Chủ nhật 29/12/2024 01:20
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Kinh tế - Xã Hội | Đẩy mạnh hơn nữa đổi mới, cải cách thể chế

Đẩy mạnh hơn nữa đổi mới, cải cách thể chế

(PLVN) - Phát biểu tại Phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội (Tiểu ban KT-XH) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, diễn ra ngày 9/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, cải cách thể chế, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, doanh nghiệp là trung tâm.

Tại phiên họp, các đại biểu báo cáo, thảo luận việc tiếp thu, giải trình và bổ sung các nội dung đã được Bộ Chính trị cho ý kiến để hoàn thiện thêm một bước đối với dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm 2026 - 2030.

Trong đó, nêu rõ sự lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đối với quá trình phát triển KT-XH đất nước; các kết quả đạt được, nhất là các chỉ tiêu chính, điểm nhấn của nhiệm kỳ; những khó khăn, hạn chế; nguyên nhân của cả kết quả và hạn chế; các bài học kinh nghiệm; các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, đột phá, điểm nhấn thúc đẩy phát triển KT-XH 5 năm tới để hoàn thành các mục tiêu mà Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021 - 2030 đã đề ra.

Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban KT-XH đánh giá cao sự chuẩn bị của Thường trực Tiểu ban và các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sâu sắc, toàn diện của các đại biểu; yêu cầu Thường trực Tiểu ban tiếp thu, giải trình và bổ sung các nội dung đã được Bộ Chính trị có ý kiến và ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện thêm một bước dự thảo Báo cáo để xin ý kiến Bộ Chính trị, trình Hội nghị Trung ương lần thứ 10 sắp tới để xin ý kiến Đại hội Đảng các cấp, trình Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Trong đó, đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021 - 2030 phải làm sâu sắc hơn những thành tựu, trong bối cảnh thế giới có nhiều khó khăn, thách thức, diễn biến phức tạp. Qua đó, thấy rõ bản lĩnh, tự tin, đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, nắm chắc tình hình của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; đề ra mục tiêu giải pháp phù hợp, tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, bố trí nguồn lực, đi đôi với kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn để phát triển đất nước và xử lý các vấn đề mới nổi lên…

Đối với phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm 2026 - 2030, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp thu nội dung “ổn định để phát triển”; đổi mới tư duy phát triển đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, bảo đảm tính vượt trước dẫn đường, bứt phá trong một số lĩnh vực, nhất là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện có tính khả thi; đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.

Về nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng chỉ rõ cần đề xuất cơ chế, chính sách huy động được nguồn lực xã hội, nhất là hợp tác công - tư, nguồn lực nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp; tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, làm sâu sắc hơn nội dung về nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là các ngành mới nổi như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, công nghiệp văn hóa…

Thủ tướng cũng chỉ đạo bổ sung một số nhiệm vụ, đề án, dự án cụ thể quan trọng, trọng điểm, tạo đột phá như: Đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ; phát triển công nghiệp đường sắt; công nghiệp năng lượng xanh, năng lượng sạch; đề án chống biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long; các dự án liên kết vùng, nhất là đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, các tuyến đường sắt đô thị; các dự án cảng biển, cảng hàng không; năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình; hạ tầng số, các Trung tâm dữ liệu Quốc gia, vùng, ngành; các Trung tâm Tài chính, Trung tâm thương mại mang tầm quốc tế...


Khánh Chi (https://baophapluat.vn/day-manh-hon-nua-doi-moi-cai-cach-the-che-post524667.html)

Tags:

Bài liên quan
Tin bài khác
Trường THPT Chuyên KHXH&NV: Hành trình 5 năm xây dựng và phát triển

Trường THPT Chuyên KHXH&NV: Hành trình 5 năm xây dựng và phát triển

Ngày 9/10, Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) long trọng tổ chức kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Trường.
HITC chọn chiến lược phát triển công nghệ số gắn với “Chuyển đổi số xanh”

HITC chọn chiến lược phát triển công nghệ số gắn với “Chuyển đổi số xanh”

(PLM) - Trong bối cảnh toàn cầu đang thúc đẩy xu hướng phát triển bền vững, Công ty Cổ phần HTC Viễn Thông Quốc Tế (HITC) đã chọn mục tiêu lâu dài là phát triển công nghệ số gắn với “Chuyển đổi số xanh”, giảm thiểu phát thải Carbon tới môi trường.
Hiệp hội kinh doanh ô tô đã qua sử dụng Việt Nam tặng 10 căn nhà tình thương tại Trà Vinh

Hiệp hội kinh doanh ô tô đã qua sử dụng Việt Nam tặng 10 căn nhà tình thương tại Trà Vinh

Ngày 8/10, tại TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Hiệp hội kinh doanh ô tô đã qua sử dụng Việt Nam phối hợp với UBMTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh và Chùa Khánh Thạnh tổ chức lễ khánh thành và bàn giao 10 căn nhà tình thương.
Ngành Giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề sau bão số 3

Ngành Giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề sau bão số 3

Bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông, khi đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh miền Bắc của nước ta đã gây ra những thiệt hại, tổn thất rất nặng nề đối với kinh tế xã hội. Cùng với đó là những hệ luỵ nan giải, đặc biệt với ngành Giáo dục. Tại những điểm trường tại các tỉnh vùng núi phía Bắc vốn đã rất khó khăn và thiếu thốn, bão số 3 đi qua đã để lại những hình ảnh gây nhiều xót xa.
Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam

Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục vươn lên để trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, tương xứng với mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Giá vàng tăng nhẹ trước thềm cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ

Giá vàng tăng nhẹ trước thềm cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ

Tại thị trường Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên mức 2.580,81 USD/ounce, trong khi giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ giảm nhẹ 0,1%, xuống còn 2.608,60 USD/ounce.
Phú Thọ triển khai các biện pháp phòng dịch bệnh sau cơn bão số 3

Phú Thọ triển khai các biện pháp phòng dịch bệnh sau cơn bão số 3

Trong và sau cơn bão số 3, rất nhiều rác thải, chất thải, vi sinh vật… theo dòng nước tràn về nhiều nơi gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh tại tỉnh Phú Thọ.
Người Hà Nội bất ngờ vì đường phố ngập sâu sau một đêm

Người Hà Nội bất ngờ vì đường phố ngập sâu sau một đêm

Sáng 16/9, người dân tại các quận như Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Ba Đình… bất ngờ thấy đường phố ngập sâu sau khi tỉnh giấc.
Lào Cai: 8 người dân ở Làng Nủ được cho là mất tích đã trở về an toàn

Lào Cai: 8 người dân ở Làng Nủ được cho là mất tích đã trở về an toàn

Hai hộ dân ông Hoàng Văn Tiện và ông Hoàng Văn Duân với 8 khẩu đã vắng nhà khi cơn lũ dữ xảy ra Làng Nủ và họ đã trở về địa phương trình báo.
Bảo đảm chất lượng và

Bảo đảm chất lượng và 'tuổi thọ' của các luật, nghị quyết

(PLVN) - Sáng 12/9, phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật; nề nếp, quyết liệt trong việc thẩm tra để các luật, nghị quyết ra đời có chất lượng và tuổi thọ.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tình hình phòng, chống bão lũ tại Lào Cai

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tình hình phòng, chống bão lũ tại Lào Cai

(PLVN) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là sớm khắc phục các địa bàn bị chia cắt, cô lập; đảm bảo an toàn tính mạng, không để người dân đến những nơi nguy hiểm. Tỉnh Lào Cai cần tiếp tục quan tâm, sử dụng hiệu quả lực lượng tại chỗ khắc phục hiệu quả cơn bão số 3...
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình

(PLVN) - Chiều 8/9, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã tới chia buồn cùng gia đình nạn nhân bị sạt lở vùi lấp ngôi nhà làm 4 người tử vong, 1 người bị thương do bão số 3 tại Hòa Bình.
Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao năm 2024

Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao năm 2024

(PLVN) -Ngày 27/12, Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. Tham dự Hội nghị có đồng chí Cao Xuân Thuỷ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra - Phó Chánh văn phòng Đảng uỷ Bộ Tư pháp; đồng chí Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng uỷ, Tổng Biên tập Báo PLVN; các đồng chí Phó Tổng Biên tập: Hà Ánh Bình, Phó Bí thư Đảng uỷ; Trần Ngọc Hà, Ủy viên BCH Đảng bộ, Vũ Hồng Thuý, Ủy viên BCH Đảng bộ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2024

(PLVN) - Ngày 09/10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật TW đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024 với chủ đề “Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Trường Đại học Luật Hà Nội: Khai giảng khoá 49 hệ Đại học chính quy

Trường Đại học Luật Hà Nội: Khai giảng khoá 49 hệ Đại học chính quy

Ngày 23/9, Trường Đại học Luật Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng Khoá 49 hệ đại học chính quy niên khoá 2024 – 2028. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tới tham dự buổi lễ.
Hành vi côn đồ trong ứng xử Văn hóa giao thông cần lên án

Hành vi côn đồ trong ứng xử Văn hóa giao thông cần lên án

Sau khi xảy ra tai nạn giao thông, người tham gia giao thông vội vàng cãi cọ, xô xát, thậm chí đánh nhau gây thương tích… không phải là chuyện hiếm gặp. Nhưng phải khẳng định, đây là hành vi hết sức thiếu văn hoá. Hơn nữa, hậu quả của hành vi côn đồ có khi còn nặng nề hơn hậu quả của vụ tai nạn giao thông.
Người cao tuổi kiến nghị được xem xét, kháng nghị bản án theo trình tự giám đốc thẩm

Người cao tuổi kiến nghị được xem xét, kháng nghị bản án theo trình tự giám đốc thẩm

Trong đơn gửi các cơ quan báo chí, ông Trần Văn Công, 65 tuổi, ở phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP Hà Nội kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét lại toàn bộ vụ án dân sự về “Tranh chấp đòi nhà đất; Hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất; Hợp đồng mượn nhà, đất; hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất” xảy ra tại phường Phương Liên, với mong muốn vụ án được làm sáng tỏ, khách quan, không bỏ sót tội phạm.
Doanh nghiệp tố bị IDICO chèn ép hết… 'đất sống'

Doanh nghiệp tố bị IDICO chèn ép hết… 'đất sống'

Giai đoạn khảo sát lập dự án khu công nghiệp Hựu Thạnh (tỉnh Long An), đơn vị tư vấn của IDICO đã đo vẽ chồng lên phần đất của Công ty Hoàn Lệ đang hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định.
Đảng ủy Báo Pháp luật Việt Nam: Tiếp tục làm tốt công tác phát triển Đảng

Đảng ủy Báo Pháp luật Việt Nam: Tiếp tục làm tốt công tác phát triển Đảng

(PLM) - Sáng ngày 27/12, Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. Tham dự hội nghị có đồng chí Cao Xuân Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra - Phó Chánh văn phòng Đảng ủy Bộ Tư pháp. Về phía Báo Pháp luật Việt Nam, có TS Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo; các Phó Tổng Biên tập: Hà Ánh Bình, Trần Ngọc Hà, Vũ Hồng Thúy cùng gần 100 cán bộ Đảng viên của Báo.