Thị trường hấp dẫn
Việt Nam có lợi thế với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội dân gian ở khắp các tỉnh, thành phố. Điều này, từ lâu đã thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển, đáp ứng nhu cầu vừa thăm thú cảnh đẹp, vừa hành hương, đi lễ của du khách. Hiện nay, các sản phẩm du lịch tâm linh ngày càng được nâng cao chất lượng, mang đến nhiều trải nghiệm cho khách hàng.
Trong thời gian đầu năm, các tour du lịch đi đền chùa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được rất nhiều người đăng ký tham gia, đặc biệt vào những ngày cuối tuần. Đơn cử như Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử (tỉnh Bắc Giang) chỉ hơn 10 ngày (từ mùng 2 đến 13 tháng giêng) đã thu về gần 60 nghìn lượt khách đến. Các địa điểm được du khách ghé thăm nhiều là: Chùa Hạ Tây Yên Tử, chùa Trình, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử...
Còn tại Lào Cai, chỉ riêng trong những tháng đầu năm Giáp Thìn 2024, hàng loạt các địa điểm du lịch tâm linh như đền Thượng Lào Cai - Di tích lịch sử thời Lê, đền Bảo Hà, đền Mẫu Thượng Sa Pa đã thu hút hơn 260 nghìn lượt khách đến tham quan. Theo ước tính, du lịch tâm linh sẽ giúp tỉnh Lào Cai hoàn thành sớm mục tiêu đón 8,5 triệu lượt khách trong năm 2024.
Thực tế, trong những năm vừa qua, nhận thấy tiềm năng du lịch tâm linh ở Việt Nam, các tỉnh, thành phố đã chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông, đơn vị liên quan, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá dưới nhiều hình thức, nhất là các hoạt động. Như tại Hội Xuân Tam Chúc năm 2024 (tỉnh Hà Nam) vừa qua, Fashion show “Nguyện ước chốn thiêng” với sự tham gia của các nhà thiết kế, người mẫu, hoa hậu nổi tiếng, cùng những bộ sưu tập thời trang cao cấp đã thu hút rất nhiều du khách.
Ngoài việc đẩy mạnh thông tin, truyền thông, các tỉnh, địa phương còn tích cực bảo tồn di sản văn hóa bản địa, trùng tu các kiến trúc công trình cổ, phục dựng những lễ hội đặc sắc. Như ở huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang), nổi tiếng với ngôi đền Thần Nông nằm trên dãy núi Huyền Đinh thuộc địa phận thôn Mỹ Sơn, xã Cẩm Lý. Đây là nơi đầu tiên tại miền Bắc nước ta thờ vị thần cai quản việc trồng trọt, đồng áng trong tâm thức người con đất Việt.
Năm 2017, UBND huyện Lục Nam đã khởi công phục dựng đền với kiến trúc 5 gian 2 chái, 2 tầng 8 mái đao cong. Việc xây dựng đền có ý nghĩa nhằm khuyến nông, phát triển nghề trồng trọt và tạo thêm một địa điểm sinh hoạt văn hóa, tinh thần cho Nhân dân trong vùng, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh.
Đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Trong những năm qua, người Việt Nam có nhu cầu du lịch tâm linh rất cao. Nhưng du lịch tâm linh chỉ “bùng nổ” mạnh mẽ vào các tháng đầu năm, khi người dân đổ xô đi chùa, lễ phật cầu may. Điều này đang tạo ra sự mất cân bằng tại nhiều tỉnh, địa phương, khi có tháng du khách đông đến mức quá tải, có tháng lại “lưa thưa” người đến thăm thú.
Việc này khiến không ít người dân bản địa mang tâm lý “ăn xổi”, cố gắng thu lợi nhuận du lịch chèo kéo, ép giá để bán sản phẩm, kể cả những cách làm “phật ý” du khách. Như đầu năm nay, tại tỉnh Thanh Hóa, một số đối tượng đã lợi dụng sự thiếu quyết liệt của chính quyền địa phương và lòng tốt của du khách để tổ chức chèo kéo, ăn xin, xin tiền của du khách tại các di tích, nhất là tại các điểm di tích có ảnh hưởng tín ngưỡng rộng. Điều này đang tạo nên hình ảnh “xấu” về du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Khiến cho nhiều điểm du lịch dù có thiên nhiên, văn hóa hấp dẫn, nhưng không thể giữ chân du khách.
