Trong vụ án liên quan Cty Bách Khoa Việt và Cty Long Hưng, bị cáo Nguyễn Tuấn Quỳnh, 61 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên (HĐTV) Cty Long Hưng bị phạt 5 năm tù về tội Đưa hối lộ. Trần Trác Việt Đức, 35 tuổi, Giám đốc Cty Bách Khoa Việt và Đỗ Thị Tuyết Nga, 46 tuổi, kế toán trưởng bị phạt lần lượt 12 và 5 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.
“Hỗ trợ” cả chục tỷ đồng để mua biệt thự
Theo cáo trạng, ông An đồng ý giúp đỡ bà Trần Thị Loan Phương, Chủ tịch HĐQT Cty Bách Khoa Việt thành lập pháp nhân kinh doanh khí hóa lỏng, thuê cây xăng có sẵn để kinh doanh nhỏ lẻ, được cấp phép làm thương nhân phân phối xăng dầu.
Khi Bộ Công Thương lập đoàn kiểm tra điều kiện thực tế, ông An được giao làm Trưởng đoàn. Biết được việc này, bà Phương đưa cho ông An 200 triệu đồng nhờ giúp đỡ. Sau khi đưa tiền, DN được xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu.
Tháng 8/2015, bà Phương đến nhà ông An tại tòa nhà Viglacera, quận Ba Đình, Hà Nội, nhờ giúp cho Cty Bách Khoa Việt được làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu. Ông An đồng ý.
Một tháng sau, ông An gọi điện thoại nói bà Phương hỗ trợ 9 tỷ đồng mua nhà, nói chuyển vào tài khoản vợ mình. Cty Bách Khoa Việt của bà Phương sau đó chuyển đủ tiền.
Đầu năm 2016, Cty làm hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu. Cty chưa đủ điều kiện, được ông An hướng dẫn hợp thức và được cấp giấy phép vào năm 2016.
Cty Bách Khoa Việt sau đó còn có vi phạm trong việc trích lập, chỉ sử dụng, hạch toán Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOGXD). Kết quả điều tra cho thấy DN này phải nộp hơn 107 tỷ đồng vào ngân sách nhưng đến nay mới nộp 1,6 tỷ và còn nợ hơn 105 tỷ đồng.
Tại Cty Long Hưng, năm 2014, Chủ tịch HĐTV Nguyễn Tuấn Quỳnh liên hệ, nhờ ông An hướng dẫn thủ tục để có giấy phép nhập khẩu, kinh doanh dầu FO. Ông An đồng ý giúp đỡ, dặn nộp hồ sơ sau khi Chính phủ ban hành Nghị định về kinh doanh xăng dầu.
Khi phụ trách đoàn, ông An chỉ kiểm tra hồ sơ và xác suất một số cửa hàng, đại lý xăng dầu của Cty Long Hưng mà vẫn ký biên bản kiểm tra thực tế "đủ điều kiện".
Sau khi sự việc trót lọt, ông An gợi ý đang có nhu cầu mua nhà, đề nghị ông Quỳnh hỗ trợ và được chuyển 5 tỷ đồng.
Khai báo tại tòa, ông An cho rằng bà Phương, ông Quỳnh “đều là bạn bè thân tình, kinh doanh phát đạt nên nhớ ơn, giúp đỡ khi cần”. Ông An từng được bà Phương “chìa xấp sổ đỏ cho chọn nhưng từ chối; vẫn kiên quyết tự mua căn biệt thự 35 tỷ khi trong tay chỉ có 15 tỷ, chỉ ngỏ ý vay, nhờ họ giúp”.
Ông Quỳnh và ông An đều khai “là bạn thân, quan niệm việc cho tiền mua biệt thự là sự giúp đỡ” và xin giảm án cho nhau.
Bà Phương được miễn trách nhiệm hình sự do chủ động tố giác, tích cực hợp tác điều tra. Song em trai bà là bị cáo Đức phải hầu tòa do có sai phạm trong quá trình quản lý, hạch toán, chi tiêu quỹ bình ổn xăng dầu tại Cty Bách Khoa Việt.
