Nhận lời mời từ Ban tổ chức, Ông Nguyễn Khánh Ngọc Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam dẫn đầu đoàn của TW Hội tham dự diễn đàn. Tại đây Chủ tịch Hội Luật gia đã có tham luận với chủ đề: “Trợ giúp pháp lý ở Việt Nam: Thực trạng và triển vọng phát triển”.Tham dự Diễn đàn còn có đại diện của Chi hội Luật gia Bộ tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam, Đại diện Đại học Luật Hà Nội và Tạp chí Luật học.
![]() |
Toàn cảnh một phiên thảo luận tại Diễn đàn |
Pháp luật, bài học từ quá khứ cho thế giới tương lai là thông điệp chính của Diễn đàn lần này. Bối cảnh thế giới hiện hữu kéo theo pháp luật quốc tế cũng đầy rẫy những biến động đáng quan tâm. Trong khuôn khổ Diễn đàn này diễn ra rất nhiều phiên thảo luận với nhiều chủ đề chính khác nhau như: Luật pháp và xã hội; Hiệu lực pháp luật cho hiệu lực của Nhà nước; Pháp luật và chuyển đổi số; Pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp; Pháp luật và tăng trưởng kinh tế; Pháp luật và môi trường sinh thái; Pháp luật về giáo dục, nghề nghiệp; Kỹ năng lập pháp…
![]() |
Đoàn TW Hội Luật gia tham dự Diễn đàn |
Các chủ đề lớn được phân chia thành các chủ đề phạm vi nhỏ hơn để trình bày và thảo luận, như các vấn đề về quyền con người, văn hoá lập pháp, quy định của pháp luật về hoạt động truyền thông- thách thức từ hiện tại, tương lai về sự độc lập của nghề luật, hoạt động giám sát và quản lý dựa trên AI…
![]() |
Chủ tịch TW Hội Luật gia Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu tham luận về Trợ giúp pháp lý ở Việt Nam tại Diễn đàn |
Trong phiên đầu tiên, “đặc sản” Hội Luật gia Việt Nam mang đến Diễn đàn là kinh nghiệm từ công tác trợ giúp pháp lý của Việt Nam. Theo trình bày của chủ tịch Nguyễn Khánh Ngọc tại Diễn đàn thì: “ Việt Nam Hiện có 63 Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước với hơn 1.200 cán bộ, gần 100 chi nhánh cấp quận/huyện; cùng gần 200 tổ chức xã hội và hơn 100 Trung tâm Tư vấn Pháp luật của Hội Luật gia Việt Nam. Từ khi thành lập (1997), đã giải quyết hơn 2,3 triệu vụ việc trợ giúp pháp lý; riêng năm 2024, trên 60.000 vụ, trong đó 83% là bào chữa, bảo vệ quyền lợi trực tiếp tại cơ quan điều tra và tòa án”.
![]() |
Ông Ngọc nhấn mạnh: “Tại Việt Nam, trợ giúp pháp lý được xem là công cụ căn bản để bảo đảm quyền tiếp cận công lý cho tất cả công dân, không phân biệt tầng lớp hay hoàn cảnh kinh tế. Điều này đã được khẳng định trong Luật Trợ giúp pháp lý, theo đó Nhà nước có trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho những đối tượng đủ điều kiện, đồng thời bảo đảm chất lượng và tính toàn vẹn của dịch vụ. Bên cạnh sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, hệ sinh thái trợ giúp pháp lý ở Việt Nam còn có sự tham gia chủ động của các tổ chức xã hội, hãng luật và gần 100 Trung tâm Tư vấn Pháp luật trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam. Nhờ vậy, mạng lưới trợ giúp pháp lý của Việt Nam ngày càng đa dạng, hiệu quả và tiếp cận rộng khắp”
![]() |
Chủ tịch TW Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Khánh Ngọc tặng quà lưu niệm Ngài Evgeny Zabarchuk, Thứ trưởng Bộ tư pháp Liên bang Nga |
![]() |
Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam tặng quà lưu niệm Ngài Sergey Stepashin, Chủ tịch Hội luật gia Liên bang Nga |
Thay mặt Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Khánh Ngọc cũng bày tỏ sự vinh dự khi đứng trước diễn đàn uy tín này. Ông nói: “Chúng ta có mặt ở đây không chỉ với tư cách những người làm công tác pháp lý mà còn là những người bảo vệ công lý, bảo đảm quyền lợi cho người yếu thế và cùng nhau thực hiện sứ mệnh chung: biến trợ giúp pháp lý từ một đặc quyền thành quyền lợi thiết yếu của mọi công dân…Trợ giúp pháp lý ở Việt Nam được xây dựng trên nền tảng Hiến pháp 2013, đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền được xét xử công bằng và quyền được bào chữa. Việt Nam cũng đang tích cực tham gia các công ước quốc tế như ICCPR, CEDAW, Công ước Quyền Trẻ em, và đã ký nhiều hiệp định tương trợ tư pháp song phương, trong đó có Liên bang Nga, khẳng định cam kết hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm toàn cầu.”
Trong khuôn khổ Diễn đàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Khánh Ngọc đã có cuộc gặp gỡ với ông Evgeny Zabarchuk, Thứ trưởng Bộ tư pháp Liên bang Nga và ông Sergey Stepashin, Chủ tịch Hội luật gia Nga. Hai bên trao đổi một số vấn đề về hợp tác pháp luật giữa Hội Luật gia 2 nước.
Việc tham dự Diễn đàn cũng là hoạt động thuộc Chương trình hợp tác giữa Hội Luật gia Việt Nam với Hội Luật gia Liên bang Nga giai đoạn 2024-2025 nhằm góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả giữa 2 bên.
Nhà báo Trần Ngọc Hà (Từ Saint – Petersburg- Liên bang Nga)
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.
(PLM) - Tiếp tục chương trình Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 29/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Lý Minh Chinh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh, Hội nghị đã diễn ra 4 phiên thảo luận chuyên đề gồm: Công tác luật sư; công tác hòa giải; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp dân sự, thương mại và Đào tạo nhân lực pháp lý.
(PLM) - Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng dàn xe đầu kéo, kéo theo rơ moóc thùng chở cát, chở đá từ huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xuôi hướng về các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, có dấu hiệu quá tải lưu thông trên QL2.
(PLM) - Để làm tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là buôn bán các mặt hàng thực phẩm đông lạnh từ biên giới vào thị trường tỉnh Lào Cai, Lực lượng Biên phòng và Hải quan đã siết chặt kiểm tra , kiên quyết bắt giữ, xử lý các mặt hàng “cấm” qua cửa khẩu, qua đó đã ngăn chặn tuyệt đối hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng vận chuyển trái phép qua biên giới vào nội địa.
(PLM) - Ngày 28/6, tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất. Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hạ Vinh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì và phát biểu khai mạc.
(PLM) - Sáng 26/6, Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (FBU) phối hợp với Trường ĐH Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tài chính xanh cho phát triển bền vững”. Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ Việt Nam, Nga, Singapore và các quốc gia khác.
(PLM) - Có những người khoác lên mình chiếc áo blouse trắng không chỉ để chữa bệnh cứu người, mà còn gửi gắm vào đó cả tuổi thanh xuân, niềm tin và lý tưởng nghề nghiệp. Thế nhưng, tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội, hàng chục y bác sĩ đang phải gồng mình sống qua ngày khi lương và phụ cấp bị nợ kéo dài – khi y, bác sĩ sống trong nợ lương "Nghề cứu người, ai cứu họ?". Một thực tế xót xa giữa lòng Thủ đô.