Càphê là đồ uống thông dụng và phổ biến nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, đi qua mỗi nước, càphê lại được pha chế và thưởng thức theo phong cách hoàn toàn riêng và khác biệt.
Italy: nơi sản sinh ra càphê cappuccino và càphê espresso nổi tiếng thế giới
Italy là một phần không thể thiếu trong bối cảnh cà phê thế giới. Đây là nơi sản sinh ra càphê cappuccino và càphê espresso nổi tiếng thế giới.
Càphê là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày ở Italy.
Theo ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Càphê, Ca cao Việt Nam, giá trị càphê sẽ tăng hơn nữa nếu nông dân sản xuất càphê chú trọng đến chất lượng hạt càphê nguyên liệu.
Người dân sẽ bắt đầu ngày mới với một ly càphê và loại thường được dùng nhiều nhất chính là espersso. Đây là loại càphê được phục vụ nhanh chóng, người dân thường đứng tại quầy để uống hoặc mang đi.
Người Italy khi thưởng thức sẽ cầm ly trong tay, hít hà mùi thơm quyến rũ rồi uống trong 3-4 hơi.
Cả quá trình diễn ra nhanh gọn nhưng đầy thanh lịch theo đúng phong cách người Italy.
Một loại càphê nổi tiếng không kém khác ở đây là cappuccino và thường được dùng vào bữa sáng.
Người Italy không uống cappuccino vào sau bữa trưa vì tin rằng sữa trong càphê sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa nếu uống muộn hơn.
Khi gọi càphê ở Italy, càphê espresso là mặc định. Nếu bạn yêu cầu một tách càphê, bạn sẽ nhận được một ly càphê espresso.
Thổ Nhĩ Kỳ: Càphê “đen như địa ngục, mạnh mẽ như cái chết và ngọt ngào như tình yêu”
Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia yêu trà, nhưng trà chỉ trở nên phổ biến sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, khi đất nước này rơi vào khủng hoảng kinh tế. Khi đó, trà trở thành lựa chọn phổ biến thay thế càphê vì nó rẻ hơn.
Có một câu ngạn ngữ nổi tiếng tại quốc gia này mà mọi người thường dùng để nói về càphê. Đó là: đen như địa ngục, mạnh mẽ như cái chết và ngọt ngào như tình yêu.
Türk Kahvesi hay càphê Thổ Nhĩ Kỳ thường được phục vụ sau bữa ăn, từ một chiếc nồi đồng cán dài gọi là cezve, kèm theo kẹo.
Các quán càphê là một phần của văn hóa càphê Thổ Nhĩ Kỳ kể từ thời Ottoman và là một phần trong đời sống xã hội của đàn ông địa phương.
Trong lịch sử, quán là nơi đàn ông tụ tập để giao lưu. Ngày nay, các quán càphê cũng được sử dụng theo cách thức tương tự, và là điểm đến được nam giới lui tới hàng ngày.
Các câu chuyện họ thường nói với nhau tại đây là chính trị, công việc, chơi bài và uống càphê ngon.
Ethiopia - nơi “khai sinh” ra càphê
Ở Ethiopia, nơi được cho là khai sinh ra càphê, các nghi lễ truyền thống của việc uống càphê được coi là một phần đặc sắc của văn hóa dân gian.
Quy trình pha chế và phục vụ càphê kéo dài 2 tiếng.
Buna là tên gọi càphê ở đây, và được phục vụ cùng muối hoặc bơ, thay vì đường.
Đan Mạch: Càphê là một phần quan trọng trong nền văn hóa quốc gia
Tại Đan Mạch, càphê được gọi là kaffee. Có lẽ vì quốc gia thuộc vùng Scandinavi có mùa Đông lạnh lẽo và kéo dài, nên việc tiêu thụ càphê ở Đan Mạch luôn ở mức cao nhất thế giới.
Thức uống này là một phần quan trọng trong nền văn hóa quốc gia.
Du khách có thể dễ dàng tìm thấy mọi quán càphê ở hầu hết ngóc ngách các con phố, đặc biệt là ở thủ đô Copenhagen.
Mọi người thường tới những quán quen thuộc, nơi họ cảm thấy thoải mái như ở nhà để gặp gỡ bạn bè, gia đình, đối tác.
Pháp: Café Au Lait và Baguette, sự kết hợp biểu tượng của ẩm thực Pháp
Café Au Lait là thức uống yêu thích của người Pháp. Café Au Lait là sự pha trộn giữa càphê espresso và sữa tươi nóng.
Người Pháp thường bắt đầu ngày mới với một ly café au lait và thường được dùng cùng bánh mỳ Baguette hay bánh sừng bò.
Café Au Lait và Baguette, sự kết hợp biểu tượng của ẩm thực Pháp.
Đức: Thức uống dành cho những người thích sự ngọt ngào
Eiskaffee là món càphê quen thuộc của người Đức. Nó đích thị dành cho những ai thích sự ngọt ngào.
Eiskaffee trong tiếng Đức có nghĩa là “càphê kem lạnh.” Vị beo béo của kem lạnh lơ lửng trong lớp càphê đắng kết hợp cùng tầng kem whipping ngọt ngào và một ít vụn choco đã tạo nên thứ đồ uống hấp dẫn khó cưỡng.
Vậy nên Eiskaffee đã đã chinh phục khẩu vị không chỉ của người dân nước Đức, trở thành món đồ uống “quốc dân” của đất nước này mà còn thu hút cả những khách du lịch đến nơi đây.