Bị cáo Đức nói làm Giám đốc Cty Bách Khoa Việt cuối 2018, khi "chiếc ghế" đó không còn ai muốn ngồi, do Cty đã sa sút, nợ nần chồng chất; và “vì thương chị gái đang có bệnh, bị cáo về gánh vác”.
Nhận hoàn toàn trách nhiệm, nhưng bị cáo này xin trình bày bối cảnh phải "bắt buộc" dùng tiền quỹ BOGXD để trả nợ, giữ quan hệ với các ngân hàng để được cấp tín dụng, có tiền xoay xở làm ăn bù lỗ, xử lý các vấn đề tồn đọng. Bị cáo Đức nói kế toán trưởng đã can ngăn, không muốn làm theo nhưng mình vẫn chỉ đạo. "Thực sự bị cáo không còn tài sản gì, gia đình chỉ có 1 tỷ đồng đã nộp", bị cáo Đức nói khi được tòa hỏi hướng khắc phục 105 tỷ đồng thất thoát. Số tiền bị HĐXX đánh giá "quá nhỏ" so với thiệt hại, không có căn cứ áp dụng tình tiết giảm nhẹ.
Cần tăng cường giám sát, quản lý, sử dụng Quỹ BOGXD
Theo HĐXX, ông An là cán bộ lãnh đạo thuộc Bộ Công Thương, có chức vụ, quyền hạn nhất định nhưng đã lợi dụng, nhận lợi ích vật chất để thực hiện không đúng chức năng, nhiệm vụ, cố ý làm sai trong hoạt động thẩm định cấp phép kinh doanh. Hành vi của bị cáo gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm hoạt động công vụ đúng đắn, xâm phạm lợi ích nhà nước và mất niềm tin Nhân dân.
Về dân sự, tòa buộc bị cáo An giao nộp tiền thu lợi bất chính để khắc phục hậu quả. Toàn bộ 14,2 tỷ đồng đã được gia đình nộp trước phiên xử.
Căn biệt thự 35 tỷ đồng tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, đứng tên vợ ông An, hiện bị kê biên do VKS xác định "được mua từ nguồn tiền ông An phạm tội mà có". Tòa xác định ông An đã hoàn thành nghĩa vụ dân sự nên tuyên giải tỏa lệnh kê biên và trả lại sổ đỏ.
Với số tiền 105 tỷ đồng bị thất thoát từ Quỹ BOGXD của Cty Bách Khoa Việt, HĐXX đánh giá bị cáo Đức là Giám đốc Cty, đã yêu cầu Kế toán trưởng Nga sử dụng cho hoạt động DN. Bị cáo Nga không được hưởng lợi. Do đó, bị cáo Đức có nghĩa vụ khắc phục toàn bộ số tiền này.
HĐXX cũng kiến nghị nhiều nội dung liên quan công tác giám sát, quản lý, sử dụng Quỹ BOGXD. Theo tòa, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc trích lập quỹ của các DN kinh doanh xăng dầu, cần sửa đổi quy định pháp luật về cơ chế, chính sách quản lý quỹ này.
Ví dụ, cần quy định cụ thể, tách Quỹ BOGXD ngoài tài khoản ngân hàng; khi mở tài khoản bắt buộc phải định danh tài khoản quỹ; DN không được quyền tự trích quỹ để sử dụng, chỉ được nộp tiền vào. DN mở quỹ phải có trách nhiệm định kỳ gửi sao kê các giao dịch phát sinh liên quan Quỹ BOGXD tới cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, tòa kiến nghị cần giao trách nhiệm cho một cơ quan có thẩm quyền trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, giám sát và quản lý Quỹ BOGXD để xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân tránh gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Tại phiên xử, VKS đánh giá cựu Vụ phó Nguyễn Lộc An biết rõ 2 Cty trong vụ án không đủ điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu nhưng vì vụ lợi đã chủ động gợi ý, qua đó nhiều lần nhận hối lộ, tổng cộng 14,2 tỷ đồng. Hành vi này đã gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu là lĩnh vực quan trọng của an ninh năng lượng, hoạt động kinh tế và đời sống Nhân dân.
