi tiêu thụ?
(PLM) - Bước chân trên mây – Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025 đã chính thức khép lại. Hai lần liên tiếp Trạm Tấu là nơi diễn ra giải đã mang lại hiệu ứng vượt xa những kỳ vọng của Ban Tổ chức. Và thành công lớn nhất xuất phát chính từ những bài viết, hình ảnh của 100 Nhà báo tham dự giải đã quảng bá nét đẹp về một Trạm Tấu “Ấm áp suối nguồn, bát ngát biển mây”, đưa nơi đây đến gần hơn với đông đảo bạn đọc trên cả nước. Khoảnh khắc chia tay với nhiều cảm xúc và tình cảm gửi lại Trạm Tấu cũng là chuẩn bị cho những hành trình chinh phục đỉnh cao mới của “Bước chân trên mây”, mang theo sứ mệnh của người làm báo để tiếp tục lan toả những thông điệp tích cực về những vùng đất “Bước chân trên mây” sẽ đi qua…
(PLM) - Khoảng 14h30 ngày 18-4, tại toà nhà Parkson, số 1 Thái Hà, bất ngờ xuất hiện một vụ hỏa hoạn. Khói và lửa bám theo góc toà nhà phía trên phố Tây Sơn khiến toàn bộ người dân đang làm việc trong toà nhà đồng loạt theo lối thoát hiểm chạy ra ngoài.
(PLM) - Mặc dù UBND tỉnh Yên Bái đã có Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhiều điểm tập kết, khai thác cát, sỏi tại các xã Mậu Đông, An Thịnh và thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên vẫn đang có dấu hiệu hoạt động trái phép gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, gây nguy cơ “chảy máu khoáng sản”, thất thoát nguồn thu cho ngân sách.
(PLM) - Chiều tối ngày 13/4, Báo Pháp luật Việt Nam cùng UBND huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái), Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt đã tổ chức lễ Tổng kết Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025. Cũng tại buổi lễ tổng kết, ông Trần Ngọc Hà – Phó tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cho biết tiếp nối thành công của mùa 2, báo sẽ tiếp tục tổ chức giải leo núi dành cho phóng viên, nhà báo các cơ quan báo chí trên cả nước ở mùa 3 với sự chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn, an toàn và hấp dẫn hơn. Đây là cam kết của Báo PLVN và những người có trách nhiệm, có tình cảm gắn bó với địa phương.
(PLM) - Chỉ sau 2 giờ 15 phút, Vận động viên Trịnh Hoàng Yên – số báo danh 025 đã xuất xắc vượt qua 12km cung đường Giải leo núi Bước chân trên mây lần 2 – Chinh phục đỉnh Tà Xùa để cán đích đầu tiên, qua đó chiến thắng thuyết phục ở bộ giải giành cho nam. Đây là lần thứ 2 liên tiếp vận động viên đến từ Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái tham dự và có thành tích vượt trội tại Giải leo núi “Bước chân trên mây”. Ở mùa giải đầu tiên được tổ chức, anh Trịnh Hoàng Yên từng phải về nhì , chức vô địch lần này càng trở nên đặc biệt, khẳng định sự bền bỉ và quyết tâm không ngừng nghỉ , qua đó giữ lại cúp vô địch ở lại tỉnh Yên Bái – địa phương 2 năm liền được chọn làm nơi tổ chức giải.