Bồ Đào Nha: Thức uống lý tưởng cho ngày Hè
Người Bồ Đào Nha cực kỳ ưa chuộng và phổ biến với món càphê pha chanh mát lạnh Mazagran.
Để thưởng thức món càphê này hết sức đơn giản, bạn chỉ cần đổ hai tách espresso và nước cốt chanh vào một ly cao, thêm đường cho vừa uống và một ít đá viên.
Với sự kết hợp đặc biệt từ vị chua của chanh khiến món càphê này có vị khác hẳn so với các loại càphê khác trên thế giới. Đây cũng là một thức uống lý tưởng và sảng khoái cho những ngày Hè.
Hy Lạp: Càphê “ướp lạnh”
Giống như người Bồ Đào Nha, người Hy Lạp cũng có một thức uống càphê được yêu chuộng vào những ngày Hè nhằm xua đi cái nóng nực. Đó chính là Frappé.
Trong tiếng Pháp nó có nghĩa “ướp lạnh,” là loại càphê hòa tan đánh sủi bọt hết sức độc đáo và được biết đến như biểu tượng của đất nước Hy Lạp.
Để pha Frappé, đầu tiên cho càphê bột vào ly, thêm một thìa càphê đường và một ít nước đá.
Dùng máy trộn tay khuấy mạnh cho đến khi càphê sủi bọt. Cuối cùng cho đá và rót một thêm một ít nước lạnh là bạn đã hoàn thành. Frappe thường được pha chế khá đậm và sử dụng cà phê hoà tan mạnh.
Ireland: Càphê kem
Ngược với Bồ Đào Nha và Hy Lạp, ở Ireland mọi người đều thích một ly cà phê gồm cà phê nóng, rượu whisky, đường và kem tươi được đánh bông.
Không có điều gì tuyệt vời hơn là du khách thưởng thức loại càphê đặc biệt này vào một tối mùa Đông lạnh giá, và sưởi ấm bên đống lửa cùng một ly càphê kem kiểu Ireland.
Việt Nam: Đoán biết được tính cách và văn hóa của vùng miền qua ly càphê
Ở Việt Nam, càphê không chỉ là một thức uống để bắt đầu một ngày mới. Đó là thứ mà mọi người ưa thích vào buổi sáng, buổi trưa và thậm chí là buổi tối.
Người ta có thể đoán biết được tính cách con người, văn hóa của mỗi vùng miền qua cách pha cà phê và sở thích uống của mỗi người.
Việt Nam có một số loại càphê ngon nhất thế giới và cung cấp hai loại đồ uống độc đáo mà mọi du khách nên thử khi đến thăm.
Càphê đá của Việt Nam bao gồm càphê rang vừa hoặc đậm với đá, kết hợp với sữa. Đó là thức uống giải khát hoàn hảo cho một ngày nắng nóng.
Một món càphê độc đáo khác mà du khách không nên bỏ qua khi đến Việt Nam là càphê trứng.
Thức uống nóng sốt kem thơm ngon này được làm bằng cách kết hợp lòng đỏ trứng với sữa đặc để tạo thành một loại bọt bổ sung cho tách cà phê.
Thụy Điển: Một trong những nước có mức tiêu thụ càphê trên đầu người cao nhất thế giới
Thụy Điển là một điểm đến tuyệt vời cho những người đam mê càphê. Đây là một trong những nước có mức tiêu thụ càphê trên đầu người cao nhất trên thế giới.
Lapland của Thụy Điển cũng có một truyền thống càphê độc đáo được gọi là Kaffeost.
Ở miền Bắc Scandinavia, Kaffeost có nghĩa là "phomát càphê." Cái tên này có vẻ xa lạ với một số người, nhưng ở miền bắc Thụy Điển, người ta thường nhúng phomát vào tách càphê trước khi ăn.
Arab Saudi: Qahwa - một trong những thức uống phổ biến nhất trong nền ẩm thực Arab
Qahwa là công thức pha càphê truyền thống của người Arab và là một trong những thức uống phổ biến nhất trong nền ẩm thực Arab.
Qahwa được làm từ hạt càphê xanh và bạch đậu khấu. Nó thường được phục vụ từ một bình càphê đặc biệt gọi là dallah và rót vào những chiếc cốc nhỏ không có tay cầm.
Thức uống này xuất hiện trong mọi sự kiện xã hội hay đám cưới, tiệc tùng.
Văn hóa càphê ở các quốc gia Arab cũng tuân theo nguyên tắc mời người lớn tuổi trước. Người dân thường uống càphê kèm chà là khô ngọt để át đi vị đắng.
Mexico: hương vị cà phê nơi đây không giống bất kỳ loại cà phê nào trên thế giới
Văn hóa càphê Mexico không được biết đến rộng rãi như truyền thống của một số quốc gia khác, nhưng hương vị thì không giống bất kỳ loại càphê nào trên thế giới.
Người Mexico thưởng thức loại đồ uống truyền thống có tên là Café de Olla, tức là càphê tẩm gia vị.
Nó được chuẩn bị trong một cái nồi đất. Càphê được làm ngọt bằng piloncillo, sau đó được tẩm gia vị với đinh hương, hoa hồi và quế.
Hương quế tỏa ra mạnh mẽ khi nhâm nhi một tách Café de Olla, trở thành nơi hoàn hảo cho một buổi sáng mát mẻ./.
(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).
(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.