Một số cá nhân liên quan vụ án này nhưng không bị xử lý như vợ ông An, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, các thành viên đoàn kiểm tra trong các lần thanh tra điều kiện cấp giấy phép cho doanh nghiệp... do cơ quan tố tụng đánh giá “không biết về các sai phạm, không hưởng lợi”.
Hồng Mây
(PLM) - Thực hiện Kế hoạch phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự (nay là Cục Quản lý thi hành án dân sự) và Báo Pháp luật Việt Nam, nhằm hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI và Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS). Ngày 26/10/2024, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự đã phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Chiều 16/7, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025, tổng kết công tác năm học 2024 – 2025, triển khai công tác năm học 2025 – 2026 và 6 tháng cuối năm 2025. Chủ trì Hội nghị có TS. Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Tô Văn Hòa, Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng các đồng chí Phó Hiệu trưởng nhà trường, lãnh đạo các phòng, khoa, đơn vị thuộc trường và toàn thể viên chức, người lao động nhà trường.
(PLM) - Thời gian qua, tại khu vực cầu Đô Lương và dọc tuyến Quốc lộ 7A đoạn qua địa bàn xã Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang xuất hiện tình trạng nhiều xe chở cát ướt trong quá trình di chuyển khiến nước vương vãi trên đường, đi đến đâu thì cuốn bụi mù mịt đến đó ảnh hưởng tới người đi đường và phương tiện cùng lưu thông. Đáng chú ý, các xe chở cát có dấu hiệu quá tải này đang đe dọa giới hạn tải trọng của cầu Đô Lương.
(PLM) Liên quan đến bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 của TAND huyện Lạng Giang và bản án số 82/2021/DS-PT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ nay là tỉnh Bắc Ninh, ngày 20/12/2024 và ngày 12.3.2025 Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang cũ trước đây nay là phòng Thi hành án dân sự khu vưc 4 – tỉnh Bắc Ninh đã 2 lần có công văn gửi Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ đề nghị giải thích bản án. Ngày 9/6/2025, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang đã có công văn số 982 gửi Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xem xét lại bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 TAND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và bản án số 82/2021/DSPT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang theo thủ tục tái thẩm. Bởi theo Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang văn bản số 80 của ngày 19/5/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Giang với nội dung giữ nguyên phần quyết định của bản án đã tuyên và đề nghị đơn vị này căn cứ vào 2 bản án đã tuyên để tiếp tục thi hành theo quy định của pháp luật mà không giải thích về việc bản án của toà án tuyên không đúng với diện tích đất và thửa đất. Do đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang không thể tổ chức thi hành án được.
(PLM) Tuyến phố Vọng Đức, thuộc phường Cửa Nam, TP Hà Nội tối ngày 13.7 nhiều hàng quán kinh doanh dưới lòng đường cùng với đó xe máy, ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, biển quảng cáo rao vặt được treo có dấu hiệu chưa đúng quy định, gây mất mỹ quan đô thị. Theo phản ánh của người dân tình trạng này diễn ra thường xuyên liên tục nhất là giờ cao điểm buổi trưa và buổi tối, khiến giao thông đi lại tại khu vực gặp nhiều khó khăn.
(PLM) - Với phương châm “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”, Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tổ chức phiên Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030 diễn ra từ ngày 13/7 đến 14/7, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một giai đoạn phát triển mới.
(PLM) Chiều ngày 11 tháng 7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của Pháp luật. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Bộ Tư pháp và trực tuyến tại ba mươi tư tỉnh, thành phố trên cả nước.
(PLVN) Thời gian gần đây trên tuyến đường Khuất Duy Tiến và đường Tố Hữu tình trạng phương tiện đi lên vỉa hè tái diễn, nhất là vào giờ cao điểm. Mặc dù, mức xử phạt theo Nghị định 168 đối với hành vi vi phạm này đã tăng cao, thế nhưng nhiều người vẫn bất chấp các quy định của pháp luật, cố tình điều khiển phương tiện lấn chiếm lối đi của người đi bộ.
(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.
(PLM) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về chặng đường phát triển của Báo, những kỳ vọng đặt ra trong thời kỳ mới, cũng như thông điệp gửi gắm tới đội ngũ những người làm báo của ngành Tư pháp.