Hướng đến việc phát triển du lịch bền vững, hiện nay nhiều tỉnh, địa phương chú trọng khai thác tiềm năng du lịch tâm linh trong cả bốn mùa. Để thực hiện điều này, cần phát triển đồng bộ các loại hình du lịch tâm linh - sinh thái - nghỉ dưỡng, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Lấy ví dụ, tỉnh Ninh Bình đã tập trung đầu tư rất lớn về cơ sở hạ tầng, bên cạnh di tích lịch sử, đền chùa cổ kính như Cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh còn chú trọng xây dựng các địa điểm khác như: Vườn Quốc gia Cúc Phương, động Am Tiên - “Tuyệt tình cốc”, đầm Vân Long,... để thu hút du khách đến quanh năm.
Đặc biệt, hiện nay, để phát triển du lịch bốn mùa, ngoài nâng cấp cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các sản phẩm, việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch cũng cần được chú trọng. Như Bộ nhận diện thương hiệu Năm Du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022 với chủ đề “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh” là logo được thiết kế dựa trên biểu tượng nụ cười, con đò, cánh diều, bãi biển, dòng sông, thể hiện sự vui tươi và nét bình dị đặc trưng của mảnh đất và con người xứ Quảng.
Gần đây nhất, để thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Điện Biên, tham dự các hoạt động, sự kiện của Năm Du lịch quốc gia 2024, Ban Tổ chức đã công bố biểu trưng và khẩu hiệu Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Theo đó, biểu trưng và khẩu hiệu Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 được thiết kế dựa trên màu sắc đặc trưng của du lịch tỉnh Điện Biên. Trong đó, màu vàng tượng trưng cho du lịch lịch sử - tâm linh, cho đức tin và khát vọng; các màu chàm, xanh lá, tím nhạt biểu trưng cho du lịch văn hóa, khám phá cảnh quan thiên nhiên; màu xanh da trời tượng trưng cho du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe, giúp cân bằng năng lượng và mang đến cảm xúc tích cực.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
(PLM) - Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe.
(PLM) - Lịch Tết là một ấn phẩm văn hóa đã đi sâu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Mỗi dịp đón năm mới, nhiều gia đình Việt lại treo lên tường cuốn lịch Tết, không chỉ để xem ngày tháng, hay trang trí trong nhà. Đặc biệt, Lịch Công an nhân dân, ấn phẩm văn hóa mang đặc trưng riêng của lực lượng công an. Trở thành quà tặng nhiều ý nghĩa của cán bộ chiến sĩ dành tặng thân nhân, bạn bè mỗi dịp Tết đến xuân về.
(PLM) - Thời gian vừa qua, trên một số trang mạng xã hội facebook như: N-Collagen, Trần Thị Bích Ngân…và tại các website: kemncollagen.com/, myphamkis22.vn/, ncollagen.com.vn/... đang xuất hiện hàng loạt các quảng cáo về sản phẩm N-Collagen đông trùng tổ yến Plus + có dấu hiệu vi phạm quảng cáo. Sản phẩm đang được “nổ” hàng loạt công dụng như: “Giải pháp giúp nám “rời xa”; điều hòa và cân bằng nội tiết; giảm nám do rối loạn nội tiết; dưỡng da trắng sáng, đều màu; ngừa mụn nội tiết, mờ thâm sạm; cải thiện độ đàn hồi, ngăn lão hoa; tái tạo da sau biến đổi nội tiết…”. Tuy vậy, N-Collagen đông trùng tổ yến Plus thực chất chỉ là một loại thực phẩm bổ sung với các chiết xuất được ghi trên bao bì là bình vôi, lạc tiên, tâm sen…mà không phải là dược phẩm.
(PLM) - Ngay khi vừa đáp xuống sân bay Nội Bài, đội tuyển bóng đá Việt Nam sau chức vô địch ASEAN Cup 2024 trên đất Thái Lan đã được đón tiếp trong vòng tay của hàng nghìn người hâm mộ đứng dọc các tuyến đường.
(PLM) - Tết Nguyên đán năm nay, thị trường cây cảnh đặc biệt là quất Tết đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung do thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3. Giá quất dự báo sẽ tăng mạnh, khiến các nhà vườn đắn đo khi nhận cọc sớm, trong khi thương lái đã bắt đầu săn tìm những cây quất đẹp, đặc biệt là các giống quất mini và quất thế.
(PLM) - Theo người dân phản ánh đường đê thuộc xã Định Tăng huyện Yên Định Tỉnh Thanh Hóa dù mới thi công thậm chí chưa được nghiệm thu nhưng đã nứt ở rất nhiều vị trí khiến người dân lo ngại về chất lượng công trình.
(PLM) - Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh xuất hiện nhiều xe trọng tải lớn chở đất từ mỏ đất xã Quảng Thành (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) vào nội đô có dấu hiệu quá tải, hoạt động với tần suất cao tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường.